Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xác định thái độ của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Bánh trôi nước”
A. Lên án xã hội phong kiến bất công làm cho người phụ nữ chịu nhiều đau khổ.
B. Cảm thông với số phận chìm nỗi ,bị lệ thuộc của người phụ nữ.
C. Trân trọng ,ca ngợi vẻ đẹp về hình thể,dáng vóc bên ngoài của người phụ nữ.
D. Cảm thông với số phận chìm nổi và trân trọng vẻ đẹp ,phẩm chất đáng quý của người phụ nữ.
a) "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.
b)"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ.
"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.
c)
"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
d)"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.
a,
Văn học dân gian là nguồn thi liệu sinh động, phong phú của thơ cá bác học. Các nhà thơ, các học giả đương thời đã tìm thấy trong kho tàng ca dao những "hạt vàng mười" của ngôn từ, của cách diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm. Không chỉ vậy, giữa ca dao và thơ ca bác học cũng có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn nhữn vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ Văn 7 và bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương.
Em tham khảo:
Hình ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. Trước hết dù ở thời đại nào đi nũa thì họ vẫn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đpẹ truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con. Hình anh người phụ nữa để lại trong ta những ấn tượng vè sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiens trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... Họ còn có số phận lênh đênh, bấp bênh, chìm nổi, không được nắm trong tay quyền sống của mình. Cuộc sống của chính mình những lại nằm trong tay kẻ khác. Đối lập với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong câc cơ quan lớn. Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh.
* Dàn ý:
. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.
- Giới thiệu tác phẩm, ấn tượng cảm xúc chung về bài thơ: Bánh trôi nước là một trong những bài thơ vịnh vật xuất sắc của Hồ Xuân Hương, mượn hình ảnh bánh trôi tác giả kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
b. Thân bài:
- Bài thơ miêu tả quá trình làm bánh trôi nước, bánh hình tròn, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín
- Mượn đặc điểm trên bài thơ miêu tả vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam
+ Vẻ đẹp hình thể: Đẹp trong trắng, dịu dàng, thuỳ mị “Thân em...tròn”.
+ Số phận long đong chìm nổi của người phụ nư VN, sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời mình “Bảy nổi ...non”.
+ Vẻ đẹp tâm hồn: sự trong trắng, Thuỷ chung, son sát “Rắn nát mặc ...son”
- Ngôn ngữ thơ bình dị, bài thơ mang nhiều lớp nghĩa, sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ như lời khẳng định phẩm chất trong sach, cao quí của người phụ nữ, lời thách thức đối với thế lực tàn bạo đang chà đạp lên quyền sống và nhâ phẩm của người phụ nữ.
c. Kết bài
Bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất cao quí, sự cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ VN ngày xưa.
1)Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.
2)
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.
3)Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
a) Có mở đầu bằng từ " Thân em" và dùng để nói lên thân phận người con gái ở xã hội cũ
b) Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả như trong đời thật. Ngoài ra bài thơ còn miêu tả thân phận phụ thuộc của người con gái xã hội cũ nhưng trong đó bài thơ còn tả về vẻ đẹp trong trắng và thủy chung của người con gái xã hội cũ.
c) Ý hai: vẻ đẹp trong trắng và thủy chung của người con gái xã hội cũ ( hai câu thơ cuối)
d) Nói về sự phụ thuộc của người con gái: Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn mà em vẫn giữ tấm lòng son
nhớ tick nha
1.Dòng nào nói không đúng về thái độ của Hồ Xuân Hương qua bài thơ ''Bánh trôi nước''?
A- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp cả hình thức và phẩm chất của người phụ nữ.
B- Đồng tình với sự cam chịu số phận bất hạnh của người phụ nữ.
C- Cảm thông, chia sẻ với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người phụ nữ.
D- Lên tiếng phản kháng và tố cáo xã hội bất công đối với người phụ nữ.
2.Câu thơ nào trong bài ''Bạn đến chơi nhà'' của Nguyễn Khuyến như một nụ cười hóm hỉnh, khẳng định sự hoà hợp của hai tâm hồn bạn bè?
A- Đã bấy lâu nay bác đến nhà.
B- Vườn rộng, rào thưa khó đuổi gà.
C- Đầu trò tiếp khách trầu không có.
D- Bác đến chơi đây ta với ta.
1.B
2.D