Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm: ca ngợi, khâm phục sự cứng cỏi và lòng can đảm của nhân vật Ngô Tử Văn.
- Dẫn đề
- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trên
- Đưa ra được quan điểm của cá nhân thông qua lí lẽ, dẫn chứng
- Rút ra bài học cho bản thân/chốt lại vấn đề
Lưu ý: Quan điểm cá nhân phải tích cực, dựa trên đạo đức văn hóa và lối sống của người Việt Nam.
Những chi tiết liên quan đến ngôi đền:
- Ngôi đền vốn trước đây là đền thờ thổ công.
- Sau bị tên Bách hộ họ Thôi là bộ tướng của Mộc Thạnh tử trận gần đấy chiếm lấy, rồi làm yêu làm quái trong dân gian.
Chuyện Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần
- Thể hiện khát vọng về công lý, là bước ngoặt của truyện, tạo nên tính li kì, hấp dẫn
- Mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống,hành động hợp lẽ phải, tránh làm điều ác
Chọn ý e: ý kiến khác
- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.
- Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở:
+ Lí lẽ: Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.
+ Dẫn chứng thực tế: hành động của Ngô Tử Văn được ngợi ca
hồn ma tướng giặc nói rằng Tử Văn đã phạm tội đốt đền, làm hại linh hồn của hắn. Hắn còn nói dối rằng hắn đã từng làm quan trung thành, bảo vệ dân lành, và xin Diêm Vương tha tội cho Tử Văn. Thái độ của hắn với Tử Văn là xảo trá, gian xảo, muốn lợi dụng sự rộng lượng của Diêm Vương để trả thù Tử Văn.
Tử Văn đáp trả rằng hắn là kẻ bạo tướng, xâm lăng nước Việt, giết chóc dân lành. Chàng còn vạch mặt hành vi gian ác của hắn, như cưỡng bức con gái của Thổ Công, hay cướp đoạt của cải của dân. Chàng khẳng định chàng đã đốt đền để trừ hại cho dân, bảo vệ thổ thần nước Việt. Chàng còn yêu cầu Diêm Vương đến đền để xác minh sự thật. Thái độ của chàng với hồn ma tướng giặc là cứng rắn, không nhún nhường, một mực kêu oan.
Qua đó, nhân vật Tử Văn hiện lên như một người cương trực, dũng cảm, vì dân trừ bạo và thể hiện tinh thần dân tộc. Chàng còn là một người bản lĩnh, sáng suốt, quyết đoán và yêu chính nghĩa . Chính trực của chàng đã chiến thắng cái tà và được phong làm chức phán sự đền Tản Viên.
b1:
Sự cương trực của chàng được thể hiện rõ ràng qua cuộc đối thoại với hồn ma Bách hộ họ Thôi, qua cuộc đối chất ở Minh ti,... Sau khi đốt đền, Tử Văn bị hồn ma làm cho sốt rét. Sau đó khi gặp thì hồn ma mắng mó, đe dọa và quyết kiện chàng tại Phong đô. Trái ngược với sự tức giận của hồn ma, Tử Văn vẫn mặc kệ, ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Với bản tính rất kiên cường, chàng không sợ những lời đe dọa, chàng luôn tự tin vào việc mình làm là chính nghĩa. Bởi vậy, trong cuộc gặp gỡ với Thổ công, khi Thổ công nói sẽ giúp đỡ, cung cấp sự thật, chứng cớ thì Tử Văn càng quyết tâm làm việc nghĩa tới cùng.
b2:
Tử Văn bị bắt xuống Minh ti rùng rợn với những tên quỷ Dạ Xoa, đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác, nhưng Tử Văn không hề sợ ma quỷ. Khi bị Diêm Vương buộc tội, Tử Văn kêu oán, sau đó chàng vạch mặt tên bại tướng bằng lời lẽ cứng cỏi: "Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi, không đúng như thế, tôi xin chịu thêm tội nói càn". Trải qua một cuộc xung đột đầy đối chất, cuối cùng lòng nghĩa khí của Tử Văn đã thắng lợi vẻ vang. Qua cuộc đối chất ở âm phủ, Ngô Tử Văn hiện lên là một người ngay thẳng, là người tiêu biểu cho kẻ sĩ nước Nam: cương trực, dám đấu tranh vì lẽ phải tới cùng.
b3: Ở 2 chi tiết rõ ràng nhất là:
- Diễn biến:
+ Chặng 1: Hồn ma tên tướng giặc: Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương
> Diêm Vương: Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách măng Tử Văn
>Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.
+ Chặng 2:
> Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn.
> Ngô Tử Văn: Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực.
>Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực -> xử cho Tử Văn thắng kiện. - > Kết quả: Ngô Tử Văn thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên.