1.Xem xét nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2019

Phần miêu tả chân dung chỉ chiếm lượng ít. Vì Rô-bin-xon tự thuật, tự kể về chính mình

Điều này là do ngôi kể, nhân vật chính tự miêu tả về mình, vì thế chàng chỉ có thể miêu tả những gì chàng trông thấy

- Khi viết về các chi tiết về trang bị vũ khí, trang phục được miêu tả khá kỹ

- Từ góc nhìn độc đáo của tác giả, tác giả miêu tả một bộ dạng kỳ khôi, thu hút sự chú ý của bạn đọc

20 tháng 11 2018

-Cuộc sống khó khăn, khổ cực của Rô-bin-xơn ngoài đảo được kể bằng giọng hài hước, hóm hỉnh

- Rô-bin-xơn thể hiện tinh thần lạc quan (khi kể về bộ ria mép)

→ Dù rơi vào hoàn cảnh cực kì khó khăn. Một người khác ở vào hoàn cảnh ấy có lẽ chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi rồi chết nhưng Rô-bin-xơn luôn nỗ lực vươn lên để cuộc sống tốt hơn, chàng không khuất phục trước số phận.

Ý nghĩa - Giá trị

    Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích, học sinh hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn và gian khổ, cũng như tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.

28 tháng 5 2019

Rô-bin-xơn là người nước Anh, chàng bị đắm tàu nên trôi dạt một đảo hoang thuộc xích đạo trong một chuyến đi biển xuất phát từ Bra-xin

- Rô-bin- xơn sống một mình trên đảo hoang suốt 15 năm với mũ, quần áo, ủng bằng da dê

- Thời gian và thời tiết khắc nghiệt làm cho giày, mũ, quần áo rách hết không dùng được nữa

- Trang phục của Rô-bin-xơn tất cả đều bằng da dê, trên hoang đảo có rất nhiều dê rừng. May mà Rô-bon-xơn giữ được cây súng, thuốc súng, đạn ghém

   + Rô-bin-xơn duy trì được cuộc sống bằng cách săn bắn, da dê làm trang phục

- Rô-bin-xơn tận dụng những thứ còn sót lại những thứ vớt vát từ con tàu đắm: mấy hạt lúa mì còn sót lại, bẫy cả dê về nuôi cho chúng sinh sản

- Rô-bin-xơn không có kẻ thù phải chống chọi nhưng vẫn cần những công cụ lao động như cái cưa, cái rìu cần thiết cho chàng vào rừng chặt cây

→ Qua trang phục, vật dụng Rô-bin-xơn cho ta thấy một nghị lực phi thường, ý chí sắt đá, bản lĩnh sống không gì khuất phục nổi

27 tháng 6 2019

Chọn đáp án: A.

30 tháng 10 2019

Đáp án C

Rô – bin – sơn ngoài đảo hoang

1.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tac giả nhằm thể hiện điều gì? 2.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì? 3.Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu...
Đọc tiếp

1.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tac giả nhằm thể hiện điều gì?

2.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?

3.Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo?Phân tích sự miêu tả tâm lý nhân vật Nhĩ để khẳng định nhận xét ấy.

4.Ở đoạn kết truyện tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy.

5. Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng. (Gợi ý: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ bên này bị sụt lở, hình ảnh anh con trai sa vào đám phá cờ thế….)

6.Truyện ngắn này chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cẩm nhận của em về đoạn văn.

4
18 tháng 12 2017

Đây là VẬt Lí mà,sao lại có văn ở đây?

7 tháng 1 2019

ngốc, đây là Văn mà

26 tháng 4 2019

- Phần 1 (đoạn 1): giới thiệu

- Phần 2 (đoạn 2 và 3): trang phục của Rô-bin-xơn

- Phần 3 ( tiếp… bên khẩu súng của tôi): vũ khí bảo vệ Rô-bin-xơn

- Phần 4 (còn lại): diện mạo của Rô-bin-xơn

1.Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây: a/Mở đầu, b/Tình cảm của Thoóc- tơn đối với Bấc, c/Tình cảm của Bấc đối với chủ.Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những tình cảm của phía nào? 2.Cách cư xử của Thoóc- tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước...
Đọc tiếp

1.Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây: a/Mở đầu, b/Tình cảm của Thoóc- tơn đối với Bấc, c/Tình cảm của Bấc đối với chủ.Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những tình cảm của phía nào?

2.Cách cư xử của Thoóc- tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?

3.Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ được thể hiện qua các khía cạnh khác nhau ra sao?Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này.

4.Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc.

1
1 tháng 5 2017

1. Đoạn trích có thể chia làm 3 phần :

- Mở đầu (đoạn 1)

- Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc (đoạn 2).

- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn (đoạn 3).

Trong ba phần trên, phần thứ ba dài hơn cả. Điều đó cho thấy mục đích chính của tác giả là kể chuyện con chó Bấc và miêu tả tình cảm của nó đối với chủ.

2. Thoóc-tơn đối xử với con chó của anh, đặc biệt là đối với Bấc ‘như là con cái của anh vậy’. Cả trong suy nghĩ và trong hành động anh không coi Bấc như là một con chó mà anh coi như là một người bạn đồng hành, là bạn bè của anh.

Có thể coi Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng. Nhà văn đã so sánh Thoóc-tơn với các ông chủ khác (thẩm phán Mi-lơ và những đứa con của ông ta). Nếu như những người khác chăm sóc chó chỉ như một nghĩa vụ thì Thoóc-tơn thực sự chăm sóc Bấc như chăm sóc một người bạn. Điều đó được thể hiện ngay trong cách Thoóc-tơn biểu hiện tình cảm với Bấc : chào hỏi, thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, trong tiếng sua âu yếm ‘rủ rỉ bên tai’ trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên : ‘Trời đất ! Đằng ấy hầu như biết nói đấy !’. Những biểu hiển đó cho thấy Thoóc-tơn đúng là một ông chủ đặc biệt, rất coi trọng tình cảm, ngay cả đối với con vật của mình.

3. Những sự việc hằng ngày diễn ra trong mối quan hệ giữa Thoóc-tơn và Bấc được tác giả kể lại rất giản dị nhưng có sức hấp dẫn đặc biệt. Những cử chỉ, hành động được miêu tả xen kẽ với những chi tiết cụ thể, sinh động cho thấy tình cảm của Thoóc-tơn dành cho Bấc đã vượt qua mối quan hệ chủ tớ thôn thường. Anh chăm sóc những con chó ‘như thể chúng là con cái của anh vậy’. Bấc vốn là con chó thông minh, nó hiểu những cử chỉ của chủ có ý nghĩa như thế nào, bởi vậy, nó cũng đáp lại bằng một tình cảm chân thành nhưng không kém phần nồng nhiệt. Bản thân nó quá đỗi sung sướng, đến độ ‘tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất’. Mỗi cử chỉ của Bấc cũng thể hiện quá nhiều ý nghĩa khiến cho Thoóc-tơn cũng như muốn hét lên, tưởng như con chó đang nói với anh bằng lời chứ không phải chỉ qua hành động.

Cách biểu lộ tình cảm của Bấc cũng khác thường. Cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu cho thấy tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn mãnh liệt đến mức nào. Mặt khác, nó lại không hề vồ vập, săn đón như những con chó khác mà chủ lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo một cách rất riêng mà chỉ có thể bộc lộ như vậy. Sự giao cảm bằng ánh mắt giữa nó và Thoóc-tơn đã nói lên tất cả sự ngưỡng mộ, thành kính, tình thương yêu của Bấc đối với người chủ mang trong mình những tình cam mà trước đó nó chưa từng cảm nhận được bao giờ.

Sự gắn bó về tình cảm giữa Bấc và chủ được thể hiện sâu hơn trong phần cuối của đoạn trích. Càng yêu chủ bao nhiêu thì Bấc lại càng sợ mất bấy nhiêu. Bởi vậy, nó luôn bám theo Thoóc-tơn và không rời anh nửa bước. Chi tiết Bấc không ngủ ‘trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…’ rất sống động có sức diễn tả lớn hơn cả những lời giãi bày trực tiếp, nó biểu hiện khả năng quan sát và miêu tả rất tinh tế của tác giả.

4. Sức hấp dẫn của đoạn trích này nói riêng và cả truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã nói chung đối với bạn đọc còn ý nghĩa ở xã hội sâu sắc mà nó đã gợi lên. Trong cuộc đua tranh khốc liệt để giành giật lại của cải, giành giật sự sống của con người, mọi quan hệ tình cảm đều bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Tình cảm, lòng yêu thương sâu sắc giữa Bấc và Thoóc-tơn là lời ca ca ngợi những tình cảm nhân hậu, cao quý, kêu gọi con người hãy tạm gác lại những đam mê vật chất để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.

24 tháng 12 2019

Tìm đọc lại truyện Sự tích dưa hấu. Hai nhân vật Rô-bin-xơn và Mai An Tiêm có nhiều điểm khác biệt về thời đại, dân tộc, về lí do và hoàn cảnh phải sống trên đảo hoang nhưng ở họ có những điểm chung là nghị lực sống, tinh thần sáng tạo, sự thông minh cùng với lao động cần cù. Nhờ thế, họ đểu vượt qua được hoàn cảnh khó khăn, tổ chức được cuộc sống khá tươm tất trên đảo hoang và cuối cùng được trở về đất liền.