K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2017

1. Vì ếch trao đổi khí qua da tốt hơn trao đổi khí qua phổi

16 tháng 1 2017

1.Sự trao đổi khí ở lưỡng cư chủ yếu qua da, phổi (chỉ là 1 túi đơn giản): Lưỡng cư có da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí. Bên dưới da có hệ thống mao mạch nên sự trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường được thực hiện dễ dàng. Sự thông khí ở phổi nhở sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng.

12 tháng 1 2017

Vì ếch là động vật biến nhiệt cho nên sự thay đổi nhiệt độ chỉ nằm trong giới hạn nhất định,nhiêth độ cơ thể luôn cao hơn nhiệt độ môi trường

MIK BIẾT SAO NÓI VẬY THÔI AK

12 tháng 1 2017

vì khi nhiệt độ xuống thấp thì nc trong các mô có khả năng bị đóng băng thành tinh thể , tổn thương phá bỏ cấu trúc tế bào => ếch ngủ đông

15 tháng 1 2017

ếch là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể của nó tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà khi vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp suy ra nhiệt đọ của ếch cũng thấp các mô có khả năng bị đóng băng thành tinh thể , tổn thương phá bỏ cấu trúc tế bào nên ếch ngủ đông

5 tháng 1 2017

Câu 1 : Những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch:

- Bộ xương khung nâng đỡ cơ thể và là nơi bám của cơ giúp cho sự di chuyển của ếch, trong đó phát triển nhất là cơ đùi và cơ bắp chân giúp ếch nhảy và bơi.

- Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp.

- Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi.

Câu 2 : Do phổi chúng cấu tạo đơn giản, ít phế nang, không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể. Da chúng phải giữ ẩm ướt mới hô hấp đựơc nên chúng thường sông nơi có độ ẩm cao.

5 tháng 1 2017

Câu 1:

Những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch:
- Bộ xương khung nâng đỡ cơ thể và là nơi bám của cơ giúp cho sự di chuyển của ếch, trong đó phát triển nhất là cơ đùi và cơ bắp chân giúp ếch nhảy và bơi.
- Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ ho hấp.
- Miệng có lưỡi có hể phóng ra bắt mồi.

Câu 2:

Do phổi chúng cấu tạo đơn giản, ít phế nang, không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể.Da chúng phải dữ ẩm ướt mới hô hấp được nên chúng phải sống ở nơi có nhiệt độ cao

Câu 3:

Tim ếch có 3 ngăn còn tim cá chỉ có 1 ngăn

Máu ếch lưu thông 2 vòng tuần hoàn:

máu sẽ đi từ tim -> động mạch -> mao mạch, tại đây máu trao đổi chất vs tế bào -> tĩnh mạch rồi về tim

14 tháng 2 2017

Vì ếch đồng chỉ có 1 đốt sống cổ(quá ngắn) nên không thể thực hiện đtác quay đầu dc.

18 tháng 2 2017

Chỉ có duy nhất một đốt sống cổ không thể quay đầu và nhìn về phía sau.

5 tháng 5 2016

Mát rượi

17 tháng 8 2016

1. Hệ hô hấp:
- Ếch đồng: Phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp qua da
- Thằn lằn bóng: Phổi nhiều ngăn, có cơ liên sườn tham gia hô hấp
- Chim bồ câu: Phổi có mạng ống khí, một số thông với túi khí=>Tăng diện tích trao đổi khí. Trao đổi khí: bay: bằng túi khí; đậu: bằng phổi
- Thỏ: Khí quản, phế quản, phổi. Phổi có nhiều phế nang với mạng mao mạch dày đặc bao quanh=>Tăng diện tích trao đổi khí. Cơ liên sườn và cơ hoành tham gia vào hô hấp
2. Hệ tuần hoàn:
- Ếch đồng: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) 2 vòng tuần hoàn. Máu pha trộn nhiều hơn
- Thằn lằn bóng: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), có vách hụt. 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít bị pha
- Chim bồ câu: Tim 4 ngăn; 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thỏ: Tim 4 ngăn cùng hệ mao mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi=>Đảm bảo sự trao đổi chất mạnh mẽ
3. Hệ thần kinh:
- Ếch đồng: Não trước và thùy thị giác phát triển; tiểu não kém phát triển. Hành tủy, tủy sống
- Thằn lằn bóng: 5 phần: thùy khứu giác, não trước, thùy thị giác, tiểu não, hành tủy. Não trước và tiểu não phát triển=>đời sống và hoạt động phức tạp
- Chim bồ câu: Bộ não phát triển: não trước lớn; tiểu não có nhiều nếp nhăn; não giữa có 2 thùy thị giác
- Thỏ: Phát triển hơn hẳn các lớp động vật khác: Đại não phát triển, che lấp các phần khác; tiểu não lớn, nhiều nếp gấp=>các cử động phức tạp
=>Hoạt động trao đổi chất của lớp thú mạnh mẽ, diện tích trao đổi khí ở phổi rộng. Hệ thần kinh có tổ chức cao, phát triển mạnh thể hiện ở đại não và tiểu não giúp cho hoạt động của thú có nững phản ứng linh hoạt phù hợp với môi trường sống và trở thành lớp động vật có tổ chức cao nhất trong giới động vật.

6 tháng 12 2016

-- Các loài Cá xương thật có hàm trên và mảnh trước hàm chuyển động được và có cấu trúc thay đổi tương ứng với cấu trúc của hệ thống cơ hàm. Sự thay đổi này giúp cho chúng có thể đưa quai hàm ra phía trước miệng. Vây đuôi của cá có dạng đồng hình, tức là cả thùy trên và thùy dưới đều cân xứng và kích thước, hình dạng giống nhau. Cột sống cá kết thúc tại phần gốc của vây đuôi, đặc điểm này giúp phân biệt phân thứ lớp Cá xương thật với các nhóm cá khác có cột sống kéo dài đến tận thùy trên của vây đuôi
-- Bộ xương của nhóm cá này là chất sụn. Dây sống có ở các loài cá trong nhóm khi còn non sẽ dần dần được thay thế bằng sụn. Cá sụn cũng không có xương sườn, do đó nếu chúng rời khỏi môi trường nước thì trong lượng của chính cơ thể của các loài lớn có thể đè bẹp các cơ quan nội tạng của chúng trước khi chúng có thể bị chết ngạt. Do chúng không có tủy xương, nên các hồng cầu được sản xuất trong lá lách và mô đặc biệt xung quanh các tuyến sinh dục. Chúng cũng được sản xuất trong cơ quan gọi là cơ quan Leydig chỉ có ở các loài cá sụn, mặc dù một số loài không có cơ quan này. Cơ quan độc đáo duy nhất khác là cơ quan mô bám ở mặt bụng của thận có lẽ có vai trò của hệ miễn dịch. Phân lớp Holocephali, là một nhóm rất chuyên biệt hóa, thiếu cả hai cơ quan trên.

6 tháng 12 2016

dài quá, mới lớp 7 thôi màk !

17 tháng 5 2016

1/  Vai trò của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người:

* Lợi ích:

- Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm

- Cung cấp thực phẩm.

- Làm đồ trang trí, chăn đệm, làm cảnh.

- Huấn luyện săn mồi, du lịch

 - Giúp phát tán cây rừng.

* Tác hại:

Ăn hạt, quả, động vật trung gian truyền bệnh…

2/  Lớp Lưỡng cư được chia làm 3 bộ:

- Bộ lưỡng cư có đuôi: hai chi trước và hai chi sau dài tương đương nhau.

- Bộ lưỡng cư không đuôi: hai chi sau dài hơn hai chi trước.

- Bộ lưỡng cư không chân: thiếu chi.

3/ Giống nhau:

Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt

Khác nhau:

Thằn lằn có vách hụt ở tâm thất , máu ít pha trộn hơn ếch

17 tháng 5 2016

Câu 1: 

Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh

Câu 2:

- Bộ Lưỡng cư có đuôi. Đại diện là Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau vÀ hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.
- Bộ Lưỡng cư không đuôi. Có sô lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phố biến trong bộ : ếch cây , ễnh ương và cóc nhà. Đa số loài hoạt động về ban đêm.
- Bộ Lưỡng cư không chân. Đại diện là ếch giun, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính sống chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lần đêm
Câu 3: 

Giống nhau : 
Hệ tuần hoàn gồm 2 vòng tuần hoàn. 
 Khác nhau : 
* Ếch : 
+Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất). 
+ nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha 
* Thằn lằn 
+Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất), xuất hiện vách hụt. 
+ nên máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.

9 tháng 5 2016

_Ếch:
+Hô hấp: Phổi đơn giản, ít vách ngăn (chủ yếu hô hấp bằng da) 
+Tuần hoàn: Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu pha trộn nhiều hơn 
+Bài tiết: Thận giữa, bóng đá_i lớn
_Thằn lằn: 
+Hô hấp: Phổi có nhiều ngăn ( cơ lien sườn tham gia hô hấp 
+Tuần hoàn: Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu ít pha trộn hơn
+Bài tiết: Thận sau, xoang huyệt có khả năng hấp thu lại nước 

9 tháng 5 2016

Cấu tạo trong của ếch:

+ Hệ tiêu hóa:

- Miệng có lưỡi phóng ra bắt mồi.

-Có dạ dày lớn, ruột ngắn,gan-mật lớn,có tuyến tụy.

+Hệ tuần hoàn:

-Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ,1 tâm thất.

-Có 2 vòng tuần hoàn.

-Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

+Hệ bài tiết:

-Có thận giữa(trung thận)

+ Hệ hô hấp:

- Hô hấp nhờ sự nâng bạ của thềm miệng.

-Da ẩm, có hệ mao mạch dưới da làm nhiệm vụ hô hấp.

Cấu tạo trong của thằn lằn:

+ Hệ tiêu hóa:

-Ruột già hấp thụ lại nước.

+ Hệ tuần hoàn:

-Có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách hụt.

-Có 2 vòng tuần hoàn.

- Màu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.

+Hệ hô hấp:

-Phổi có vách ngăn.

+Hệ bài tiết:

-Có thận sau(hậu thận).