(1,0 điểm) Từ khát vọng của chim yến, em nghĩ gì về khát vọng của con người trong cuộc số...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(0.5 điểm) Chỉ rõ hai trợ từ được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:      Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:      – Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ? Bài đọc: HAI KIỂU ÁO        Một ông quan lớn đến hiệu may, may một...
Đọc tiếp

(0.5 điểm)

Chỉ rõ hai trợ từ được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:

     Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:

     – Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Bài đọc:

HAI KIỂU ÁO

       Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:

       – Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

       Quan cau mày lại hỏi:

       – Nhà ngươi muốn biết như thế để làm ?

       Người thợ may liền đáp:

       – Thưa, con hỏi thế để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc !

       Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí và truyền:

       – Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

*Tấc: đơn vị đo chiều dài thời cổ của Việt Nam, một tấc bằng khoảng 10 cm.

1
HAI KIỂU ÁO Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dan, người thợ may bèn hỏi : - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ? Quan lớn ngạc nhiên : - Nhà ngươi biết để làm gì ? Người thợ may đáp : - Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bão : - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

nhớ tick cho em nhé cô.

(1.0 điểm) Hãy liên hệ với một nhân vật khác trong tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười dân gian em đã học cũng có một thói xấu nào đó đã bị đem ra châm biếm giống như vị quan trong câu chuyện trên. (Nêu rõ nhan đề tác phẩm, tên nhân vật và chỉ ra thói xấu). Bài đọc: HAI KIỂU ÁO        Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Hãy liên hệ với một nhân vật khác trong tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười dân gian em đã học cũng có một thói xấu nào đó đã bị đem ra châm biếm giống như vị quan trong câu chuyện trên. (Nêu rõ nhan đề tác phẩm, tên nhân vật và chỉ ra thói xấu).

Bài đọc:

HAI KIỂU ÁO

       Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:

       – Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

       Quan cau mày lại hỏi:

       – Nhà ngươi muốn biết như thế để làm ?

       Người thợ may liền đáp:

       – Thưa, con hỏi thế để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc !

       Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí và truyền:

       – Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

*Tấc: đơn vị đo chiều dài thời cổ của Việt Nam, một tấc bằng khoảng 10 cm.

1

- Một số truyện cười: Kẻ ngốc nhà giàu, Đẽo cày giữa đường, Tam đại con gà, Đi chợ,…

- Kể chuyện: Tam đại con gà

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ” đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.

Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

– Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…

Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:

– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.

Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:

– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

cô nhớ tick cho em nhé.

2 tháng 6 2020

Câu chuyện nhỏ trên gợi cho em suy nghĩ là : Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời, đồng thời phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội để đạt đến đích.

( Chúc bạn học tốt )


 

(1 điểm) Tác phẩm gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm và hành động của tầng lớp học sinh, sinh viên, trí thức đối với đất nước trong thời đại ngày nay? Bài đọc: ​Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh ấy mới hời! Ghế tréo lọng xanh ngồi...
Đọc tiếp

(1 điểm)

Tác phẩm gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm và hành động của tầng lớp học sinh, sinh viên, trí thức đối với đất nước trong thời đại ngày nay?

Bài đọc:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!

(Vịnh tiến sĩ giấy, bài 2, “Thơ văn Nguyễn Khuyến”)

* Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ tuy nhà nghèo nhưng rất hiếu học, thông minh, chăm chỉ. Sau này đi thi, ông đỗ đầu cả ba kì Hương, Hội, Đình nên tục gọi Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm, nổi tiếng thanh liêm. Đến khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, ông cáo quan về ở ẩn, nhưng trong lòng vẫn tha thiết tâm sự yêu nước và nỗi niềm u uẩn trước thời thế.

1. Tiến sĩ giấy: hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy, một trong những đồ chơi quen thuộc của trẻ em xưa, thường được bán vào dịp tết Trung thu. Làm loại đồ chơi này, người ta có ý khơi dậy ở trẻ em lỏng ham học và ý thức phấn đấu theo con đường khoa cử.

2. Biển: tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ “ân tứ vinh quy”.

3. Cân đai: cân là cái khăn, đai là cái vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu.

4. Nghè: tiến sĩ (theo cách gọi dân gian).

5. Giáp bảng: bảng hạng cao nhất, công bố kết quả thi cử ngày xưa.

6. Văn khôi: người đứng đầu làng văn.

7. Bảnh chọe: chỉ dáng vẻ oai vệ cùng lối ăn mặc đầy tính trưng diện.

0
(1.0 điểm) Phân tích nghĩa hàm ẩn trong câu nói của người thợ may: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc ạ! để từ đó làm rõ mục đích trào phúng của truyện. Bài đọc: HAI KIỂU ÁO        Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Phân tích nghĩa hàm ẩn trong câu nói của người thợ may: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc ạ! để từ đó làm rõ mục đích trào phúng của truyện.

Bài đọc:

HAI KIỂU ÁO

       Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:

       – Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

       Quan cau mày lại hỏi:

       – Nhà ngươi muốn biết như thế để làm ?

       Người thợ may liền đáp:

       – Thưa, con hỏi thế để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc !

       Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí và truyền:

       – Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

*Tấc: đơn vị đo chiều dài thời cổ của Việt Nam, một tấc bằng khoảng 10 cm.

1

HAI KIỂU ÁO
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luôn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:
Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?
Quan lớn ngạc nhiên:
- Nhà ngươi biết để làm gì ?
Người thợ may đáp:
Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:
Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(1 điểm) Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong hai câu thơ sau: “Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi.” Bài đọc: Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh ấy mới hời! Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ...
Đọc tiếp

(1 điểm)

Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong hai câu thơ sau:

“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.”

Bài đọc:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!

(Vịnh tiến sĩ giấy, bài 2, “Thơ văn Nguyễn Khuyến”)

* Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ tuy nhà nghèo nhưng rất hiếu học, thông minh, chăm chỉ. Sau này đi thi, ông đỗ đầu cả ba kì Hương, Hội, Đình nên tục gọi Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm, nổi tiếng thanh liêm. Đến khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, ông cáo quan về ở ẩn, nhưng trong lòng vẫn tha thiết tâm sự yêu nước và nỗi niềm u uẩn trước thời thế.

1. Tiến sĩ giấy: hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy, một trong những đồ chơi quen thuộc của trẻ em xưa, thường được bán vào dịp tết Trung thu. Làm loại đồ chơi này, người ta có ý khơi dậy ở trẻ em lỏng ham học và ý thức phấn đấu theo con đường khoa cử.

2. Biển: tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ “ân tứ vinh quy”.

3. Cân đai: cân là cái khăn, đai là cái vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu.

4. Nghè: tiến sĩ (theo cách gọi dân gian).

5. Giáp bảng: bảng hạng cao nhất, công bố kết quả thi cử ngày xưa.

6. Văn khôi: người đứng đầu làng văn.

7. Bảnh chọe: chỉ dáng vẻ oai vệ cùng lối ăn mặc đầy tính trưng diện.

0
Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để...
Đọc tiếp

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.k

Những cái "buồn" của nhân vật 'tôi' thể hiện như thế nào? Qua đó em hiểu ý nghĩ của n.v tôi như thế nào?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

* Những cái "buồn" của nhân vật tôi thể hiện trong truyện:

- Ông giáo buồn khi muốn đỡ đần, giúp đỡ lão Hạc nhưng lão nhận ra sự khó chịu của thị - vợ ông giáo. Nên từ đó lão xa ông giáo dần, từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo.

- Ông giáo buồn khi biết tin lão Hạc xin Binh Tư bả chó. Ông giáo nghĩ lão Hạc đến bước đường cùng cũng trở nên tha hóa, nối gót Binh Tư, đi bắt chó nhà hàng xóm để có miếng ăn.

- Ông giáo buồn khi hóa ra cuộc đời vẫn đáng buồn khi cái sự nghèo khiến con người dễ bị tha hóa (như Binh Tư) hoặc bị dồn vào đến bước đường cùng (như lão Hạc), phải chọn cái chết để giữ lương tri và lòng tự trọng

* Những điều "buồn" cho thấy ông giáo là người giàu tình cảm, có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Biết nghĩ và biết thương người. Chỉ có điều nhận thức được những điều ấy mà không đủ sức mạnh để thay đổi, chuyển suy xã hội nên chỉ biết đau lòng, khóc và thương cho những kiếp người bất hạnh.

(0.75 điểm) Truyện “Tam đại con gà” muốn khuyên răn những người đi học điều gì? Bài đọc: TAM ĐẠI CON GÀ        Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.        Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.        Một hôm, dạy sách “Tam thiên tự”, sau chữ “tước”...
Đọc tiếp

(0.75 điểm)

Truyện “Tam đại con gà” muốn khuyên răn những người đi học điều gì?

Bài đọc:

TAM ĐẠI CON GÀ

       Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

       Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

       Một hôm, dạy sách “Tam thiên tự”, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng vẫn thấp thỏm.

       Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

       Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

       - “Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…”

       Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

       - Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?

       Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:

       - Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia.

       Nhà chủ càng không hiểu, hỏi:

       - Tam đại con gà nghĩa làm sao?

       - Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986)

0
Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.   Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.  Vả lại ở nhà cũng rét...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.

  Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

  Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.

  Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?”...

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Chỉ ra và cho biết tác dụng của thán từ trong đoạn trích trên.

3. Giải thích vì sao trong đoạn trích trên em bé không thể trở về nhà? Chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì về nỗi bất hạnh của em bé?

4. Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) làm sáng tỏ vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là các em nhỏ, trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ (gạch chân và chú thích).

5. Em hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về nỗi bất hạnh của những em nhỏ và ghi rõ tên tác giả.

0