K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2021

1. Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Nước sạch  chứa nhiều chất khoáng  lợi cho sức khỏe

2.Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

3.

Để giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước, yêu cầu đặt ra là phải có chính sách, kế hoạch cụ thể, lâu dài và yếu tố quan trọng nhất là có sự chung tay của cả xã hội. Do đó, trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người.

- Cần tuyên truyền, thúc đẩy người dân nâng cao ý thức cộng đồng để chung tay giữ sạch nguồn nước bằng các cách đơn giản như không xả rác nơi công cộng, không xả chất thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không sử dụng chất thải tươi làm phân bón. Hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất, để bảo vệ nguồn nước sạch vì nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người

- Không sử dụng nước sạch một cách phí lãng phí. Khi đang đánh răng hay rửa chén thì không nên xả nước liên tục gây lãng phí mà cần phải hứng nước ra ly để súc miệng, hứng ra thau, chậu để giặt đồ.

Cần thiết nên kiểm tra và bảo dưỡng cải tạo lại những đường ống dẫn nước hay những bể chứa nước, nhằm chống sự thất thoát của nước. Đối với việc tưới cây, rửa xe, quét sân,… thì nên sử dụng nguồn nước mưa thì sẽ tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch

-  Đối với việc xử lý chất thải của người và động vật, cần phải có những kế hoạch thu gom với hố ủ vệ sinh hợp lý, tránh trường hợp xả tràn lan ra ngoài gây ô uế và mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường

- Đối với việc xử lý chất thải sinh hoạt

Đối với rác hữu cơ ở mỗi gia đình, khu tập thể hoặc nơi công cộng cần phải có những phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp xử lý hợp vệ sinh để bảo vệ nguồn nước sạch, tránh gây ô nhiễm.

- Đối với việc xử lý nước thải

Phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt rồi mới đổ ra hệ thống cống chung để bảo vệ nguồn nước sạch, tránh tình trạng xả tràn lan gây ô nhiễm. Đối với nước thải công nghiệp và y tế cần phải được kiểm soát và xử lý theo quy định môi trường nước trước khi xả ra ngoài. /.

20 tháng 8 2021

Ờ, thiếu chữ gì rồi. 2. Nếu nguồn nước bị bẩn, chuyện gì sẽ xảy ra?( đấy, sửa lại rồi đấy)

Trả lời:

1. Không khí sạch có vai trò gì?

\(\Rightarrow\) Trả lời câu hỏi:

Khi con người hít phải không khí ô nhiễm sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường hô hấp. Còn khi không khí sạch sẽ là không chứa những tác nhân gây bệnh này. Không khí sạch sẽ sẽ đem lại nguồn năng lượng, sức khỏe, sự khỏe mạnh cho hệ miễn dịch.

2. Nếu có quá nhiều không khí bẩn, chuyện gì sẽ xảy ra?

\(\Rightarrow\)Trả lời câu hỏi:

Nếu có quá nhiều không khí bẩn thì môi trường của chúng ta sẽ bao phủ bởi ô nhiễm không khí, và nếu con người hít phải không khí bị ô nhiễm thì sẽ có những tác hại như:

  • Gây ra các bệnh về hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, dị ứng….
  • Ung thư: Hít phải nhiều khí độc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Không chỉ thế, khí độc vận chuyển trong cơ thể, gây ung thư nhiều bộ phận khác
  • Ảnh hưởng tới não bộ: ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ
  • Ảnh hưởng tới tim mạch: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ
  • Một số bệnh khác như gây vô sinh ở nam giới, tăng nguy cơ tiểu đường, làm tổn hại da, kích thích các bệnh về mắt,…
  • Đối với trẻ em: giảm IQ, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ, dậy thì sớm ở bé gái...

3. Nếu có rất nhiều người chặt cây bừa bãi, bạn sẽ phải làm gì?

\(\Rightarrow\)Trả lời câu hỏi:

Nếu có rất nhiều người chặt cây bừa bãi, bạn sẽ phải nhắc nhở họ không được chặt cây bừa bãi và yêu cầu họ phải bảo vệ cây vì rừng là lá phổi xanh của trái đất, nếu chặt cây thì trái đất của chúng ta sẽ bị ô nhiễm và mọi người sẽ bị bệnh.

4. Bạn hãy tả về không khí bẩn như thế nào?

\(\Rightarrow\)Trả lời câu hỏi:

Khi nguồn không khí bị tác động từ thiên tai như cháy, nổ, núi lửa phun trào, sóng thần… hoặc do con người thải các chất độc hại ra môi trường như khí thải, rác thải… Những nhân tố này khiến môi trường bị ô nhiễm, không khí bị ô nhiễm. Khi con người hít phải nguồn không khí bị ô nhiễm trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, bệnh tật bao vây.

5. Hãy nói nguyên nhân về không khí bẩn.

\(\Rightarrow\)Trả lời câu hỏi:

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay đó là:

Ô nhiễm từ tự nhiên và ô nhiễm không khí do con người gây nên trong đó: Ô nhiễm không khí do con người tạo ra là yếu tố chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề như hiện nay cũng là nguyên nhân chính cho con số 3 triệu đáng thương tâm.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển… cũng góp một phần nhỏ nguyên nhân vào hiện tượng ô nhiễm không khí.

Chúc bn học tốt nha.

20 tháng 8 2021

hãy trả lời đi, các bạn sẽ được k

21 tháng 8 2021

OwO
hihi

21 tháng 8 2021

Trả lời nhanh câu hỏi này.

18 tháng 3 2019

- Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ở địa phương mình là: Xả chất thải, nước thải bừa bãi, không qua xử lí, sử dụng phân hóa học thuốc trừ sâu quá liều lượng dư thừa ngấm xuống nước.

- Khi nước bị ô nhiễm thì nước sẽ chứa những mầm bệnh, các chất độc hại nếu sử dụng sẽ gây bệnh (tả, lị, thương hàn,…) và đầu độc cơ thể.

Câu 1: - Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi, … Chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh: Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột, …gây hại cho sức khỏe của con người.

Câu 2: + Xả rác, phân, nước thải bừa bãi ; vỡ ống nước, lũ lụt,…
           + Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu ; nước thải của nhà máy không qua xử lý, xả thẳng ra sông hồ,…
           + Khói bụi nhà máy, xe cộ,…làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
           + Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu,..làm ô nhiễm nước biển.

Câu 3: - Không khí gồm cóp hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.

Câu 4: - Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô-xi bị mất đi.

Muốn cho ngọn lửa trong bếp không bị tắt, em thường cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông.

Em có thể xách bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào trong bếp.


 



 

17 tháng 6 2017

Nguồn nước bị nhiễm bẩn do các nguyên nhân sau:

- Vứt chất thải, xả nước thải bừa bãi, vỡ ống nước, lũ lụt.

- Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lí.

- Khói bụi khí thải xe cô.

- Các sự cố tràn dầu.

5 tháng 10 2018

- Nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sinh vật của chuỗi (có thể diệt vong toàn bộ chuỗi nếu nó là mắt xích duy nhất cung cấp thức ăn cho các sinh vật ở mức trên).

- Thực vật có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất vì thực vật thường là bắt đầu của một chuỗi thức ăn.

2 tháng 3 2018

Để bảo vệ nguồn nước ta:

- Nên: Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước. Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước. Nhà tiêu phải làm xa nguồn nước.

- Không nên: Đục phá ống nước làm chất bẩn thấm vào nguồn nước

24 tháng 8 2017

- Một số nguồn nhiệt như: Bếp ga, bếp than, bếp củi, mặt trời, bàn là, máy sấy khô, bóng đèn sưởi.

- Nhà em sử dụng nguồn nhiệt: Bếp ga, bàn là, máy sấy, mặt trời.

- Bị bỏng do chạm vào những nguồn phát nhiệt, gây ra hỏa hoạn nếu sử dụng các nguồn nhiệt một cách cẩu thả. Để đảm bảo an toàn chúng ta phải ngăn không cho trẻ nhỏ đến gần các nguồn nhiệt, đối với những thiết bị như bàn là, bếp ta phải tắt khi không sử dụng.

30 tháng 4 2017

- Một số nguồn nhiệt như: Bếp ga, bếp than, bếp củi, mặt trời, bàn là, máy sấy khô, bóng đèn sưởi.

- Nhà em sử dụng nguồn nhiệt: Bếp ga, bàn là, máy sấy, mặt trời.

- Bị bỏng do chạm vào những nguồn phát nhiệt, gây ra hỏa hoạn nếu sử dụng các nguồn nhiệt một cách cẩu thả. Để đảm bảo an toàn chúng ta phải ngăn không cho trẻ nhỏ đến gần các nguồn nhiệt, đối với những thiết bị như bàn là, bếp ta phải tắt khi không sử dụng.