Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết bài văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành. Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:
a. Phần mở bài
- Giới thiệu bài ca dao
- Nêu chủ đề bài xa dao: ca dao than thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: nhỏ bé, đắng cay, nhiều thiệt thòi, phụ thuộc vào hoàn cảnh.
b. Thân bài
- Bài ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói lên thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Mở đầu như vậy cho ta thấy thân phận nhỏ bé, tội nghiệp, cay đắng của người phụ nữ xưa, gợi nên sự đồng cảm sâu sắc.
- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Thân em như trái bần trôi”.
+ Cây bần là loại cây quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên hoặc được trồng để chống sạt lở ven sông, đầu ghềnh cuối bãi.
+ Tên gọi của trái bần dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó, đau khổ. Đồng thời hình ảnh cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao.
- Cô gái ví mình thứ quả lạc giữa dòng nước mênh mông. Trái bần bé nhỏ bị “gió dập sóng dồi” xô đẩy không “biết tấp vào đâu”. Nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Bài ca dao diễn tả chân thực cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. ở đó, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cành, không có quyền tự quyết cuôc đời mình.
- Bài ca dao có thế ví như tiếng nói than thân, phản kháng của những người phụ nữ bình dân. HS có thể mở rộng một vài bài ca dao cùng chủ đề để liên hệ.
- Thể thơ lục bát, âm điệu thân thương, hình ảnh so sánh độc đáo, có hình thức của câu hỏi tu từ.
c. Kết bài
Khẳng định lại giá trị bài ca dao. Nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ hiện đại.
Bài làm
Bạn và tôi thuở ấu thơ trong nôi, chắc chúng ta ai cũng được nghe lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ:
"À ơi… Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Gốc của thơ và nhạc là từ đó, vốn văn học nảy sinh từ nền văn hoá dân gian mang theo điệu hồn dân tộc ở trong mỗi người. Mỗi bài thơ ta đọc, mỗi bài văn thầy giảng em nghe đều thấm đẫm một triết lý nhân sinh cao cả nhắc nhở ta đạo làm người biết "thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Đó chính là tư tưởng cốt lõi của văn hoá dân tộc.
Văn học là nhân học, gắn văn học với chức năng giáo dục tư tưởng thẩm mĩ, trong mỗi tác phẩm văn chương ở nhà trường, ta đều cảm nhận tinh thần nhân ái của con người Việt Nam, một truyền thông đạo lý tốt đẹp mà mỗi chúng ta luôn trân trọng nâng niu và soi vào đó để tự răn mình.
Từ buổi đầu tiên cắp sách đến trường, trong những lời cô giảng, câu ca dao trong SGK lớp 1 đã thấm vào hồn con lòng nhân ái yêu thương gần gũi như lời thủ thỉ tâm tình của người mẹ. Lớn lên học lớp 5, lớp 6 nghe thầy đọc những trang thơ, những truyện cổ hay, lòng em thấy xúc động nao nao: em thương cô Tấm thảo hiền, ghét Lý Thông ở ác, em thêm yêu quê hương qua lời thơ ngọt ngào của Trần Đăng Khoa:
Em nghe thấy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Ào ào nghe chuyền cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát nụ cười
Nghe thơ em thấy đất trời đẹp hơn.
(Nghe thấy đọc thơ)
Càng yêu thơ văn dân tộc ta càng khám phá được trong mỗi tác phẩm vẻ đẹp kì diệu lung linh của nó mà cơ sở cho sự sáng tạo chính là cội nguồn của tình yêu thương sự đồng cảm, chân thành của nhà văn với con người tạo nên linh hồn trong mỗi sáng tác.
Đọc truyện "Sơn Tinh Thuỷ Tinh" ai cũng hiểu đó là câu chuyện hoang đường nhưng sao nghìn đời nay ta vẫn yêu vẫn quí, đọc trăm lần không chán bởi hình tượng chàng Sơn Tinh chính là hình ảnh của dân Văn Lang thuở hồng hoang khai thiên lập địa gặp muôn ngàn khó khăn. Càng đọc ta càng khâm phục sự sáng tạo kì diệu của nhân dân khi xây dựng hình tượng nghệ thuật này dưới câu chuyện tình lãng mạn đẹp thời cổ đại. Và càng đọc ta càng thấy dụng ý ngợi ca con người, sức mạnh và ý chí con người quả là lớn lao đáng khâm phục: bao lần đấu tranh, chiến sự xảy ra nhưng Sơn Tinh vẫn thắng, Thuỷ Tinh giao chiến mệt mỏi đành rút quân về. Ca ngợi con người, những con người chính nghĩa, bảo vệ cho công lý đó là chức năng của tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn học nói riêng.
Hồi kí "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng sao đáng yêu đến thế. Bức chân dung chân thực mà sống động về một cậu bé bất hạnh sống thiếu tình thương nhưng vô cùng trong sáng hồn nhiên và có tình yêu thương mẹ mãnh liệt. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm chính là một con người đáng quí, đáng để các bạn nhỏ học tập noi gương về nghị lực sống, về tình yêu thương và lòng nhân ái vô bờ. Cậu bé mồ côi cha phải sống bên người bà cô cay nghiệt luôn lấy chuyện mẹ em có con với người khác, phải đi ở tha phương cầu thực mà nhiếc móc hành hạ em. Song tình yêu thương mẹ và niềm tin trong sáng của cậu bé 12 tuổi đã giúp em có thêm bản lĩnh sống và vượt qua mọi thử thách để rồi cuối cùng ước mơ được gặp mẹ đã toại nguyện. Cảm giác hạnh phúc đến vô bờ khi ngồi trong lòng mẹ được mẹ ôm ấp vỗ về, được ngắm nhìn khuôn măt thân yêu của người mẹ, được mẹ gãi rôm ở sống lưng… của cậu bé Hổng được gợi lại chân thực và xúc động bằng một đoạn văn thấm đẫm chất trữ tình đã đưa mỗi chúng ta về với cội nguồn, về với tình mẫu tử thiêng liêng của chính mình mà vô tình ta chẳng nhận ra. Tập hồi kí hay và lắng đọng hồn người chính bởi tình thương, sự đồng điệu của trái tim nghệ sĩ đã hoà cùng nhân vật với niềm yêu thương xẻ chia với những cuộc đời đắng cay, bất hạnh.
Văn học thể hiện tình yêu thương ngợi ca những con người có trái tim nhân ái nhưng đồng thời văn học cũng bày tỏ thái độ phê phán nghiêm khắc những kẻ bạc ác, những kẻ thờ ơ dửng dưng trước những người gặp hoạn nạn.
Trong các tác phẩm của mình, người nghệ sĩ không chỉ tạo nên các nhân vật với tính cách một chiểu. Chính vì vậy, ta đọc tác phẩm và thấy trong đó những con người với những tính cách đối lập. Phải chăng nhà văn muốn để ta so sánh đối chiếu họ với nhau mà nhận ra thái độ của tác giả, tìm đến sự đồng cảm với trái tim người nghệ sĩ mà yêu, ghét, giận hờn, ngợi ca hay khinh bỉ.
Đọc "Lão Hạc" của Nam Cao, ta càng yêu thương quí trọng lão nông già yếu nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và đức tự trọng để mà thêm mến thêm yêu Nam Cao, học được ở ông cái cách nhìn người "cố tìm hiểu họ" mà cảm thông chia sẻ…, thì ta càng chê trách Binh Tư, con người khoẻ mạnh mà lười biếng, nhân cách thoái hoá đi ăn cắp ăn trộm… đáng khinh bỉ.
Hai tuyến nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị – bị trị trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là 2 bức tranh đối lập về con người mà qua đó nhà văn muôn nhắn gửi bức thông điệp, tiếng kêu cứu về số phận người nông dân dưới chế độ cũ. Chính vì vậy nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: Cái cách viết lách như thế, Ngô Tất Tố xui người nông dân nổi loạn.
Sự nổi loạn mà Nguyễn Tuân muôn nói đến trong "Tắt đèn" là sự nổi loạn đầy ý thức khi cái tốt, cái thiện bị ngược đãi, chèn ép nên tức "nước vỡ bờ". Mâu thuẫn cơ bản của xã hội thể hiện trong hai tuyến nhân vật rõ rệt: một bên là những kẻ thông trị cậy chức quyền hà hiếp dân lành mà tiêu biểu là quan Tri phủ Tư Ân, Nghị Quế, Lý trưởng, Chánh tổng… Và một bên là người dân lương thiện chịu cảnh bần cùng đè nén là chị Dậu. Mâu thuẫn đối kháng dâng lên đỉnh điểm nhưng Ngô Tất Tố chỉ đặt ra ở đó. Phải chăng bởi ý thức cách mạng chưa cập đến người dân hay bởi nhà văn mới bằng trái tim nhân đạo của mình rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về những cuộc nổi loạn sẽ xảy ra khi những kẻ núp bóng quan Tây bị mất hết nhân tính chỉ mượn cớ đục nước béo cò…
Bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, văn học thể hiện tinh hoa văn hóa và khẳng định sự sáng tạo nghệ thuật của con người Việt Nam. Song điều cốt lõi và cội nguồn của văn chương chính là tình yêu thương, "thương người như thể thương thân". Tiếng nói yêu thương ấy của văn chương đã cất lên ru tâm hồn ta, khiến ta sống “người” hơn.
Cái này thì mình ko chắc:
Tác giả giải thích vấn đề về viết văn trung thực thẳng thắng hay màu mè hoa lá hẹ
Ông giải thích bằng cách: Nói lên những suy nghĩ của mình.
Ngay từ ấu thơ, ca dao đã gắn với cuộc đời của mỗi chúng ta. Những lời hát, điệu ru lớn dần theo năm tháng. Ca dao - tiếng nói trữ tình dân gian trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Giống như tất cả các thể loại của văn học, ca dao cũng hướng đến đối tượng trung tâm là con người, khám phá, phát hiện những vẻ đẹp trong cuộc sống con người. Trong khi thổ lộ tâm tình - gắn với cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt, đấu tranh xã hội và quan hệ tình cảm, ca dao luôn hướng về con người - nhân dân. Những câu hát phản ánh đầy đủ hiện thực cuộc sống và thế giới tâm hồn của người bình dân. Đời sống vật chất và tinh thần ấy hiện lên qua những rung cảm mãnh liệt, tinh tế đa dạng, độc đáo và sâu sắc, tô đậm thêm vẻ đẹp con người, bộc lộ chất nhân văn cao cả. Nói đến chất nhân văn trong ca dao là nói đến vẻ đẹp con người cả hình thức lẫn nội dung, từ bên ngoài đến bên trong, từ hiện thực đến tâm hồn, là Con Người viết hoa. Với người bình dân, tình và nghĩa luôn quyện chặt làm nên đời sống tinh thần phong phú và sâu sắc.
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:
“Giá đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.
Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu thơ tiếp theo:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.
Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
Ở câu thơ thứ ba:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
#Châu's ngốc
hay nhưng dài quá! châu ngốc! bạn lm ngắn thôi, đoạn văn thôi mà
Thay lời bà chủ kể về cuộc đời bà chủ, kể về cuộc chia tay trong âm thầm, bà chủ ăn chả ông chủ ăn nem.
Đây là tình huống có thực ngoài đời trong gia đình 1 bà chủ có vỏ bọc bề ngoài trí thức điềm đạm nhưng trong lòng đầy sống ngầm đố kị sân si và hận thù. Bà chủ lùn, luôn ra vẻ đầm thấm nết na nhưng thâm hiểm ngầm, sống luôn thủ đoạn với mọi người nên bị chính chồng, mẹ chồng, ở đợ cho mẹ chồng, cả nhà chồng lẫn người thân anh chị em cháu chắt trong nhà ném đá chơi xấu làm nhục bà chủ khiến bà chủ chán nản, cùn đường, tuyệt vọng trong tủi nhục đắng cay vô cùng tận còn bị bơ mặt ngập đầu trong tiếng chê bai khinh bỉ xa lánh "là đồ bỏ đi, là hạng giẻ rách, là thứ đáng ghét, kinh tởm" của anh chị em trong nhà, của gia đình chồng và bạn bè mà đem lòng ghen tức đố kị với bạn bè hàng xóm và cả chính chị em trong nhà. Bà chủ phải giỏi cắn răng chịu đựng cố sống giả trong sự cô độc buồn tủi nhục vì cùn đường, hết cách. Bà chủ chỉ muốn trả thù, muốn cả nhà chồng phải chịu nhục chịu đau như bà chủ. Bà chủ đang cắn răng cô độc chịu đựng để giải tỏa mối hận trong lòng vì bà chủ bơ mặt ngập đầu trong tiếng chê bai khinh bỉ xa lánh "là đồ bỏ đi, là hạng giẻ rách, là thứ đáng ghét, kinh tởm" của anh chị em trong nhà, của gia đình chồng và bạn bè, gục chết giữa đường đời và đường tình, vùi thân vào con đường ông ăn chả bà ăn nem để trả thù. Trong lòng bà chủ đang ngập tràn hận thâm sâu ông chủ và nhà chồng, ghen tị đố kị với bạn bè, hàng xóm. Bạn bè. chồng con, anh chị em cháu chắt trong nhà lẫn tôi tớ cho bà chủ là để bà chủ lợi dụng mọi thứ có thể lợi dụng không từ 1 việc nhỏ nào, làm công cụ không công cho con bà chủ, tự nguyện làm bình phong tô vẽ làm đẹp vỏ bọc bề ngoài tri thức giả tạo của bà chủ nhưng trong lòng đầy sống ngầm đố kị sân si và hận thù. Căn bệnh của bà chủ là tâm bệnh chủ động. Chính yếu tố sân si háo thắng ẩn giấu bên trong con người bà chủ đã đẩy bà chủ xuống vực sâu đen tối, ngày càng lún sâu vào bùn nhơ tội lỗi phát bệnh tâm thần.
Bà chủ không thể hòa nhập được vì đố kị và tiểu nhân với mọi người kể cả chồng con anh em cháu trong nhà. Bà chủ tôi phát bệnh tâm thần vì ham tiền và vì ông chủ ăn chả bà ăn nem. Bà chủ vớ phải nem hôi trong khi ông chủ gặm cỏ non nên bà chủ điên tức. Với bà chủ thì tiền là trên hết, luôn mở miệng dạy chồng "tiền, tiền, tiền" ép chồng làm chuyện thất đức, bậy bạ cũng được, cần gì đạo đức, cần gì nhân cách tư cách miễn có nhiều tiền đem về cho bà chủ được giàu sang hưởng thụ sung sướng hơn người là được. Bà chủ ngồi chỉ tay 5 ngón, túc trực 24 tiếng trên YHĐ và trên tất cả các trang mạng khác ngồi đọc, đọc, đọc rồi sao chép ăn cắp thông tin của người khác trở thành của mình, còn tự đắc tự khen bả giỏi hơn người và toàn mở miệng nói sai nói ngược ngạo để dẫn dụ xúi dại người khác để bà chủ luôn hơn mọi người. Rồi bà chủ bắt chồng con mẹ chồng tôi tớ làm thay hết mọi việc để bả được toàn quyền hưởng thụ thăng tiến leo cao. Ông chủ tôi càng trắng tay trong khi bà chủ càng leo cao thì chồng con càng lệ thuộc càng sợ bà chủ nhưng kết cuộc ông chủ có sợ đâu càng mừng đc rảnh rang đi ăn chả đến khuya có hôm không về, còn bà chủ cùng đua với ông chủ đi ăn nem ở nhà nghỉ cũng đến khuya, cũng đi qua đêm không thua kém gì ông chủ.
Kết cục bây giờ bà chủ hiện giờ muốn chết không chết đc, sống thì không ra sống, điên điên khùng khùng, tâm thần hoang tưởng, ngậm đắng nuốt cay vì nhận ra chẳng ai ưa bà chủ cả từ chồng, con, gđ chồng, anh chị em cháu chắt trong nhà đến bạn bè.
- "Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao,
Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh"
- Cơn dằng đông, vừa trông vừa chạy,
Cơn đằng nam, vừa làm vừa ăn
- Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
- Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.
- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
- Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
- Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.
- Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa
- Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
- Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to
- Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
1/
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.
2/“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
- “Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
- “Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”
3/- Bản Xuân Hương thi sao
Tựa đề: Vịnh hàn thực bính
Câu 1: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Câu 3: Mềm rắn nhờ tay quân tử vọc
Câu 4: Khăng khăng vẫn giữ tấm lòng son
- Bản Quế Sơn thi tập
Tựa đề: Lưu thuỷ bính
Câu 1: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Câu 4: Trong lòng vẫn giữ một hòn son
- Bản Tạp thảo tập
Tựa đề: Vịnh hàn thực bính
Câu 1: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Câu 2: Bảy nổi ba chìm mấy nước sông
Câu 3: Mềm rắn nhờ tay quân tử trộn
Câu 4: Khăng khăng vẫn giữ tấm lòng son