Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày xưa có một người con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thân ở dưới nước và ở cả trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.
Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.
Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.
Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.
Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân nói:
- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.
Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:
- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.
Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:
- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.
Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:
- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.
Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:
- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.
Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.
Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.
Đã thành lệ, đêm nào, trước khi đi ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Cây tre trăm đốt”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà...
Ngày xưa có một anh chàng cày hiền lành, khoẻ mạnh, đi ở cho một lão nhà giàu. Anh rất chăm chỉ lại thạo việc đồng áng nên lão nhà giàu muốn anh làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão gọi anh đến và ngon ngọt dỗ dành:
- Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn. Ba năm nữa, ta sẽ gả con gái cho.
Anh trai cày tưởng lão nói thật, cứ thể quần quật I làm giàu cho lão. Ba năm sau, nhờ công sức anh, lão chủ có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được ruộng, được vườn. Tuy nhiên, lão nhà giàu chẳng giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một nhà giàu khác trong vùng. Một hôm, lão làm ra vẻ thân mật bảo anh trai cày:
- Con thật có công với gia đình ta. Con đã chịu khó ba năm, trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho.
Anh trai cày mừng rỡ xách dao lên rừng. Anh không biết ở nhà hai lão nhà giàu đã sắp sẵn cỗ bàn để làm lễ cưới con trai, con gái chúng. Hai lão hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ!”
Về phần anh trai cày, anh hì hụi trèo đèo lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm mà chỉ thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Anh buồn quá, ngồi bưng mặt khóc. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên hỏi:
- Làm sao con khóc?
Anh trai cày thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Bụt cười và bảo:
- Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì sẽ có ngay cây tre trăm đốt.
Nói xong, Bụt biến mất. Anh trai cày làm đúng lời Bụt bảo, quả nhiên cả trăm đốt tre dính liền nối nhau thành một cây tre rủ trăm đốt. Anh sung sướng nâng lên vai vác về. Song, tre dài quá, vướng bờ vướng bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Anh lại ngồi xuống khóc, Bụt lại hiện lên hỏi:
- Cây tre trăm đốt có rồi, sao con còn khóc?
Anh nói tre dài quá không vác về nhà được, Bụt liền bảo:
- Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất”, những đốt tre ấy sẽ rời ra!
Anh làm theo lời Bụt, quả nhiên cây tre rời ra trăm đốt, anh kiếm dây rừng buộc làm hai bó, mừng rỡ gánh về.
Lúc anh về tới nơi, thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới biết rõ là lão nhà giàu đã lừa anh và đã lén lút đem con gái gả cho người khác. Anh giận lắm nhưng không nói năng gì, lẳng lặng gấp trăm đốt tre nối nhau và hô: “Khắc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Lão chủ thấy lạ, chạy lại gần xem. Anh đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão tà dính liền ngay vào cây tre, không tài nào dứt ra được. Lão thông gia thấy vậy chạy lại định gỡ cho nhà chủ. Anh đợi cho hắn tới gần, rồi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy anh trai cày xin anh gỡ ra cho và hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho anh ngày hôm đó. Lúc bấy giờ, anh mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì cả hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng chia thành trăm đốt. Anh trai cày làm lễ cưới cô gái và hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc suốt đời.
Khi nghe xong chuyện “Cây tre trăm đốt”, các bạn nhỏ ngồi quanh bà đều là lên: “Đáng đời cho bọn gian tham, quỷ quyệt!”. Mấy lời đó đã làm em ngẫm nghĩ: Tụi nó nhỏ mà cũng biết suy xét phải trái. Ở đời, những kẻ tham lam thường chuốc hại cho mình, còn những người hiền lành, chăm chỉ như anh trai cày sẽ được mọi người yêu quý và đạt được kết quả tốt đẹp.
Bài văn mẫu số 2
Ở trước nhà em có trồng rất nhiều cây tre. Mỗi khi rảnh rỗi, em thường ngồi đếm các đốt của cây tre. Có lần em hỏi ông: “Ông ơi, có cây tre nào có một trăm đốt không ạ?”. Nghe vậy ông bật cười: “Muốn có cây tre trăm đốt thì phải có thần chú cơ.” Nghe vậy em liền quấn lấy ông đòi biết được câu thần chú. Vậy là ông bảo em ngồi xuống rồi kể cho em nghe câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.
Chuyện kể về một anh chàng thanh niên tuy nghèo khó nhưng rất khỏe mạnh, chịu khó làm lụng. Anh làm đầy tớ cho một ông lão, và được ông ta hứa là nếu chịu khó làm lụng cho nhà lão mà không lấy tiền thì lão sẽ gả cô con gái xinh đẹp của mình cho. Nghe vậy, anh vui lắm, nên ra sức làm lụng mà không lấy dù chỉ một đồng điền công.
Tuy nhiên, khi đến lúc cô con gái xinh đẹp trưởng thành thì ông ta đổi ý. Muốn gả cô cho tên phú hộ trong làng. Vì vậy, hắn nói với chàng trai rằng, hãy tìm cho được một cây tre trăm đốt về làm đũa cưới thì mới gả con gái cho. Thế là chàng trai hì hục thi tìm cây tre trăm đốt. thế nhưng chàng tìm mãi, tìm mãi vẫn không tìm được cây tre trăm đốt nào cả. Quá mệt mỏi và tuyệt vọng, chàng ngồi xuống bật khóc tức tưởi. Đúng lúc đó bụt hiện lên, bảo anh hãy chặt một trăm đốt tre và dạy cho anh hai câu thần chú. Câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để một trăm đốt tre tự gắn lại với nhau tạo thành cây tre trăm đốt. Câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tự rời nhau ra để tiện di chuyển.
Thế là chàng trai mừng rỡ mang tre về nhà. Về đến nơi, chàng thấy trên sân là đám cỗ linh đình thì nhận ra là mình bị lừa. Thế là, chàng vội chạy lại, gọi ông lão lại xem cây tre trăm đốt. Khi lão ta vừa lại gần, chàng đọc ngay “Khắc nhập, khắc nhập” khiến lão bị dính luôn vào cây tre, trở thành đốt tre một trăm linh một. Cả nhà hỗn loạn, đầy tờ tìm mọi cách vẫn không gỡ lão ra được. mãi sau, lão đồng ý gả con gái cho chàng đúng như đã hứa. Chàng không tin ngay, mà bắt lão thề thốt nhiều lần mới thả cho lão xuống.
Từ đó, mọi người ai cũng nể phục chàng lắm. Còn chàng thì cưới được cô vợ xinh đẹp, chung sống bên nhau hạnh phúc.
Bài văn mẫu số 3
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi/ Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”. Câu thơ ấy còn mãi trong lòng tôi mỗi khi tôi nhớ lại những câu chuyện cổ tích mà bà tôi đã kể. Tôi như chìm đắm vào thế giới của bà tiên, ông Bụt của cô Tấm thảo hiền, những hình ảnh về tuổi thơ cứ trở lại trong tâm thức của tôi với biết bao kỉ niệm. Tôi vẫn nhớ như in, từng chi tiết trong câu chuyện của bà, tôi rất ấn tượng với hình ảnh anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”. Các bạn đã bao giờ nhìn thấy cây tre nào có một trăm đốt chưa? Rất lạ phải không, ấy thế mà anh Khoai trong câu chuyện lại là người đi tìm được cây tre trăm đốt các bạn ạ, và chúng ta sẽ nghe lại câu chuyện để hiểu tại sao anh ấy lại phải đi tìm cây tre trăm đốt nhé.
Ngày xửa, ngày xưa có một anh chàng nghèo tên là Khoai. Tính tình cần cù, chịu khó ai cũng quý mến. Anh đi ở cho nhà phú ông, giàu có trong vùng. Phú ông thấy anh chăm chỉ, hiền lành liền ngon ngọt dỗ dành anh. “Mày làm lụng thật giỏi rồi tao gả con gái út cho mày”. Khoai tưởng thật, nên đã làm lụng gấp năm gấp mười trước đây. Ba năm sau, cô Út đã lớn, đến tuổi lấy chồng nhưng anh Khoai cũng chẳng thấy phú ông nhắc gì đến chuyện sẽ gả con gái cho mình, anh Khoai buồn lắm.
Một hôm anh Khoai nghe người làm trong nhà nói chuyện, biết phú ông sắp gả cô Út cho con trai viên cai tổng giàu có, anh Khoai bất bình lắm, liền đến nói với ông chủ. Lúc ấy phú ông không giải thích gì với anh mà chỉ nói: “ Mày vào rừng đem về đây một cây tre trăm đốt để làm đũa cưới, tao cho mày cưới cô Út ngay”.
Vốn thật thà, Khoai tin theo lời phú ông hăm hở lên rừng tìm cây tre trăm đốt. Đi hết một ngày, qua nhiều cánh rừng anh chẳng tìm thấy cây tre nào trăm đốt cả. Trời đã dần tối, anh đã đếm qua không biết bao cây tre mà không thấy. Vừa mệt, vừa đói, lại nghĩ đến việc không tìm được cây tre mang về thì làm sao cưới được cô Út, anh thất vọng bèn ngồi khóc một mình. Bỗng nhiên có một cụ già, râu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ phúc hậu chống gậy đi đến gần anh và hỏi: “Cơ sự làm sao mà con khóc?”. Anh Khoai bèn kể lại cho cụ già nghe rõ sự tình, cụ liền bảo anh đi chặt nhanh về một trăm đốt tre. Sau khi anh Khoai mang tre về, cụ già nhìn vào đống tre và nói: “Khắc nhập, khắc nhập” Tức thì các đốt tre liên kết lại thành một cây tre đốt. Anh vui mừng lắm, nghĩ mình có thể nhanh chóng về nhà để hỏi cưới cô Út. Ý nghĩa ấy, thoáng hiện trong đầu anh, nhưng khi anh quay lại nhìn về chỗ cụ già vừa đứng thì cụ đã không còn ở đó. Anh liền nhanh chóng đứng dậy vác cây tre ra khỏi rừng, nhưng loay hoay mãi, quay hết chiều dọc đến chiều ngang anh cũng không thể xoay chuyển được cây tre. Thấy mình không làm được gì nữa, anh bất lực ngồi khóc. Cụ già một lần nữa lại hiện lên giúp và nói với anh nếu muốn mang cây tre ra khỏi rừng một cách đơn giản, con hãy nói: “Khắc xuất, khắc xuất”. Các khúc tre sẽ tự động rời khỏi nhau, con có thể dễ dàng mang chúng về nhà. Cụ già dặn anh Khoai ghi nhớ hai câu thần chú và cách dùng rồi biến mất, anh còn chưa kịp nói lời cảm ơn với cụ. Nhìn các đốt tre đã rời khỏi nhau, anh liền nhanh chóng bó chúng vào rồi tức tốc trở về nhà phú ông.
Vừa về đến ngõ nhà phú ông, anh Khoai không thể tin vào mắt mình, vì trong nhà đang tổ chức đám cưới linh đình cho cô Út. Thấy Khoai trở về, phú ông ra mặt cười đắc trí mà nói rằng: “Tao cần gì mấy khúc tre mày mang về chứ, mày nghèo thế làm sao lấy được con gái ông”. Anh Khoai thấy thế tức mình, bèn đọc câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” Tức thì các ống tre xếp vào nhau thành một cây tre trăm đốt, kéo cả phú ông và tên con rể nhà giàu kia vào. Hai người họ sau khi bị dính vào cây tre đã luôn miệng kêu gào, để có thể thoát ra khỏi cây tre, nhưng càng cựa quậy càng dính chặt hơn. Phú ông phải ra sức van xin, nài nỉ anh Khoai, xin tha anh mới đọc câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” ngay sau đó cây tre rời ra thành trăm đốt và phú ông cùng tên trọc phú thoát ra khỏi cây tre. Thoát nạn, phú ông giữ đúng lời hứa phải gả cô con Út cho anh Khoai, anh làm đám cưới với con phú ông trước sự chứng kiến của bà con làng xóm, ai nấy đều thấy vui và chúc phúc cho vợ chồng anh. Anh Khoai và cô Út sống hạnh phúc bên nhau suốt đời.
Kết thúc câu chuyện cây tre trăm đốt chúng ta vui vì luôn cảm thấy người tốt sẽ gặp được điều may mắn. Ông cha ta vẫn dạy “ Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì”. Và câu chuyện cây tre trăm đốt, là lời nhắc nhở với thế hệ trẻ ngày nay về lối sống, cách sống sao cho có thể trở thành người có ích trong xã hội.
Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.
Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.
Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.
Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân nói:
- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.
Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:
- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.
Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:
- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.
Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:
- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.
Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:
- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.
Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.
Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.
THAM KHẢO :
“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có ca gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lây dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
Ò... ó... o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Tham khảo:
Mẹ từng kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, tuổi thơ tôi lớn lên trong lời ru của mẹ và những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, tôi nhớ mãi một câu chuyện về tình mẫu tử cảm động ấy là câu chuyện Sự tích hoa cúc.
Ngày xửa ngày xưa có gia đình nghèo khó, chỉ có hai mẹ con nương tựa lẫn nhau, người mẹ quanh năm làm lụng chăm chỉ, vất vả để nuôi đứa con nhỏ, còn đứa con thì vô cùng ngoan ngoãn và hiếu thảo. Thế nhưng thật không may cuộc sống đầm ấm và hạnh phúc ấy bỗng sụp đổ khi người mẹ bị bệnh nặng, dù đứa con rất thương mẹ, em tìm hết tất cả các thầy thuốc giỏi trong vùng về chữa cho mẹ nhưng đáng tiếc là bệnh tình của bà vẫn không hề thuyên giảm.
Buồn bã, em bèn tìm đến chùa thắp hương khấn vái Phật tổ cầu mong cho mẹ em được tai qua nạn khỏi để sống đời với mình, những lời khẩn cầu tha thiết của người con đã làm cảm động cả trời xanh và Phật tổ. Vì thế ngài đã hóa thân thành một ông lão râu tóc bạc phơ, chống gậy đến trước mặt em rồi tặng cho em một bông hoa cúc vàng rực rỡ. Ông nói rằng đó là bông hoa cúc may mắn, là biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, giản dị, bảo em đem về trồng vào chậu cây trước nhà ngày ngày chăm sóc, bông hoa có bao nhiêu cánh chính là số năm mà người mẹ sống được ở trên đời. Người con rất vui mừng, vội lạy tạ ơn ông lão, lúc em ngẩng đầu lên thì đã không thấy người đâu nữa.
Trên đường trở về nhà, em cứ ngắm nghía bông cúc mãi, rồi bỗng nhiên em trở nên buồn bã, bông cúc chỉ có năm cánh vậy tức là mẹ chỉ sống được thêm 5 năm nữa ư? Thật ngắn ngủi quá, em muốn mẹ sống thật lâu với em cơ, thương mẹ quá em liền nghĩ ra cách xé thật nhỏ từng cánh hoa, cho đến khi chẳng còn đếm được số cánh nữa. Kể từ đó người mẹ hoàn toàn khỏi bệnh và sống hạnh phúc bên người con hiếu thảo.
Và loài hoa vàng rực rỡ, nhiều cánh ấy được gọi là hoa cúc, biểu tượng cho sự sống mạnh mẽ, kiên cường và tươi đẹp, cũng là tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của con cái theo quan niệm của người Việt.
Một hôm, quỷ mang tấm gương bay lên trời định soi vào Thượng Đe và các thiên thần. Nhưng khi quỷ tới gần cổng trời, tấm gương đột nhiên vỡ tan thành muôn vàn mảnh vụn.
Những mảnh vỡ này thật khủng khiếp! Người nào không may bị nó bắn vào tim hay vào mắt thì sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm.
Thật bất hạnh! Trong không trung còn vô số những mảnh vỡ ấy đang bay lơ lửng. Hôm ấy có một đôi bạn rất thân đang ngồi đọc sách bên cửa sổ. Cậu bé tên là Kay còn cô bé là Giéc-đa. Giéc- đa có giọng đọc êm ái và du dương nên Kay rất thích được nghe cô bé đọc sách.
Đang ngồi, Kay bỗng khuỵu ngã và kêu lên:
– ái, Giéc-đa ơi, sao mình thấy đau nhói ở tim và mắt thế này!
Thật tội nghiệp! Cậu bé khồng hề biết rằng mắt và tim mình đã bị những mảnh gương quỷ bắn vào. Từ lúc đó, Kay không muốn chơi với ai nữa. Cậu bé luôn tìm cách xa lánh mọi người, kể cả Giéc-đa. Rồi một ngày mùa đông tuyết rơi dày đặc, Kay đã rời nhà đi theo bà Chúa Tuyết trên một cỗ xe lớn màu trắng.
Bà Chúa Tuyết đã hồn lên trán Kay khiến cậu quên hết tất cả. Rồi bà đưa Kay lên thật cao và thật xa. Chẳng ai biết cậu bé đi đâu. Người ta đồn rằng Kay đã ngã xuống sông và bị dòng nước cuốn đi. Giéc-đa buồn lắm!
Mùa đông lạnh lẽo đã trôi qua và mùa xuân ấm áp đã quay lại. Cô bé hỏi tia nắng và những đàn chim đi tránh rét trở về, nhưng không có tin tức gì của Kay. Giéc-đa đem đôi giày đỏ mà cô bé rất thích ra bờ sông. Cô bé hỏi dòng sông:
– Sông ơi, có phải sông đã lấy mất Kay yêu quý của tôi không? Hãy trả bạn ấy cho tôi! Tôi sẽ tặng sông đôi giày đỏ này.
Giéc-đa thả đôi giày xuống nước. Nhưng sông trả lại đôi giày cho cô bé vì sông có bắt Kay đâu. Giéc-đa tưởng mình thả giày chưa đúng chỗ nên sông không nhận. Cô bé liền bước xuống một chiếc xuồng đang đậu sát bờ để thả giày ra xa hơn. Chiếc xuồng chòng chành rồi bị tuột dây buộc, từ từ trôi đi, Giéc-đa sợ hãi oà lên khóc.
Cô bé không biết làm cách nào để đưa được chiếc xuồng vào bờ, đành cứ mặc cho nó trôi theo dòng nước. Khi xuồng trôi đến gần một ngôi nhà bên bờ sông, Giéc-đa vội cất tiếng kêu cứu. Nghe tiếng kêu, một bà già từ trong nhà chạy ra.
Bà vừa giơ gậy lên, chiếc thuyền đã dạt ngay vào bến. Bà già đưa cô bé tội nghiệp vào nhà. Bà bày ra bàn rất nhiều món ăn ngon để cô bé đang lả người đi vì đói được ăn uống thoả thích.
Đã từ lâu, bà già phải sống cô đơn một mình, bà rất mừng khi được gặp Giéc-đa. Bà muốn giữ cô bé ở lại, nên tìm đủ mọi cách để cô bé được sống đầy đủ và vui vẻ.
Một hôm, Giéc-đa dạo chơi trong vườn. Cô bé nhìn thấy những bông hoa hồng tươi thắm, loài hoa mà cả Giéc-đa và Kay đều thích. Những bồng hồng ấy nhắc nhở cô bé nhớ đến bạn. Giéc-đa khẽ hỏi hoa hồng:
– Hoa ơi, hoa có biết Kay đang ở đâu không?
Các bông hồng đều lắc đầu. Giéc- đa buồn lắm. Cô bé vụt chạy ra khỏi vườn, quyết đi tìm Kay. Giéc-đa đi mãi, cô bé đã qua bao nhiêu làng mạc, hỏi thăm bao nhiêu người, nhưng vẫn chưa tìm thấy Kay.
Rồi mùa đông ào tới, tuyết rơi phủ trắng khắp nơi. Giéc-đa vừa đói, vừa mệt, dừng lại nghỉ bên một cây to đã rụng hết lá. Trên cây có vợ chồng anh Quạ đỏm dáng cũng đang đứng nghỉ.
Quạ hỏi:
– Cô bé ơi, cô đi đâu giữa mùa đông giá lạnh thế này?
Giéc-đa kể cho Quạ nghe chuyện của Kay. Quạ bảo:
– Tôi biết có một cậu bé giống như Kay của cô. Ta thử đến đó xem sao.
Vợ chồng anh Quạ bay trước dẫn đường, đưa Giéc-đa đến một toà cung điện nguy nga. Nơi đó có một căn phòng sang trọng và ấm áp. Giéc-đa bước vào căn phòng ấy và gặp một cô bé xinh xắn có mái tóc vàng óng, cùng một cậu bé giống hệt Kay.
Nhưng họ đều là công chúa và hoàng tử của xứ sở tươi đẹp mà Giéc- đa vừa đặt chân đến.
Hai người bạn mới đã khóc khi nghe vợ chồng anh Quạ kể về hành trình tìm bạn của Giéc-đa. Họ tặng ngay cô bé cỗ xe trượt tuyết bằng vàng cùng mọi vật dụng cần thiết để cô tiếp tục lên đường.
Vì muốn sớm tìm được bạn nên Giéc-đa đi suốt đêm ngày không nghỉ. Một đêm kia, cỗ xe đang lao vun vút thì bị một toán cướp xông ra chặn đường.
Lũ cướp loá mắt khi nhìn thấy cỗ xe vàng, chúng bắt người đánh xe quang vào rừng, đem con ngựa xẻ thịt nướng ăn. Còn Giéc-đa bị chúng lôi khỏi xe, bắt quỳ trên tuyết lạnh.
Khi mụ tướng cướp vừa kề con dao
sáng loáng vào cổ Giéc-đa, thì con gái mụ chạy đến níu giữ tay mẹ lại:
– Mẹ đừng giết cô bé này! Hãy để cô ta làm bạn với con.
Rồi con gái mụ tướng cướp kéo tay Giéc-đa lôi xềnh xệch về phòng.
Từ hôm đó, Giéc-đa không được đi đâu, suốt ngày phải quanh quẩn chơi với con gái mụ tướng cướp. Thấy Giéc- đa không vui, cô ta gặng hỏi và Giéc- đa đã đem chuyện của Kay kể cho cô ta nghe.
Bỗng mấy con chim bồ câu đang đậu trong phòng nghe thấy câu chuyện, cùng kêu lên:
– Cô bé ơi, cách đây ít ngày, chúng tôi có gặp Kay ngồi trên xe của bà Chúa Tuyết đấy.
– Thế các bạn có biết bà Chúa Tuyết ở đâu không? – Giéc-đa mừng rỡ
hỏi.
– Cô bé cứ hỏi bác Tuần Lộc, bác ấy biết rất rõ nơi ở của bà Chúa Tuyết – Bầy chim ríu rít trả lời.
Con gái mụ tướng cướp rất xúc động trước tình bạn của Giéc-đa. Cô ta an ủi bạn:
– Cậu đừng lo, sáng mai tớ sẽ sai Tuần Lộc chở cậu đi.
Hôm sau, hai cô bé dậy rất sớm. Con gái mụ tướng cướp chuẩn bị cho Giéc-đa đủ mọi thứ, rồi đỡ cô bé leo lên lưng Tuần Lộc.
Cô còn ghé tai Tuần Lộc dặn dò rất nhiều. Chú ta gật đầu và chở Giéc-đa lao vút đi.
Tuần Lộc băng qua rừng núi, qua những cánh đồng mênh mông phủ đầy tuyết trắng. Một ngày kia, Tuần Lộc ghé vào nhà bà cụ Tốt Bụng.
Bà cụ chỉ đường cho Tuần Lộc đi tiếp và còn viết thư nhờ bà bạn Thông Thái ở tít trên một đỉnh núi Tuyết giúp đỡ Giéc-đa.
Tuần Lộc và Giéc-đa lại tiếp tục cuộc hành trình.
Đường đi mỗi ngày một khó khăn vất vả. Vách núi Tuyết dựng đứng, Tuần Lộc phải ráng sức nhích từng tí một. Bão tuyết dữ dội như muốn chôn vùi đôi bạn trong tuyết lạnh. Phải chật vật lắm, Tuần Lộc mới đưa Giéc-đa lên được đỉnh núi và tìm đến chỗ bà cụ Thông Thái.
Bà cụ Thông Thái chỉ đường cho Giéc-đa và Tuần Lộc đi tiếp. Bà còn ân cần căn dặn:
– Các cháu còn phải vượt qua rất nhiều trở ngại mới tìm thấy được Kay. Cháu phải tìm cách lấy hết những mảnh gương quỷ trong người cậu ấy ra thì cậu ấy mới thoát khỏi bùa độc. Khi nào gặp nguy hiểm, cháu nhớ đọc kinh cầu nguyện. Chúa nhân từ sẽ giúp đỡ cháu.
Nghe bà cụ Thông Thái nói xong, Tuần Lộc và Giéc-đa vội vã lên đường ngay. Gần đến nơi bà Chúa Tuyết ở, họ gặp phải lũ quái vật tuyết khổng lồ. Chúng chồm lên như muốn nuốt gọn cả Giéc-đa và Tuần Lộc.
Nhớ lời bà cụ Thông Thái dặn, Giéc-đa thành kính đọc kinh cầu nguyện. Mỗi tiếng cô bé đọc lên là một thiên thần xuất hiện. Các thiên thần cầm vũ khí lao vào tấn công lũ quái vật tuyết. Trong chốc lát, đám quái vật đã tan tành thành những hạt tuyết li ti.
Không còn bị đám quái vật chặn đường, Giéc-đa vội vã giục Tuần Lộc đi nhanh tới toà lâu đài bằng băng của bà Chúa Tuyết.
Trong toà lâu đài băng giá đó, Kay đang tím tái vì rét. Cậu bé ngồi bất động trước một đống những mảnh băng vụn và không hề biết Giéc-đa đang đứng ngay bên cạnh.
Giéc-đa thương Kay quá, nước mắt lăn dài trên má cô bé rồi nhỏ xuống ngực Kay. Những giọt nước mắt đầy tình yêu thương ấy thấm vào tận trái tim lạnh lùng của cậu bé, làm tan biến mảnh gương quỷ. Trái tim Kay ấm áp trở lại và cậu bé bật khóc. Mảnh gương quỷ trong mắt cậu bị nước mắt cuốn trôi đi, và Kay nhận ra Giéc-đa…
Cậu bé như bừng tỉnh cơn mơ, xúc động nói với bạn:
– Ôi Giéc-đa, mình lạnh quá! Mình ước ao nhanh chóng được trở về ngôi nhà ấm áp và quen thuộc đầy hương hoa hồng. Mình sẽ lại được ngồi bên cửa sổ nghe bạn đọc sách!
Khi bà Chúa Tuyết quay về, thấy Giéc-đa và Kay ra khỏi toà lâu đài băng giá. Bà biết rằng tình bạn của Giéc-đa đã giúp Kay thoát khỏi bùa phép của quỷ. Bà đành để đôi bạn rời khỏi xứ sở đầy băng tuyết lạnh lẽo trở về quê hương.
Lúc này mùa đông đã trôi qua, và mùa xuân đã trở lại.
Khắp nơi cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi mơn mởn. Trăm hoa đua nở rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời ấm áp. Giéc-đa và Kay như được chắp cánh, chẳng mấy chốc đôi bạn đã trở về nhà. Cả nhà mừng rỡ mở tiệc ăn mừng.
Trong bữa tiệc ấy, bạn bè của Kay và Giéc-đa cùng cất cao tiếng hát ca ngợi tình bạn cao quý và đẹp đẽ.
'Cô bé bán diêm' là một trong những truyện cổ tích tôi ấn tượng nhất. Giấc mộng cuối cùng của cô bé là điều tôi không thể nào quên được khi đọc đến đó. Cô bé chỉ có vỏn vẹn 4 giấc mộng, mà giấc mộng cuối cùng của cô bé cũng chính là khi cô bé rời đi khỏi thế gian. Em đã từng có một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình. Nhưng cũng chỉ là đã từng, vì bây giờ cô bé phải vượt qua cái rét lạnh của đêm giao thừa, của mùa đông băng giá chỉ để kiếm từng đồng nhờ việc bán diêm để mang tiền về cho người cha rượu chè kia. Với lứa tuổi cô bé lẽ ra phải đang quây quần bên gia đình, được sự ấm áp bao bọc của người thân đón giao thừa. Còn cô bé ở một góc khuất vì cái rét buốt đã quẹt từng que diêm cho ánh lửa rực cháy ấy để tưởng tượng ra nỗi khao khát tình thương yêu, hạnh phúc của mình. Phải đau khổ như thế nào mới có thể tưởng tượng ánh lửa của que diêm là những niềm ước ao của mình được chứ! Cô bé quẹt từng que diêm nhưng mỗi khi quẹt ra, những giấc mộng đó đều nhanh chóng vụt tắt. Đến que diêm cuối cùng, em thấy được người bà quá cố đã từng nuông chiều em bao nhiêu đang dang rộng đôi bàn tay ra để đón lấy em. Em đã nhào vào lòng bà, tựa như chìm vào với sự ấm áp của bà mang lại-một hạnh phúc vĩnh hằng. Vào buổi sáng hôm sau mọi nguờ đã phát hiện ra cô bé. Em đã ra đi vĩnh viễn nhưng trên môi vẫn nở một nụ cười. Điều đó thật đau buồn, nhưng đó cũng là một sự ra đi hạnh phúc đối với cô bé vì đã rời khỏi một cuộc sống bất hạnh đầy những người vô tâm.
tấm cám
Truyện cổ tích Tấm Cám là một câu chuyện có từ rất lâu, và đã đồng hành với biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam ta.
Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính là cô Tấm dịu dàng, nết na. Cô Tấm mồ côi mẹ từ sớm. Cha sau khi đi bước nữa không lâu thì qua đời, dể cô sống một mình với bà dì ghẻ và người con riêng của bà là Cám. Biết bao đau khổ của đời Tấm đều do hai mẹ con độc ác này gây nên.
Suốt những năm tháng tuổi thơ đến khi lớn lên, Tấm bị dì ghẻ bắt làm việc quần quật suốt ngày, lại chịu cảnh mắng nhiếc, thiếu thốn đủ đường. Một lần, dì ta lấy chiếc yếm đào mới để tổ chức cho Tấm và Cám thi mò cua bắt ốc. Dĩ nhiên với tính chăm chỉ của mình, phần hơn sẽ phải nghiêng về Tấm. Ngờ đâu Cám gian xảo đã bày mưu lừa Tấm đi gội đầu sạch sẽ, để cướp giỏ tôm cua về nhà trước. Chờ Tấm lên bờ thì trong giỏ chỉ còn mỗi con cá bống nhỏ xíu. Tấm bật khóc nức nở, thì ông Bụt hiện lên và dặn dò cô mang cá bống về nuôi.
Tấm nuôi cá trong cái giếng sau nhà. Hôm nào cũng mang cơm ra cho cá ăn, và hát bài hát riêng của mình thì bống mới ngoi lên. Ngờ đâu, mụ dì ghẻ độc ác đã rình mò và nghĩ ra kế xấu. Mụ ta lừa Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, rồi ở nhà bắt chước Tấm gọi cá bống lên và ăn thịt. Ăn xong, mụ chôn xương cá ở góc bếp. Chờ đến lúc Tấm về nhà, mang cơm ra giếng, gọi bống lên thì chỉ còn cục máu đỏ tươi mà thôi. Buồn bã, Tấm bật khóc nức nở. Ông Bụt lại hiện lên, chỉ cho Tấm lấy nắm thóc cho gà ăn, để nó bới đất tìm xương cá bống cho. Rồi ông dặn Tấm chôn xương vào bốn chiếc bình, đặt ở chân giường.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội tuyển vợ, con gái khắp nơi xúng xính váy áo để đi trảy hội. Tấm cũng hớn hở theo. Cô xin dì ghẻ cho được đi trảy hội. Ngờ đâu, bà ta bắt cô phải nhặt hết một đống đầy hạt gạo, hạt đỗ lẫn vào nhau xong mới được đi hội. Đau khổ, lần nữa Tấm lại òa khóc. Ông Bụt lại hiện lên lần nữa, gọi đàn chim sẻ đến giúp Tấm. Nhờ vậy, cô nhanh chóng hoàn thành xong công việc dì ghẻ giao. Nhưng bây giờ, cô lấy gì mặc để đi hội, khi cô chỉ toàn những bộ trang phục cũ rích? Thấy cô băn khoăn, ông Bụt bảo cô lấy những chiếc bình ở chân giường lên. Chao ôi, bên trong là bộ váy và đôi hài lộng lẫy. Mặc lên, Tấm đẹp như một nàng công chúa vậy.
Có váy áo, Tấm cảm ơn ông Bụt rồi hớn hở đến hội. Lúc đi qua sông, cô đánh rơi một bên giày xuống nước. Người đến hội đông quá, cô không sao xuống tìm giày được. Đúng lúc đó, voi của vua đi ngang qua, vướng chiếc giày nên mãi chẳng chịu đi. Vua cho lính xuống mò lên, ngắm đôi giày một lát, vua ra chỉ: Ai đi vừa chiếc giày ấy, sẽ được làm vợ vua. Biết bao cô gái đến thử vận may, nhưng chẳng ai vừa cả. Đến lượt Tấm, cô vừa đi thử là vừa ngay như in. Thế là Tấm trở thành hoàng hậu.
Tuy trở thành vợ vua, nhưng cô Tấm vẫn giữ nguyên những đức tính chăm chỉ ngày nào. Năm đó, đến giỗ cha, cô xin vua được trở về quê lo giỗ. Về nhà, cô tự tay mình chuẩn bị một mâm cũng tươm tất để thờ cha. Đến lúc sau, mụ dì ghẻ nhờ Tấm trèo lên cây hái buồng cau. Rồi nhân lúc cô ở trên cau thì chặt gốc, khiến cô ngã xuống ao rồi qua đời.
Nhờ phép lạ, Tấm không chết mà hóa thành vàng anh bay vào cung vua. Vua quý vàng anh lắm, đi đâu cũng mang theo. Điều này khiến Cám - kẻ mặc áo của Tấm vào cung để thay chị hầu vua ghen tức vô cùng. Nhân một hôm vua đi vắng, Cám bắt chim ăn thịt, rồi vứt lông chim ở góc vườn. Từ đống lông chim ấy, mọc lên một cây xoan cao lớn xum xuê lạ thường. Ở dưới bóng mát của cây, vua cảm thấy rất thoải mái, nên cho lính mắc võng dưới cây rồi thường xuyên ra đó nghỉ ngơi. Ghen tức với cây xoan, chờ vua đi tuần, Cám cho người chặt cây làm thành khung cửi. Nhưng mỗi lần Cám dệt vải, khung cửi lại kêu lên kẽo cà kẽo kẹt những tiếng chửi mắng đáng sợ khiến cô ta khiếp vía. Nên cô ta cho người đốt khung cửi thành tro, rồi đem ra đổ ở ngã tư thật xa cung vua.
Cám cứ tưởng thế là xong nên hả hê lắm. Ngờ đâu từ đống tro ấy, mọc lên một cây thị to lớn, rồi cây cho ra một quả thị duy nhất, tỏa hương thơm ngát. Có bà bán nước ở gốc cây thấy vậy đã xin cây cho lấy trái thị về nhà để ngửi, và hứa là không ăn quả. Thế là quả thị rớt vào bị của bà. Từ hôm đó, chờ bà cụ đi vắng, cô Tấm từ trong quả thị bước ra, giúp bà việc nhà, cơm nước. Bà cụ thấy lạ, nên rình xem và phát hiện ra cô. Bà đã ôm chầm lấy Tấm và xin được nhận cô làm con nuôi. Từ đó, hai người trở thành mẹ con của nhau.
Một hôm, nhà vua đi tuần về, nghỉ chân ở quán nước của bà cụ. Nhìn những miếng trầu cánh phượng hệt như vợ têm, vua liền mời người têm trầu ra gặp mặt. Khi nhìn thấy nhau, hai người mừng mừng tủi tủi, ôm chầm lấy nhau trọng hạnh phúc. Sau đó, Tấm theo vua về cung, chung sống hạnh phúc. Còn mẹ con Cám thì bị đuổi đi biệt xứ, không bao giờ trở về nữa. Thật xứng đáng cho hai kẻ độc ác.
“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.
"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là u Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và u Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, u Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, u Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. u Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. u cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn u Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo u Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.