K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2023

- Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế:

+ Ăn cơm hến phải nguội vì: trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi

+ Tính bảo thủ để bảo toàn di sản: món ăn đặc sản

17 tháng 11 2023

- Hình ảnh chị bán hàng: Hình ảnh chị bán hàng: hình ảnh người lao động nghèo nhưng không lam lũ mà vẫn có cái tươm tất, tề chỉnh, giữ cốt cách nền nã của người cố đô. Mặc dù món cơm hến chị bán rất rẻ nhưng bát cơm hến vẫn đủ vị mang đến cho người thưởng thức. 

- Lời nói, thái độ qua vị thứ 15 đầy tự hào và trân trọng ẩm thực của cố đô Huế. 

=> Thái độ của người Huế đối với đặc sản địa phương: vô cùng trân trọng, gìn giữ những gì tinh túy nhất của nét văn hóa cổ truyền đặc trưng chỉ có riêng Huế. Bên cạnh đó ta còn thấy được là sự tự hào về ẩm thức địa phương phong phú, đa dạng của người Huế.

23 tháng 10 2023

- Chi tiết cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân:

+ Nguyên liệu cơm hến bình dân: hến, bún tàu, rau sống

+ Gia vị: ớt, ruốc, bánh tráng, muối rang, đậu phụng, …

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 10 2023

Việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến có tác dụng tạo sắc thái đạc trưng, đậm đà bản sắc văn hóa địa phương xứ Huế.

Trả lời các câu hỏi sau:1. Tác giả chú ý đến sự nổi bật nào của Huế?2. Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?3. Thống kê các làn điệu dân ca Huế và đặc điểm của những làn điệu được nhắc đến trong bài?4. Thống kê những dụng cụ âm nhạc được nhắc đến trong bài văn?5. Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?6. Ca Huế được...
Đọc tiếp

Trả lời các câu hỏi sau:
1. Tác giả chú ý đến sự nổi bật nào của Huế?
2. Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?
3. Thống kê các làn điệu dân ca Huế và đặc điểm của những làn điệu được nhắc đến trong bài?
4. Thống kê những dụng cụ âm nhạc được nhắc đến trong bài văn?
5. Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?
6. Ca Huế được hình thành như thế nào?
7. Cách thức biểu diễn ca Huế có gì đặc sắc?
8. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về cách biểu diễn ca Huế?
9. Nét đẹp nào của Huế được nhấn mạnh?
10. Có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế? (không gian, thời gian, con người?)
11. Em thấy cách thưởng thức ca Huế như thế nào?
                             ( Văn bản Ca Huế trên sông Huơng, Ngữ văn 7 tập 2)

0
Trả lời các câu hỏi sau:1. Tác giả chú ý đến sự nổi bật nào của Huế?2. Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?3. Thống kê các làn điệu dân ca Huế và đặc điểm của những làn điệu được nhắc đến trong bài?4. Thống kê những dụng cụ âm nhạc được nhắc đến trong bài văn?5. Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?6. Ca Huế được...
Đọc tiếp

Trả lời các câu hỏi sau:
1. Tác giả chú ý đến sự nổi bật nào của Huế?
2. Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?
3. Thống kê các làn điệu dân ca Huế và đặc điểm của những làn điệu được nhắc đến trong bài?
4. Thống kê những dụng cụ âm nhạc được nhắc đến trong bài văn?
5. Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?
6. Ca Huế được hình thành như thế nào?
7. Cách thức biểu diễn ca Huế có gì đặc sắc?
8. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về cách biểu diễn ca Huế?
9. Nét đẹp nào của Huế được nhấn mạnh?
10. Có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế? (không gian, thời gian, con người?)
11. Em thấy cách thưởng thức ca Huế như thế nào?
                             ( Văn bản Ca Huế trên sông Huơng, Ngữ văn 7 tập 2)

 

 

#Help_me

0
17 tháng 3 2022

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống 

17 tháng 3 2022

nhanh vbatngo

đoạn văn trên thể hiện tình cảm gì của tác giảCon người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết...
Đọc tiếp

đoạn văn trên thể hiện tình cảm gì của tác giả

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !

1
28 tháng 3 2022

Thể hiện cảm xúc tự hào xen lẫn kinh ngạc về sự giản dị của Bác từ đời sống tinh thần đến vật chất, ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất Bác cũng thể hiện đức tính đó. 

Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn,lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm,ăn xong,cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì sắp xếp tươm tất.Ở việc làm nhỏ đó,chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn Bác chỉ vẻn vẹn có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn Bác lộng gió thời đại, thì cái sàn nhà nhỏ luôn luôn...
Đọc tiếp

Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn,lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm,ăn xong,cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì sắp xếp tươm tất.Ở việc làm nhỏ đó,chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn Bác chỉ vẻn vẹn có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn Bác lộng gió thời đại, thì cái sàn nhà nhỏ luôn luôn lộng gió và ánh sáng, pháng phất hương thơm của hoa vườn, 1 đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!"...

 

Câu 1: Trong đoạn văn tác giả đề cặp đến nội dung gì ? qua đó em hiểu như thế nào về con người Bác và tình cảm, thái độ của tác giả đối với Bác?

Câu 2: Ghi ra 1 thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết trạng ngữ ấy bổ sung nội dung gì cho câu?

câu 4: kể tên 1 đoạn văn khác đã học trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng viết về Bác Hồ và nêu rõ tên tác giả

0
2 tháng 5 2018

Nếu ai đã một lần ghé Huế đi dạo trên cầu Tràng Tiền, về đêm sẽ có cơ hội dạo thuyền nghe ca Huế. Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một tiếng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yên nhạc. Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian kết hợp với ca nhạc cung đinh, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Nằm giữa hai dòng nhạc đó, ca Huế có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm sao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người bản xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát những ca công Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đan nguyệt sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiên, Xuân phong, Long hổ đã mờ đầu cho một đêm ca Huế.

Hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Huơng Giang nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Đua thuyên, ngủ đò, thả thơ, ca Huế... đều diễn ra trên sông. Sông Hưong đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi. Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dip được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khí thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc ví điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bàn nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Đại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Đức (1848 - 1883).

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Để tham dự một chương trình ca Huế ngắn trên sông Hương, du khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng mà các vua chúa xua hay ngự, trong khoang thuyền, đàn nguyệt, tỳ ba nhị, đàn tam, xênh... Các nhạc công, ca công đều là những nam thanh, nữ tú còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài có từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát giữa thế kỷ XVIII. Thuyền từ từ rời bến, không khí man mát, không gian huyền ảo bởi ánh trăng dưới nước, bởi bóng từng nhịp cầu Tràng Tiền in nối trên sông... Thuyền đi đến giữa sông chợt dừng lại, không gian bỗng tĩnh lặng đâu đây chỉ còn nghe thấy tiếng phách, tiếng xênh từ nhũng con đường đang rẽ nước lặng lờ trôi. Thuyền tắt máy, buông chèo trôi trôi lờ lửng trên sông dưới cầu Tràng Tiền giăng giăng, ánh điện màu như sao sa. Sau lời giới thiệu của một nghệ sĩ trẻ, khúc nhã nhạc Cung đình vang lên, đưa người nghe quay về cái không khí trang trọng nhưng vẫn thân thuộc của cả một thời kỳ quá vãng. Rồi tiếng hát thanh tao với các âm điệu dân gian ca Huế được cất lên trầm bổng trong khoang thuyền mờ mờ tối. Thật là tuyệt diệu khi được lắng nghe những điệu nhạc lời ca câu hò về Huế với đủ thể loại mà từ trước đến nay tôi chưa có dịp nghe nhiều và nghe đủ như thế. Những câu thưong yêu, ngợi ca non nước đẹp xinh, thơ mộng được đan trải thành lời và được cất cao lên cung bậc thánh thót, nao nao dạ lòng khách nghe, đặc biệt có một số bài hát trước đây từ Cung đình như Lưu Thuý, Xuân Phong, Long Hổ, Hạ Giang Nam cũng được trình bày. Điều kỳ lạ của ca Huế cũng như của những khúc dân ca Việt Nam, ấy là sự trầm lắng, da diết và thân thuộc đến lạ kỳ của những cung nhạc. Nó đi vào lòng người rồi lắng lại, để lại những ấn tượng khó phai, xao xuyến...

Ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo bời vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà muôn nghe ca Huế chuẩn, hay thì người biểu diễn phải là người Huế. Ca Huế chỉ dành cho người Huế ca, như quan họ Bắc Ninh chi dành cho người Kinh Bắc. Một sắc thái của riêng Huế của ca nhạc Huế “không nơi nào có được".

Ca Huế không phải lôi giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một người ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng, bồng bềnh trên chiếc thuyền rồng. Lúc đó tâm hồn người nghe và ca ca sĩ cùng dàn nhạc dưòng như được siêu thoát trong bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát nhũng bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Đại Cánh... Đêm càng về khuya, không gian càng vên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Binh, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gọi tình. Ngày nay, do thị hiếu của nguời nghe các ca sĩ thường lồng chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huê với các nhạc phẩm đấy chất Huế thật sự đi vào lòng ngưòi như "Mưa trên phố Huế ", "Huế thương", "Đêm tàn bến Ngự", "Ai ra xứ Huế " Đây thôn Vĩ Dạ". Hai bên bờ sông Hương, trên bến dưới thuyền tấp nập, vẳng đâu đây tiêng sáo tiếng nhị, tiếng phách cùng điệu hò da diết của dân ca xứ Huế Đến Huế, chưa nghe ca Huế là chưa thực sự hiểu về Huế. Một đêm ca Huế trên sông Hương tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người không quên được. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, chi có du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly... và chợt nhận ra rằng đằng sau giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của ngưòi con gái Huế âm thầm kín đáo và cũng rất tinh tế.

Ngày nay ca Huế trên sông Hương trở thành một loại hình văn hoá du lịch. Nhưng ca Huế trên sông Hương vẫn mãi là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của con người xứ Huế.

2 tháng 5 2018

Nếu ai đã một lần ghé Huế đi dạo trên cầu Tràng Tiền, về đêm sẽ có cơ hội dạo thuyền nghe ca Huế. Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một tiếng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yên nhạc. Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian kết hợp với ca nhạc cung đinh, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Nằm giữa hai dòng nhạc đó, ca Huế có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm sao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người bản xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát những ca công Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đan nguyệt sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiên, Xuân phong, Long hổ đã mờ đầu cho một đêm ca Huế.

Hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Huơng Giang nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Đua thuyên, ngủ đò, thả thơ, ca Huế... đều diễn ra trên sông. Sông Hưong đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi. Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dip được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khí thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc ví điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bàn nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Đại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Đức (1848 - 1883).

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Để tham dự một chương trình ca Huế ngắn trên sông Hương, du khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng mà các vua chúa xua hay ngự, trong khoang thuyền, đàn nguyệt, tỳ ba nhị, đàn tam, xênh... Các nhạc công, ca công đều là những nam thanh, nữ tú còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài có từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát giữa thế kỷ XVIII. Thuyền từ từ rời bến, không khí man mát, không gian huyền ảo bởi ánh trăng dưới nước, bởi bóng từng nhịp cầu Tràng Tiền in nối trên sông... Thuyền đi đến giữa sông chợt dừng lại, không gian bỗng tĩnh lặng đâu đây chỉ còn nghe thấy tiếng phách, tiếng xênh từ nhũng con đường đang rẽ nước lặng lờ trôi. Thuyền tắt máy, buông chèo trôi trôi lờ lửng trên sông dưới cầu Tràng Tiền giăng giăng, ánh điện màu như sao sa. Sau lời giới thiệu của một nghệ sĩ trẻ, khúc nhã nhạc Cung đình vang lên, đưa người nghe quay về cái không khí trang trọng nhưng vẫn thân thuộc của cả một thời kỳ quá vãng. Rồi tiếng hát thanh tao với các âm điệu dân gian ca Huế được cất lên trầm bổng trong khoang thuyền mờ mờ tối. Thật là tuyệt diệu khi được lắng nghe những điệu nhạc lời ca câu hò về Huế với đủ thể loại mà từ trước đến nay tôi chưa có dịp nghe nhiều và nghe đủ như thế. Những câu thưong yêu, ngợi ca non nước đẹp xinh, thơ mộng được đan trải thành lời và được cất cao lên cung bậc thánh thót, nao nao dạ lòng khách nghe, đặc biệt có một số bài hát trước đây từ Cung đình như Lưu Thuý, Xuân Phong, Long Hổ, Hạ Giang Nam cũng được trình bày. Điều kỳ lạ của ca Huế cũng như của những khúc dân ca Việt Nam, ấy là sự trầm lắng, da diết và thân thuộc đến lạ kỳ của những cung nhạc. Nó đi vào lòng người rồi lắng lại, để lại những ấn tượng khó phai, xao xuyến...

Ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo bời vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà muôn nghe ca Huế chuẩn, hay thì người biểu diễn phải là người Huế. Ca Huế chỉ dành cho người Huế ca, như quan họ Bắc Ninh chi dành cho người Kinh Bắc. Một sắc thái của riêng Huế của ca nhạc Huế “không nơi nào có được".

Ca Huế không phải lôi giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một người ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng, bồng bềnh trên chiếc thuyền rồng. Lúc đó tâm hồn người nghe và ca ca sĩ cùng dàn nhạc dưòng như được siêu thoát trong bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát nhũng bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Đại Cánh... Đêm càng về khuya, không gian càng vên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Binh, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gọi tình. Ngày nay, do thị hiếu của nguời nghe các ca sĩ thường lồng chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huê với các nhạc phẩm đấy chất Huế thật sự đi vào lòng ngưòi như "Mưa trên phố Huế ", "Huế thương", "Đêm tàn bến Ngự", "Ai ra xứ Huế " Đây thôn Vĩ Dạ". Hai bên bờ sông Hương, trên bến dưới thuyền tấp nập, vẳng đâu đây tiêng sáo tiếng nhị, tiếng phách cùng điệu hò da diết của dân ca xứ Huế Đến Huế, chưa nghe ca Huế là chưa thực sự hiểu về Huế. Một đêm ca Huế trên sông Hương tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người không quên được. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, chi có du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly... và chợt nhận ra rằng đằng sau giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của ngưòi con gái Huế âm thầm kín đáo và cũng rất tinh tế.

Ngày nay ca Huế trên sông Hương trở thành một loại hình văn hoá du lịch. Nhưng ca Huế trên sông Hương vẫn mãi là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của con người xứ Huế.