Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
5 thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia thời cổ đại vẫn được bảo tồn và sử dụng đến ngày nay là:
+ Nông lịch (âm lịch) của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
+ Kĩ thuật in của Trung Quốc cổ đại
+ Phật Giáo và Ấn Độ Giáo của Ấn Độ cổ đại
+ Đền Pác - tê - nông của Hy Lạp cổ đại
+ Hệ thống bảng chữ cái Alphabet ( chữ A , B , C , ... ) của cư dân ven biển Địa Trung Hải
-
Kim tự tháp Ai Cập là các công trình kiến trúc hình chóp, bằng đá ở Ai Cập. Tính đến năm 2008, có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập. Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc. Kim tự tháp được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người. Trong số 138 kim tự tháp, kim tự tháp Khufu tại Giza là lớn nhất. Đồng thời công trình này cũng là một trong 7 kì quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.
Tớ gửi đáp án ạ<3
- Một số thành tựu văn hóa của người Ấn Độ vẫn được sử dụng và bảo tồn cho đến ngày nay:
+ Phật giáo và Ấn Độ giáo đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Ấn Độ, trở thành 2 trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất trên thế giới.
+ Hai bộ sử thi: Mahabharata và Rammayana vẫn có sức sống lâu bền trong tâm thức người Ấn Độ. Mặt khác, 2 tác phẩm này cũng được truyền bá ra bên ngoài, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học Đông Nam Á.
+ Các chữ số (do người Ấn Độ sáng tạo ra) được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
+ Các công trình kiến trúc, như: chùa hang A-gian-ta; cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi… vẫn được bảo tồn và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.
- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại
Thành tựu | Nội dung |
Tôn giáo | - Bà la môn là tôn giáo cổ xưa nhất ở Ấn Độ đề cao sức mạnh của các vị thần, sinh ra các đẳng cấp. - Phật giáo được sáng tạo từ thế kỉ VI TCN, nội dung căn bản là luật nhân quả, chủ trương mọi người đều bình đẳng |
Chữ viết và văn học | Người Ấn Độ dùng chữ Phạn. Các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa và hai bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta,… |
Khoa học tự nhiên | - Các số từ 0 đến 9 được người Ấn Độ phát minh và sử dụng ra sớm. - Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh |
Kiến trúc và điêu khắc | - Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu làm bằng đá, còn lại đến ngày nay là chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp Sanchi. |
Tham khảo
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là:
• Ấn Độ là nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo.
• Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn.
• Văn học Ấn Độ phong phú và nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi.
• Công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo đồ sộ, được xây dựng nhiều nơi
• Người Ấn Độ biết làm ra lịch, tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn còn đang sử dụng.
Phật giáo chủ trương mọi người bình đẳng.
VD: 10+10=20
Ví dụ:Em ấn tượng nhất với thành tựu: Vạn Lý Trường Thành, vì: đây là công trình kiến trúc kì vĩ, đồ sộ, được xây dựng từ thế kỉ V TCN nhằm ngăn chặn các cuộc xâm nhập, tấn công từ bên ngoài. Công trình này được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.
Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện qua chế độ đẳng cấp Vác-na.
– Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất.
– Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.
– Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya.
– Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn
Việc phân biệt sang hèn giữa các đẳng cấp rất rõ ràng, ranh giới rất khắt khe. Lại còn quy định những người không cùng đẳng cấp không được lấy nhau. Nếu lấy nhau, những đứa trẻ sinh ra và cha mẹ chúng đều bị gọi là “tiện dân”, còn gọi là “người không thể đến gần”. Nếu một người Brahman do sơ ý chạm phải thân thể kẻ ‘‘tiện dân” thì coi như gặp phải uế khí, khi về nhà phải lập tức tắm rửa. Bình thường, “tiện dân” chỉ có thể trú ngụ ở ngoài làng, đi trên đường phải luôn gõ vào chiếc lọ sành để báo cho người ở đẳng cấp cao không được tiếp xúc với họ.
Sông Hằng là một trong hai con sông có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Con sông đã tạo nên những đồng bằng trù phú được bồi đắp bởi phù sa. Ở lưu vực sông Hằng, có sự tác động của gió mùa, cây cối tốt tươi, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Cùng với đó là những lễ hội của cư dân Ấn Độ tắm và thực hiện các nghi lễ tôn giáo đối với sông Hằng.
1. Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại:
- Xã hội Ấn Độ cổ đại chứng kiến sự phân hóa rõ rệt qua hệ thống "Chaturvarna", hay hệ thống bốn đẳng cấp, gồm các Varna: Brahman (giáo sĩ), Kshatriya (quý tộc và chiến binh), Vaishya (thương gia và nông dân), và Shudra (người làm công, nô lệ).
- Trong hệ thống này, mỗi Varna đều có nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi riêng biệt. Sự phân hóa xã hội đã dẫn đến việc tạo ra các phân khúc xã hội dựa trên công việc, chức vụ và mức độ tôn trọng.
- Hệ thống này sau đó tiếp tục phát triển thành hệ thống "Jati" hoặc hệ thống đẳng cấp con, với hàng trăm phân khúc nhỏ hơn dựa trên nghề nghiệp, vùng địa lý và các tiêu chí khác.
- Sự phân hóa này không chỉ dựa trên nghề nghiệp mà còn dựa trên các yếu tố tôn giáo, vùng địa lý và ngôn ngữ.
2. Thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại:
- Văn học: Nhiều bản kinh điển như "Mahabharata", "Ramayana" hay các bản kinh Veda vẫn được nghiên cứu, đọc và truyền dạy.
- Nghệ thuật: Các ngôi đền cổ xưa, điêu khắc và họa tiết trang trí phản ánh nghệ thuật Ấn Độ cổ đại vẫn được bảo tồn và trở thành điểm du lịch nổi tiếng.
- Toán học và thiên văn học: Ấn Độ cổ đại đã đóng góp vào việc phát triển hệ thống số Ả Rập và giới thiệu số 0. Họ cũng có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực thiên văn học.
- Y học: Hệ thống y học truyền thống Ayurveda vẫn được áp dụng rộng rãi và nghiên cứu trong y học hiện đại.
- Nhạc và múa: Các hình thức biểu diễn truyền thống như Bharatanatyam, Kathak và những hình thức khác vẫn được bảo tồn và biểu diễn.