Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Phát kiến địa lý là: thuật ngữ thường dùng có tính quy ước để chỉ những phát hiện mới về địa lí của các nhà thám hiểm Châu Âu ở thế kỉ 15 - 16. Ở giai đoạn này, nhu cầu tiêu thụ đặc sản phương Đông như hương liệu, tơ lụa, vàng bạc, đá quý, vv. là những điều kiện thuận lợi giúp các nhà thám hiểm đi được xa. ...
- Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí: - Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. - Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập độc chiếm, cần phải tìm đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu. - Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như: kĩ thuật đóng tàu, la bàn, hải đồ,...
1. Ở hình 4, mọi người đang mua vải - 1 loại nguyên liệu quý ở thế kỉ XV. Theo em, hình ảnh co mối quan hệ với các cuộc phát kiến địa lí là các cuộc phát kiến địa lí mục đích là để tìm các nguyên liệu và thị trường mới.
2. +Nguyên nhân: do yêu cầu phát triển sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
+Điều kiện: khoa học-kĩ thuật phát triển
3.Các tiến bộ khoa học- kĩ thuật ở thế kỉ XV và tác dụng mà em biết là
+Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ: biết được các vùng đất, hòn đảo có cư dân.
+Máy đo góc thiên văn, la bàn: định hướng giữa đại dương bao la
+Kĩ thuật đóng tàu phát triển: đóng được các con tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.
- những người buôn bán đủ các loại mặt hàng .
-Nguyên nhân : do yêu cầu phát triển sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc , nguyên liệu và thị trường mới .
-Điều kiện : tiến bộ khoa học kĩ thuật
-Sự tiến bộ khoa học kĩ thuật : các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết về đại dương , định dạng đc
Lời giải:
Từ thế kỉ XV, nhu cầu về vàng bạc, hương liệu từ phương Đông của quý tộc và thương nhân châu Âu ngày càng tăng trong khi con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Thổ độc chiếm. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí trong cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.
Đáp án cần chọn là: A
Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.
Tham khảo
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu.
- Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.
Nguyên nhân:
- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả-rập độc chiếm.
=> Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.
- Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.
+ Có những hiểu biết về đại dương, quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất.
+ Vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân.
+ Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng.
+ Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.
-do nhu cầu phát triển sản xuất
-Tiến bộ về kỹ thuật hàng hải
1.Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.
2. Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành như sau:
- Người Giéc-man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất châu Âu
- Sau khi chiếm được, họ lập nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô-ma cũ rồi chia phần nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự
- Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc
. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất, vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô
xã hội phong kiến ở Châu Âu hình thành
Phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI
a. Nguyên nhân và điều kiện
- Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.
- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.
- Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
- Khoa học kĩ thuật có những tiến bộ đáng kể:
+ Nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết về đại dương.
+ La bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng.
+ Hiểu biết đúng đắn về hình dạng của Trái đất, vẽ được bản đò và hải đồ có ghi các bến cảng.
+ Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, xuất hiện kiểu tàu mới (tàu Ca-ra-ven).
- Những cuộc hành trình của người Châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước đã tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến.
b. Các cuộc phát kiến địa lí lớn thế kỉ XV-XVI:
- Năm 1415, hoàng tử Hen-ri người Bồ Đào Nha đã khởi xướng và tổ chức những cuộc khám phá đầu tiên dọc bờ biển châu Phi.
- Năm 1487, B.Đi-a-xơ đã đi đến cực Nam của lục địa châu Phi, đặt tên là mũi Bão Tố, sau đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1492, C.Cô-lôm-bô đi từ Tây Ban Nha đến được Cu Ba và một số đảo thuộc vùng biển Ăng-ti, là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.
- Năm 1497, Va-xco đơ Ga-ma đã đến được La-li-cút (Ấn Độ, tháng 5-1498).
- Năm 1519, Ph.Ma-gien-lăng là người thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519-1521).
c. Hệ quả
- Giúp con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái đất.
- Đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới, mở rộng thị trường thế giới.
- Tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa và văn minh khác nhau.
- Đem lại cho thương nhân Châu Âu nhiều vàng bạc, hương liệu, nguyên liệu, gia vị… Thúc đẩy thwowgn nghiệp Châu Âu phát triển.
- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến có hệ quả tiêu cực là làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.