Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, khác với những kết luận của lập luận trong đời sống là những luận điểm gắn với những tình huống giao tiếp nhất định.
Tham khảo :
Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không biết đến. Có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc vài câu hay vài đoạn. Người ấy, thơ ấy đã từng được Tố Hữu ngợi ca:
“ Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”
Không ai khác đó chính là Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều. Mỗi một đoạn, mỗi câu thơ đều là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” mà thi gia dầy công chắp bút. Đằng sau số phận cuộc đời nhân vật đều được gửi gắm biết bao giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là niềm trân trọng nâng niu ước mơ khát vọng con người. Đó là tiếng nói lên án tố cáo những thế lực xấu xa đứng đằng đằng sau. Và hơn thế nữa nó phản ánh chân thực giấc mơ tự do công lí mà đoạn trích – bài thơ “Chí khí anh hùng” chính là tiêu biểu nhất cho điều này.
Sau tháng ngày ân ái bên Thúc Sinh, Kiều lại một lần nữa sa thân vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, một lần nữa quay trở lại với Tú Bà để sống thân phận của người kĩ nữ hèn mọn. Cứ tưởng rằng, cuộc đời nàng đã đặt một dấu chấm hết trong tối tăm và đầy rẫy những bất hạnh. Thế nhưng, giữa cơn phong ba, Từ Hải bỗng dưng “vụt đến như một ngôi sao lạ chiếu sáng một đoạn đời nàng” (Hoài Thanh). Chàng chuộc Kiều ra, trả lại cho Kiều sự tự do xứng đáng. Hai người họ đến bên nhau với tấm lòng của những bậc tri kỉ giữa “trai anh hùng’’ và “gái thuyền quyên”. Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu, thì cái “thói vẫy vùng” của bậc giang hồ lại được dịp sục sôi,cái khát khao dựng nên nghiệp lớn bỗng thúc dục mạnh mẽ bước chân người anh hùng. Đoạn trích chính là miêu tả cảnh Từ Hải từ biệt Thúy Kiều để ra đi. Khác với Thanh Tâm Tài Nhân trong “Kim Vân Kiều truyện” chỉ thuật lại trong đôi ba dòng ngắn ngủi “Từ Hải sắm một căn nhà ở với Kiều được năm tháng rồi từ biệt ra đi” thì Nguyễn Du với bút xuất chúng của mình đã dựng nên một cảnh li biệt giữa đôi trai gái để hoàn thiện giấc mộng anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” lớn nhất của cuộc đời mình.
Bốn câu thơ đầu khắc họa thật đậm, thật rõ nét hình ảnh của Từ Hải trước lúc lên đường:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.
Nguyễn Du đã làm khó bậc anh hùng khi đặt chàng trong hai khoảng không gian đối lập nhau. Một bên là không gian khuê phòng với “hương lửa đương nồng” với tình cảm lứa đôi đầy những cám dỗ, có thể níu kéo bất kì một người đàn ông nào. Trái lại, một bên là không gian vũ trụ bao la có sức vẫy gọi mãnh liệt. Đường đường là đấng “trượng phu” Từ không một phút níu kéo giằng xé hay do dự mà khẳng khái đưa ra quyết định của chính mình. Chàng vốn sinh ra không phải là con người của những đam mê thông thường mà là người của những sự nghiệp vĩ đại- sự nghiệp của bậc anh hùng. Hiểu thấu được khát khao ấy, Nguyễn Du đã trân trọng gọi nhân vật của mình bằng hai tiếng “trượng phu” – người đàn ông có trí lớn .Rõ ràng, hai chữ này chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong truyện Kiều và dành riêng cho Từ. Thứ tình cảm vợ chồng giản đơn đâu thể nào níu giữ bước chân người anh hùng thêm nữa. Tiếng gọi của lí trí thúc dục chàng đi theo đuổi và thực hiện hoài bão của cuộc đời. Cái ánh mắt trông vào “trời bể mênh mang” là ánh nhìn hướng đến một khoảng không gian xa hơn rộng hơn nơi mà bậc hào kiệt thỏa trí vẫy vùng với những đam mê, lí tưởng. Hình ảnh cuối cùng “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” không chỉ tái hiện hình ảnh con người mạnh mẽ, hào hùng đặt trên nền kì vĩ của không gian mà còn mở ra tâm thế nhân vật không hề có một chút nào là do dự luôn hành động thật dứt khoát, quả quyết. Đến đây, ta chợt bắt gặp những điểm tương đồng trong thơ Nguyễn Du với các nhà thơ cùng thời. Là hình ảnh chinh phu oai hùng trước buổi ra trận:
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao”
Hay như:
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiêng theo việc binh đao
Dã nhà đeo bức chiến hào
Thét roi cầm vị ào ào gió thu”
( Chinh phụ ngâm_ Đoàn Thị Điểm)
Cả Nguyễn Du và Đoàn Thị Điểm đều mượn hình ảnh vốn của thiên nhiên vũ trụ để nâng cao tầm vóc, kích thước nhân vật anh hùng của mình. Thế nhưng, nếu “chí làm trai” trong những câu thơ của “chinh phụ ngâm” là lập nên sự nghiệp là lưu danh, lập công với núi sông thì với “chí anh hùng” lập nên sự nghiệp lại là để yên bề gia thất. Có thể nói đúng như những lời nhận định của Hoài Thanh “Từ Hải hiện ra trong bốn câu đầu không phải người của một nhà, một họ, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương…” chỉ bằng ngòi bút xuất thần của thi nhân cùng với cái nhìn đầy trân trọng ngưỡng mộ dành cho nhân vật. Lời thơ tuy ít mà ý thơ thì trải ra đến vô cùng.
Nêu luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn bản cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội(SGK/9)
Em tham khảo nhé !!!
Luận điểm của văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
Để khẳng định cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra các luận cứ và dẫn chứng để khẳng định:
Luận cứ 1: Có thói quen tốt và thói quen xấu.Dẫn chứng:Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách là thói quen tốt.Hút thuốc lá hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.
Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.Dẫn chứng: vì có thói quen hút thuốc là nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà
Luận cứ 3: Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày là thói quen vứt rác bừa bãi. Thói quen này thành tệ nạnDẫn chứng:Ản chuối xong là tiện tay vứt vỏ ngay ra cửa, ra đường => rác cứ ùn lên thành con sông rác, mất vệ sinh nặng nề.Có người còn tiện tay ném cả ly, vỏ chai vỡ ra đường=> trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu rất nguy hiểm.
Luận cứ 4: Tạo được thói quen tốt thì khó, nhưng nhiễm thói xấu thì dễ.
Nhận xét về lập luận: Văn bản có lập luận rất chặt chẽ, từ những vấn đề chung triển khai thành các ý cụ thể, sau đó rút ra lời khuyên: Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. Như vậy, với cách lập luận như trên, bài văn đã làm nổi bật được luận điểm và thuyết phục được người đọc bởi vì văn bản đã đặt ra một vấn đề bức thiết trong cuộc sống, cách giải quyết của tác giả chặt chẽ, xác đáng.
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,
lịch sự, có văn hoá.
- Luận điểm chính của bài văn thể hiện ở:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Luận điểm chính trên được triển khai với các lí lẽ:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách…) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;
(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm,…)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
Mk chép thiếu một chút nên bổ xung rồi, giúp mk nha, thanks.