K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2023

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, kinh thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến động về chính trị, kinh tế và văn hóa. Về mặt chính trị, Thăng Long đã trở thành trung tâm chính trị của Đại Việt và được chia thành nhiều phường tập trung theo ngành nghề sản xuất. Trong giai đoạn này, Thăng Long đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Về mặt kinh tế, Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhờ trở thành trung tâm giao thương và công cụ chính sách của triều đình. Thương nghiệp và buôn bán tại các chợ diễn ra sôi động, thu hút sự giao thương với các nước láng giềng và các điểm đến xa hơn như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Về mặt văn hóa, Thăng Long đã chú trọng phát triển giáo dục, lập các trường học và tổ chức các kỳ thi Nho học để chọn ra những người tài giỏi làm quan. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, Thăng Long đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng trong lịch sử của Việt Nam.

6 tháng 9 2023

tình hình kinh tế là có caiconcac

8 tháng 9 2023

Trong khoảng thời gian từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI, thủ đô Hà Nội đã trải qua nhiều biến đổi về kinh tế và chính trị. Dưới đây là một sự tóm tắt về tình hình trong giai đoạn này:

Thế kỷ XI-XIII: Trong thời kỳ này, Hà Nội (khi đó còn được gọi là Thăng Long) đã trở thành thủ đô của Đại Việt - một quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực Đông Nam Á. Kinh tế Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhờ vào việc trở thành trung tâm giao thương và công cụ chính sách của triều đình. Thương mại và xã hội nông nghiệp phát triển, thu hút các thương nhân và người lao động từ khắp nơi đến sinh sống và làm việc tại đây.

Thế kỷ XIV-XV: Trong giai đoạn này, thủ đô Thăng Long đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Triều đại Trần đã thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách khuyến khích trồng trọt, thủ công nghiệp và buôn bán. Thăng Long trở thành một cảng biển quan trọng, thu hút sự giao thương với các nước láng giềng và các điểm đến xa hơn như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Thế kỷ XVI: Trong giai đoạn này, Hà Nội trải qua sự thay đổi chính trị và kinh tế do sự xâm lược của người Mông Cổ. Thành phố đã bị phá hủy và dân số giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, sau khi vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, Hà Nội đã được phục hồi nhanh chóng. Việc xây dựng lại và khôi phục hoạt động kinh tế đã làm cho thành phố trở lại với vai trò quan trọng trong khu vực.

Trong thời gian từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI, Hà Nội đã trở thành một trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng trong lịch sử của Việt Nam. Thành phố này đã chứng kiến sự phát triển và suy thoái kinh tế, cùng với những biến đổi chính trị do các cuộc xâm lược và sự tăng trưởng của triều đại Đại Việt.

18 tháng 4 2022

 Tham khảo nha bạn

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

* Thủ công nghiệp:

- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

21 tháng 3 2021

Tình hình kinh tế:
               + Nông nghiệp ở Đàng Ngoài:

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang.

Ruộng đất công ở làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh – Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.


 
               + Nông nghiệp ở Đàng Trong:

Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, công cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận – Quảng. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.

Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nhận xét: Nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triền là do: (chiến tranh giữa các thế lực phong kiến; do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi, đê điều…do cường hào, ác bá chiếm đoạt ruộng đất công làm nông dân mất ruộng phải phiêu tán khắp nơi…); nông nghiệp Đàng Trong phát triển vì: (diện tích không ngừng được mở rộng – khai hoang, lập ấp…điều kiện tự nhiên thuận lợi...)

               + Thủ công nghiệp:

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Tây), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)…

               + Thương nghiệp:

Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.

READ:  Lịch sử 7 - Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ Kỉ XIV
Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên – Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Tình hình văn hóa:
               + Tôn giáo:

Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và  Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.

Nhân dân vẫn giữ được nếp sống văn hóa truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.

Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh – Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.

               + Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:

Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây, trong đó có giáo sĩ A-lếc-xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng, đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo.

READ:  Lịch sử 7 - Ôn tập học kỳ 1
Đây là thứ chữ viết thuận lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.

               + Văn học và nghệ thuật dân gian:

Các thế kỉ XVI – XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh. Có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội… Các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ…

Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn…

               Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc… nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng, hát ả đào… được phục hồi và phát triển.

15 tháng 3 2021

CÂU 1:

KHỞI NGHĨA TRẦN TUÂN

KHỞI NGHĨA HY LÊ ,TRỊNH HƯNG

KHỞI NGHĨA PHÙNG CHƯƠNG

KHỞI NGHĨA CỦA TRẦN CẢO

15 tháng 3 2021

1

Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

  • Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).
  • Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa
  • Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.
  • Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh).

2

-Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu tổ chức , lãnh đạo, vũ khí còn thô sơ , cuối cùng bị chính quyền nhà Trần đàn áp.

3

* Bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII:

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

* Thủ công nghiệp:

- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

Văn hóa

* Tôn giáo:

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

* Chữ viết:

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

* Văn học và nghệ thuật:

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.

- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...         

* Điểm mới:

- Kinh tế công - thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta.

- Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời và phát triển,...

12 tháng 8 2017
Nội dung Những điểm nổi bật
Thế kỉ XVI – XVII Thế kỉ XVIII Nửa đầu thế kỉ XIX
Nông nghiệp

- Đàng Ngoài:

+ Khi chưa chiến tranh: được mùa, no đủ.

+ Khi chiến tranh: ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém.

- Đàng Trong:

Nông nghiệp phát triển, năng suất cao.

- Đầu thế kỉ XVIII: ruộng đất bị địa chủ, cường hào chiếm đoạt, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn.

- Cuối thế kỉ XVIII: Quang Trung ban hành "Chiếu khuyến nông", mùa màng no đủ.

- Nông nghiệp sa sút, diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.
Thủ công nghiệp

- Xuất hiện nhiều làng thủ công (Bát Tràng – Hà Nội,...

- Xuất hiện nhiều nghề thủ công: dệt vải, gốm, rèn sắt,...

- Thủ công nghiệp được khôi phục. - Thủ công nghiệp phát triển.
Thương nghiệp - Xuất hiện một số đô thị, chợ và phố xá, buôn bán phát triển. - Quang Trung thực hiện chính sách "Mở cửa ải, thông chợ búa".

- Buôn bán có nhiều thuận lợi, buôn bán với nước Xiêm. Mã Lai, Trung Quốc...

- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách "Bế quan tỏa cảng".

Văn học, nghệ thuật

- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, văn học dân gian phát triển.

- Phục hồi và phát triển nghệ thuật dân gian.

- Quang Trung ban hành "Chiếu lập học", dùng chữ Nôm làm chữ viết.

- Văn học chữ Nôm phát triển cao, tiêu biểu là "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.

- Văn học dân gian phát triển cao độ.

- Xuất hiện nhà thơ nữ. Nghệ thuật dân gian phát triển phong phú.

- Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng (chùa Tây Phương – Hà Nội).

4 tháng 4 2017

TÌNH HÌNH KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP

THẾ KỈ XVI-XVII THẾ KỈ XVIII NỬA ĐẦU TK XIX - Đàng ngoài : Sa sút

- Đàng trong : từng bước phát triển.

- Đàng ngoài : vẫn sa sút.

- Đàng trong : đang trì trệ.

Cả nước sa sút nghiêm trọng.

THỦ CÔNG NGHIỆP Phát triển đa dạng nhiều hình thức phong phú, xuất hiện nhiều làng thủ công. Không phát triển do chiến tranh Được phục hồi. THƯƠNG NGHIỆP Mở rộng và phát triển Sa sút do chính sách hạn chế ngoại thương Nội thương, ngoại thương được khôi phục.

TÌNH HÌNH VĂN HOÁ

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT -Tôn giáo đa dạng : Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.

-Chữ quốc ngữ ra đời.

-Chữ Nôm được chú trọng.

-Văn nghệ dân gian phong phú.

-Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo.

-Chữ Nôm trở thành văn tự chính của quốc gia.

-Văn nghệ dân gian phong phú.

Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

-Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao.

-Văn nghệ dân gian phát triển.

KHOA HỌC KỸ THUẬT Chưa có điều kiện phát triển Sử học, địa lí, y học có nhiều thành tựu.

Học được ở phương Tây làm đồng hồ, kính thiên lí, máy hơi nước.

21 tháng 4 2017

KINH TẾ

Nông nghiệp :

_Đàng ngoài : Thời Mạc nhân dân no đủ; thời chiến tranh Trịnh -Nguyễn ruộng vườn bỏ hoang cuộc sống vô cùng cực khổ.

_Đàng trong : khai hoang lập làng; 1689: chúa Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định, hình thành địa chủ chiếm đất

Thủ công buôn bán :

_Xuất hiện nhiều làng nghề

_Buôn bán mở rộng

VĂN HÓA

Tôn giáo:

_Nho giáo được coi trọng

_Phật giáo, đạo giáo được phục hồi

_Có 4 tôn giáo: phật, nho, thiên chúa, đạo

Văn học và nghệ thuật dân gian :

_Chữ viết: nôm, ra đời chữ quốc ngữ(là chữ viết tiện lợi và khoa học)

_Văn học dân gian phát triển phong phú

_Nghệ thuật dân gian phát triển khắp nông thôn

6 tháng 11 2023

Mở rộng, phát triển nông nghiệp
* Bối cảnh lịch sử thế kỷ X - XV
-       Thế kỷ X - XV là thời kỳ của triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
-       Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất.
-       Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
* Diện tích đất ngày càng mở rộng nhò:
-       Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.
-       Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.
-       Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.
-       Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
-       Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
-      1248 Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều:
-       Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.
-       Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp.
-       Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.

Cảnh đắp đê dưới thời Trần
2. Phát triển  thủ công nghiệp
* Thủ công nghiệp trong nhân dân
-       Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
-       Các ngành nghề thủ công ra đời nhưThổ Hà, Bát Tràng.
+         Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh.
+         Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.
* Thủ công nghiệp nhà nước
-       Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.
-       Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.
* Nhận xét: Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: dúc súng, đóng thuyền.
* Mục đích: phục vụ nhu cầu trong nước là chính.Chất lượng sản phẩm tốt.

Thạp gốm hoa nâu lớn trang trí văn hoa sen, thời Trần, cao 65cm

Thuyền Cổ Lâu là loại thuyền chiến lớn, đóng đinh sắt, có hai tầng và hàng chục tay chèo, hai người chèo một mái và được xem là đã tạo ra một tốc độ lớn khi có thủy chiến.
3. Mở rộng thương nghiệp
Nội thương:
 -     Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.
-       Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) ,trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
* Ngoại thương
-       Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài.
-       Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các đặc điểm buôn bán.
-       Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.
* Nguyên nhân sự phát triển:
-       Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
-       Do thống nhất tiền tệ, đo lường.
-       Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với các nước Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân
Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân hóa xã hội:
-       Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ, quý tộc, quan lại.
-       Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi, xa xỉ không còn chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân.
-       Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời sống nhân dân cực khổ.
-       Dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ: Từ 1344 đến cuối thế kỷ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chính quyền nhà Trần rơi vào khủng hoảng.

Nét chính về sự phát triển của văn hóa Hà Nội và một số thành tựu văn hóa , gương mặt tiêu biểu của Hà Nội từ thế kỉ X-XV

- Qua các thời kì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ nhìn chung giáo dục phát triển.

- Thời Lý, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành (1075)

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và nhân tài cho cả nước.

- Thời Lê sơ quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia Tiến sĩ. Hàng loạt trí thức được đào tạo góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hà Nội từ thế kỉ X-XV :

*Về tư tưởng, tôn giáo
-Trong những thế kỷ đâu, Đạo phật vô cùng hưng thịnh, sau đó suy yếu dần và Nho giáo giữ vị trí độc tôn
*Giáo dục
-1070, Văn Miếu được thành lập. 1075,. khoa thi đầu tiên được tổ chức.
-Số lần tổ chức các khoa thi, số người đỗ đạt rất lớn
*Văn học
Có nhiều bài thơ, bài phú nổi tiềng như Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng Giang phú, Nam quốc sơn hà,...
*Nghệ thuật
-Có nhiều công trình Phật giáo được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích,...
-Chuông, tượng được đúc rất nhiều
-Có nhiều tác phẩm điêu khắc, hoạ tiêt độc đáo như bông cúc, rồng mình trơn,...
-Nghệ thuật sân khấu phát triển như chèo, tuồng,...Âm nhạc phát triển...
*Khoa học-kĩ thuật
-Sử học: nhiều bộ sử nổi tiếng như Đại Việt sử ký, Lam Sơn thực lục,...
-Địa lý: Dư địa chí,...
-Quân sự: Binh thư yếu lược,...​

26 tháng 2 2021

 Giống nhau :

+ Chính quyền trung ương không thể ngăn chặn được sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. Giai cấp thống trị ra sức cướp đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nhân dân hết sức. Đời sống của nhân dân hết sức khổ cực.

+ Mâu thuẫn trong xã hội giữa các tầng lớp nhân dân, mà chủ yếu là nông dân với giai cấp thống trị gồm vua quan, địa chủ, cường hào trở nên hết sức gay gắt.-

Khác nhau :

+Sự khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội gay gắt ở thế kỉ XVIII nổ ra vào thời kì lập đoàn phong kiến Lê — Trịnh - Nguyễn đang đi vào giai đoạn cuối. Trong khi đó, mâu thuẫn xã hội dưới triều Nguyễn đã hết sức gay gắt, ngay sau khi nhà Nguyễn mới thành lập. Đấy là điều hiếm xảy ra ở các triều đại trước đó. 

26 tháng 2 2021

Giống nhau :

+ Chính quyền trung ương không thể ngăn chặn được sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. Giai cấp thống trị ra sức cướp đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nhân dân hết sức. Đời sống của nhân dân hết sức khổ cực.

+ Mâu thuẫn trong xã hội giữa các tầng lớp nhân dân, mà chủ yếu là nông dân với giai cấp thống trị gồm vua quan, địa chủ, cường hào trở nên hết sức gay gắt.

Khác nhau : Sự khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội gay gắt ở thế kỉ XVIII nổ ra vào thời kì lập đoàn phong kiến Lê _ Trịnh - Nguyễn đang đi vào giai đoạn cuối. Trong khi đó, mâu thuẫn xã hội dưới triều Nguyễn đã hết sức gay gắt, ngay sau khi nhà Nguyễn mới thành lập. Đấy là điều hiếm xảy ra ở các triều đại trước đó.