Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tôi chính là Rùa Vàng đã cho vua Lê Lợi mượn kiếm để đánh giặc giữ nước. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện vì sao hồ Tả Vọng lại được đổi tên là Hồ Gươm.
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều bạo ngược. Tận mắt chứng kiến cảnh ấy, tôi vô cùng đau lòng. Bây giờ, thế lực ta còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Nhưng đức Long Quân chưa biết tìm cách nào để chọn ra người tài, xứng đáng nhận ấn kiếm. Tôi được giao nhiệm vụ đi tìm người xứng đáng để trao kiếm báu. Tôi bèn chia kiếm làm hai nửa, một nửa thì có lưỡi gươm, nửa kia là chuôi gươm. Lưỡi gươm thì tôi thả xuống biển còn chuôi thì giấu trong rừng. Thời đó, có chàng trai tên Lê Thận, người Thanh Hóa, làm nghề chài lưới ven sông. Một đêm nọ, anh thả lưới bắt cá nhưng tôi bèn ngậm lưỡi gươm đặt vào lưới của anh ta. Anh ta kéo lưới lên ba lần đều thấy lưỡi gươm mắc vào lưới bèn mang về nhà. Lúc đầu, Lê Thận tưởng đó chỉ là một thanh sắt nhưng khi anh ta đưa lại cạnh mồi lửa thì mới biết đó là một lưỡi gươm. Anh ta đem cất lưỡi gươm cẩn thận nhưng vẫn không biết là gươm quý. Về sau, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một lần, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy từng đến nhà Lê Thận. Trong bóng tối, thanh sắt sáng rực lên. Tôi biết thanh gươm đã chọn được người làm chủ. Khi Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên, thấy khắc hai chữ "Thuận Thiên" nhưng ông ta vẫn chưa biết đó là báu vật.
Trong một lần bị giặc đuổi, tôi đã dẫn Lê Lợi đến chỗ có chuôi gươm nạm ngọc. Tôi đã giấu nó trên ngọn đa. Khi Lê Lợi đến, nó phát sáng thì chắc chắn Lê Lợi sẽ nhìn thấy. Quả nhiên, Lê Lợi đã leo lên ngọn đa, nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi đem giắt chuôi gươm vào thắt lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người, Lê Lợi đem câu chuyện kể cho mọi người nghe. Khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì vừa in. Thế là tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ Long Quân giao. Từ khi có kiếm báu, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên vùn vụt. Thanh gươm trong tay Lê Lợi tung hoành khắp nơi khiến giặc Minh khiếp vía. Có gươm thần trong tay, Lê Lợi càng trở nên mạnh mẽ, chẳng khác nào rồng mọc thêm cánh. Gươm mở đường cho họ đánh đến khi quét sạch bóng giặc trên đất nước.
Khi đất nước đã hòa bình, Long Quân sai tôi đòi lại kiếm. Nhân dịp vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, tôi bèn tiến lại gần thuyền vua và nói "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm tiến về phía tôi, tôi đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Sau lần đó, Lê Lợi đã cho đổi tên hồ Tả Vọng là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Cái tên đó nhắc mọi người nhớ đến ơn của Long Quân cho mượn kiếm báu đánh giặc.
1 Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. 2Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. 3 3 Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
4Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. 5 Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
6 Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
7Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần,từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng - nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.☺
Tây Âu sứ giả vừa sangĐem theo sính lễ bạc vàng trầu cauLạc Hầu hội ý với nhauKhuyên vua cho hắn hôm sau hãy vào
Nghe đồn vua đó tuổi caoTính như ác bá, cường hào hung hăngVậy thì không thể môn đăngSo qua hậu đối sao bằng được đây
Vua nghe văn võ giãi bầyCũng đưa trả lễ nhưng đầy âu loBởi vì vận nước cam goTây Âu từ đấy thập thò ngoại xâm
Thời gian đi cứ lặng thầmHai chàng kia đến, tuổi tầm trung niênMột người ở núi Tản ViênGọi là thánh tản tên liền Sơn Tinh
Sơn Tinh hét lớn giật mìnhChỉ đâu đồi núi, thình lình mọc ngayBên rừng voi hổ quạ bayThật không tưởng tượng phép hay lạ kì
Một người nữa đến đọ thiThuỷ Tinh thần nước, tức thì gọi mưaPhép tiên chàng cũng có thừaHô vang sấm sét, nước vừa dâng lên
Thuồng luồng cá nổi hai bênVua xem khó xử cho nên nói rằngTa nêu sính lễ công bằngAi đem tới trước, khi trăng khuất rừng
"Bao gồm trăm tệp bánh chưngTrăm cân gạo nếp, đong đừng bớt raVoi to đủ chín cặp ngàGà đen chín cựa, ngựa già một đôi"
Được thì ta gả con thôiĐừng nên oán trách để rồi hận nhauMới vừa rạng sáng hôm sauSơn Tinh mang lễ đủ màu hồi kinh
Hân hoan pháo nổ linh đìnhRước dâu xây một mối tình phu thêTới khi kiệu rước ra vềThuỷ Tinh mới đến ê chề đắng cay
Hét to trợn mắt cau màyĐem quân đuổi giết chỉ tay lên trờiCá tôm cua tép ngoài khơiThuồng luồng kéo đến mưa rơi ào ào
Sơn Tinh vẫn chẳng làm saoĐưa tay hoá phép núi cao chặn dòngNước nhiều núi cũng chặn xongThuỷ Tinh ôm hận trong lòng rút quân
Hàng năm tháng 6 trung tuầnThường dâng nước lũ người dân khổ nhiều.
Hùng Vương mười tám có tuổi
Nay đây kén rể lắm chàng chọn nha
Hai chàng giỏi nhất nhà ta
Đi thi mau rước vợ hiền về vui.
Phải chẳng dễ thế là hay
Không hề khó dễ, chỉ vừa vừa thôi
Bánh chưng trăm cái cho vừa
Gà thì chín cựa, voi mọc chín ngà
Cả con ngựa đẹp có chín hồng mao
Chuyện người kén rể mỗi ngày một căng
Sáng sau Sơn Tinh đến sớm
Thủy Tinh sui sẻo, chậm một bước thôi
Mị nương cười mỉm xem rằng
Hên sui là số, đánh đợi người ta.
Sơn Tinh thắng thế là xong
Thủy Tinh đâu muốn phải đòi chiến cơ
Nước non lận đận bấy giờ
Bao nhiêu mới đủ hỡi chàng Thủy Tinh
Cuối cùng người núi thắng luôn
Mỗi năm một trận chẳng thèm thua ai.
Bạn ơi hãy nhớ cho sâu
Cổ tích hay lắm rằng truyền đời sau.
Hai từ ghép có nghĩa phân loại:
+) Bát nhỏ, cặp nhỏ,...
+) Máy lạnh, tủ lạnh,...
Hai từ có nghĩa tổng hợp:
+)Nhỏ xíu, nhỏ bé,...
+) Lạnh giá, lạnh buốt,...
Hai từ láy:
+) Nho nhỏ, nhỏ nhắn,...
+) Lành lạnh, lạnh lẽo,...
Chúc bạn học tốt!
Từ ghép : xanh tươi. trắng tinh
từ láy : xanh xao; trắng trẻo
Ko chắc đâu nha~ học tốt`
Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta đã phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù xâm lược nguy hiểm. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn giữ vững quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước. Đó là hình ảnh vị anh hùng làng Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Người tráng sĩ ấy đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Hay vị chủ tướng Lê Lợi trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Một con người tài năng, dũng cảm. Dưới sự lãnh đạo của ông, mọi trận chiến của nghĩa quân Lam Sơn đều bách chiến bách thắng. Chính bởi lịch sử vẻ vang đó, thế hệ trẻ hôm nay cần tiếp tục kế thừa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta ngày trước, để xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh.
k mik nha
Trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, việc dựng nước luôn đi liền với giữ nước. Đất nước của chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại đất nước. Và tinh thần yêu nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Thánh Gióng ba tuổi không biết nói biết cười, nhưng tiếng nói đầu tiên là tiếng nói thể hiện khao khát đi đánh giặc. Dưới sự góp sức của nhân dân, cậu bé làng Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ đánh bại giặc Ân. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của vị chủ tướng tài ba - Lê Lợi. Tất cả khiến cho tôi thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước của mình.
1. Ba lần kéo lưới của Lê Thận có điều gì đáng chú ý?
Đáng chú ý ở chỗ cả ba lần Thận đều cất được một thanh sắt
2. Tranh minh họa nhân vật và sự việc gì của truyện?
Minh họa cho nhân vật: Lê Thận và sự việc kéo lưới 3 lần đều được một thanh sắc ( lưỡi gươm thần)
3. Chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản.
+ Ba lần kéo lưới đều khéo được 1 lưỡi gươm
+ Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ :" Thuận Thiên"
+ Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa
+ Đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in
+ Lưỡi gươm tự nhiên động đậy.
+ Rùa Vàng lên đòi gươm.
4. Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?
Nhờ có gươm thần, nghĩa khí của nghĩa quân dâng cao, giúp nghĩa quân tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thế…vang khắp nơi, xông xáo đi tìm giặc, có những kho lương mới chiếm được, mở đường cho họ đánh tràn ra mãi.
5. Phần 5 nhằm giải thích điều gì?
Phần 5 giải thích cho tên gọi Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm
Cảm ơn chị ạ !