K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7 2018

1. Vua Hùng họ Lộc

2. Họ Hồng Bàng kéo dài được tất cả 2 622 năm 

3. Nhân vât chính trong truyện Sự tích trái Dưa Hấu là Mai An Tiêm và ý nghĩa của câu chuyện là :

chỉ những người dám nghĩ, dám làm mới nhận được kết quả xứng đáng. Mai An Tiêm không hề sợ đức vua, chàng dám nói lên suy nghĩ của mình và không hề nao núng trước sự nghèo khổ. Chàng gieo hạt giống xuống đất, ươm giống lòng tin, hạnh phúc trong đời như đã trồng dưa ngoài đảo hoang với đôi bàn tay trắng và sự cần cù cũng như sự thông minh sáng tạo của mình.

11 tháng 7 2018

1 . Vua Hùng họ Lộc .

2 . Họ Hồng Bàng kéo dài tất cả được 2622 năm .

3 . Nhân vật chính trong sự tích trái dưa hấu ( đỏ ) là Mai An Tiêm . Ý nghĩa của câu chuyện là : Chỉ những người dám nghĩ , dám làm mới nhận được kết quả xứng đáng . Mai An Tiêm không hề sợ đức vua , chàng dám nói lên suy nghĩ của mình và không hề nao núng trước sự nghèo khổ . Chàng gieo hạt xuống đất , ươm giống lòng tin , hạnh phúc trong đời như đã trồng dưa ngoài đảo hoang với đôi bàn tay trắng và sự cần cù cũng như sự thông minh sáng tạo của mình .

Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội...
Đọc tiếp

Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản... Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phất từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.

Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

1
6 tháng 12 2017

- Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến truyền thống dân tộc: Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản...

- Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: Nắm tro bếp thưở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá cùa cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.

"Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinhhọ Vương thấy ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí.Vị chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng làphải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghịDiên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi...
Đọc tiếp

"Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh
họ Vương thấy ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí.
Vị chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là
phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị
Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước
ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng".
 1/ Đoạn văn nói về ai ? ...............................................................................................
 2/ Kể những tên gọi khác nhau của nhân vật đó là gì? Và hãy chỉ ra ý nghĩa của việc gọi tên
nhân vật như trên.

0
8 tháng 6 2018

theo mình là câu a vì :

" Nếu họ   /  vẫn khóc , con  / hãy làm cho trái tim họ được bình yên "  

         CN1       VN1        CN2               VN2

1. Dựa vào nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành 3 nhóm: truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng.a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.=> Xem hướng...
Đọc tiếp

1. Dựa vào nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành 3 nhóm: 

truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng.

a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)

b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.

c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Tìm và ghi vào vở những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc có trong đoạn văn sau

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản,...Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của thế hệ mai sau.

                                                                                Help me!.......................

0
15 tháng 2 2019

Ngày xưa có một người trẻ tuổi tên là Mai An Tiêm. Chàng là người ở một nước đâu tận vùng biển phía Nam, bị bán làm nô. Một hôm, chàng bị bọn lái buôn chở đến bán cho Hùng Vương. Mai An Tiêm học nói tiếng Việt rất chóng. Chàng nhớ nhiều chuyện, biết nhiều điều thường thức, lại lắm tài nghề. Càng ngày vua càng yêu dấu, không lúc nào rời. Năm ba mươi lăm tuổi, chàng làm quan hầu cận, có một ngôi nhà riêng ở gần cung vua. Vợ Mai là con gái nuôi của vua đã sinh được một trai lên năm tuổi. Mai có đủ mọi người hầu hạ, trong nhà của ngon vật lạ không thiếu thứ gì. Tuy oai quyền không lớn lắm nhưng chàng được mọi người sợ phục. Nhiều kẻ vẫn thường lui tới cầu cạnh. Nhưng thấy Mai có địa vị cao, cũng không hiếm gì những kẻ sinh lòng ghen ghét.

Một hôm, trong một bữa tiệc đãi các quan khách, giữa lúc mọi người không ngớt lời xưng tụng mình, Mai An Tiêm nhún nhường bảo họ:

- Có gì đâu! Tất cả mọi thứ trong nhà này đều là vật tiền thân của tôi cả!

Mai nói rất tự nhiên. Bởi vì tôn giáo xứ sở chàng bảo rằng cái sướng cái khổ hiện tại là kết quả của sự ăn ở tốt hay xấu của tiền kiếp. Nhưng trong số người dự tiệc có mấy viên quan hầu gần vua, vốn ghét chàng từ lâu. Chụp lấy câu nói mà họ cho là ngạo mạn đó, họ bèn vội vàng về tâu cho vua biết.

Vua Hùng nghe nói vô cùng giận dữ. Vua gầm lên:

- Chà! Thằng láo! Hôm nay nó nói thế, ngày mai nó còn tuôn ra những lời bất kính đến đâu. Quân nô lệ phản trắc! Giam cổ nó lại cho ta!

Buổi chiều hôm ấy, Mai bị bắt bỏ vào ngục tối. Bấy giờ chàng mới hiểu chàng lỡ lời. Mai tự bảo: - "Nếu từ nay trở đi ta bị đày đọa là vì kiếp trước ta đã cư xử không phải".

Trong khi đó thì ở triều, các quan họp bàn để xử án Mai. Nhiều người đề nghị xử tử. Có người đề nghị cắt gót chân. Nhưng lời tâu của một ông quan già làm cho Hùng Vương chú ý:

- Hắn bị tội chết là đúng. Nhưng trước khi hắn chết ta nên bắt hắn phải nhận ra một cách thấm thía rằng những của cải của hắn đây là do ơn trời biển của bệ hạ chứ chả phải là vật tiền thân nào cả. Tôi nghe ngoài cửa Nga-sơn có một hòn đảo. Cho hắn ra đấy với một hai tháng lương để hắn ngồi ngẫm nghĩ về "vật tiền thân" của hắn trước khi tắt thở.

Vua Hùng gật đầu chấp thuận. Nhưng sau khi ra lệnh, vua còn dặn: - "Cho hắn lương vừa đủ dùng trong một mùa, nghe không".

*

Hôm đi đày, tuy ai nấy hết lời can ngăn nhưng vợ Mai An Tiêm vẫn nhất quyết theo chồng ra hải đảo. Nàng bồng cả con trai đi theo. Tất cả mọi người đều cho là việc rồ dại. Còn nàng thì tin ở lời chồng: - "Trời sinh voi trời sinh cỏ. Lo gì!".

Nhưng khi bước chân lên bãi cát hoang vu mịt mù, người thiếu phụ đó cũng không ngăn nổi cảm giác tủi thân, nức nở gục vào vai chồng:

- Chúng ta đành chết mất ở đây thôi.

Mai ôm con, bảo vợ:

- Trời luôn luôn có con mắt. Cứ phấn chấn lên. Đừng lo!

Hơn một tháng đầu, đời sống của vợ chồng đã tạm ổn. Nhà ở thì chui trong hốc đá đã được đan phên che sương gió. Nước uống thì đá  có suối. Muối không có thì đã có nước biển. Nhưng còn việc kéo dài sự sống? Hai vợ chồng nhìn vào bồ gạo đã vơi: - "Nếu chúng ta có được một nắm hạt giống thì quyết không lo ngại gì cả".

Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương Tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. Ít lâu sau từ những hạt ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi. Dây bò đến đâu, những quả xanh non mơn mởn nhú ra đến đấy. Ít lâu sau nữa, vợ chồng ra xem thì quả nào quả ấy đã lớn lên như thổi, da xanh mượt, tròn to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị thanh thanh dịu ngọt. Càng ăn càng mát đến ruột gan. Mai reo lên:

- Ồ! đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa Tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương Tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng ta rồi!

Từ hôm đó hai vợ chồng cố trồng thêm cho thật nhiều dưa. Họ trù tính ăn dưa thay cơm để đỡ phải dùng số gạo đã gần kiệt.

Một hôm vợ chồng Mai bắt gặp một chiếc thuyền đánh cá đi lạc ra đảo. Sau khi giúp họ sửa buồm lái để trở về đất liền, Mai còn đưa biếu một số dưa để họ đưa về cho mọi người nếm thử. Mai bảo họ chở gạo ra đổi lấy dưa. Chỉ cách mấy ngày, con thuyền thứ nhất đã đến cắm neo ở bến, chở ra cho hai vợ chồng khá nhiều gạo. Hai bên y ước: một bên nhận lấy số gạo còn một bên xếp dưa xuống thuyền.

Từ đó trở đi, bữa ăn của họ đã khác trước. Ngồi bên nồi cơm trắng hơi lên nghi ngút, vợ Mai ôm lấy con, lẩm bẩm: - "Trời nuôi sống chúng ta thực!" Cũng từ hôm đó, vợ chồng trồng thêm nhiều dưa nữa. Kết quả là thuyền buôn có, thuyền chài có, lũ lượt ra đỗ ở hải đảo đưa gạo, áo quần, gà lợn, dao búa, lại có cả các thứ hạt giống khác, để đổi lấy dưa.

Những người trong thuyền nói với Mai:

- Thật quả từ xưa chưa hề có loại dưa nào quý đến thế.  Ở vùng chúng tôi ai cũng ao ước được nếm một miếng thứ "dưa hấu" này dù phải đổi bao nhiêu gạo cũng không tiếc.

 Ngày ấy người ta tranh nhau mua dưa lấy giống cho nên chỉ trong vài ba năm giống dưa lan tràn khắp nơi. Tên tuổi vợ chồng Mai An Tiêm được truyền đi xa rộng. Dân gọi tôn là "Bố cái dưa Tây".

*

Lại nói chuyện vua Hùng một hôm la rầy viên quan hầu đã vì dốt nát để thợ dựng hỏng một ngôi nhà. Vua buột miệng than thở - "Phải chi có Mai An Tiêm thì đâu đến nỗi". Ngày hôm đó vua nhắc mãi đến chàng. Đã hai lần vua cho hỏi Lạc hầu xem hiện giờ Mai đang làm gì ở đâu. Lạc hầu đáp liều: - "Chắc hắn không còn nữa!".

Nhưng vua không tin. Vua sai ngay một tên nô khác cấp cho lương ăn và thuyền để hắn vào châu Ái tìm Mai An Tiêm. Một tháng sau, hắn ta mang về cho vua một thuyền đầy dưa Tây và nói:

- Đây là lễ vật của ông bà Mai dâng bệ hạ.

Hắn kể cho vua biết rõ những ngày tân khổ và tình trạng hiện nay của hai vợ chồng Mai. Rồi hắn tâu tiếp:

- Bây giờ ông bà Mai đã có nhà cửa ở ngoài ấy khá đẹp, có đến hơn mười người hầu hạ, có bãi dưa, có ruộng lúa và rất nhiều lợn gà...

Vua Hùng càng nghe càng sửng sốt. Vua chắt lưỡi bảo mấy viên quan hầu cận ngày nọ đã tố cáo Mai:

- Hắn bảo là vật tiền thân của hắn, thật đúng chứ không sai!

Vua bèn sai một đoàn lính hầu đi đón hai vợ chồng về, cho Mai trở lại chức cũ. Vua lại ban cho hai người con gái hầu để an ủi chàng.

Bây giờ chỗ hải đảo, người ta còn gọi là bãi An Tiêm. Những người kế tiếp công việc của hai vợ chồng Mai trên đảo vẫn còn dòng dõi đông đúc. Họ lập thành làng gọi là làng Mai-an. ở ngôi nhà cũ của Mai thì họ lập đền thờ hai vợ chồng chàng. Nhân dân gọi là "ông bà tổ dưa Tây (hay dưa hấu)"[1].

Mk ko kể theo lời Mai An Tiêm nha !

Lý Thái Tông (1000 - 1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách,đồng thời rất quan tâm phát triển sản xuất,mở mang văn hóa,chăm lo đời sống nhân dân.Nhiều lần,vào đầu xuân,vua đi thăm ruộng và tự cày ruộng.Có vị quan thấy vua cầm cày,nói:"Bệ hạ cần gì phải làm công việc của nông phu".Vua bảo:"Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm học noi theo?"Để khuyến khích dùng hàng trong...
Đọc tiếp

Lý Thái Tông (1000 - 1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách,đồng thời rất quan tâm phát triển sản xuất,mở mang văn hóa,chăm lo đời sống nhân dân.

Nhiều lần,vào đầu xuân,vua đi thăm ruộng và tự cày ruộng.Có vị quan thấy vua cầm cày,nói:"Bệ hạ cần gì phải làm công việc của nông phu".Vua bảo:"Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm học noi theo?"

Để khuyến khích dùng hàng trong nước,năm 1040,vua dạy cho cung nữ dệt gấm vóc.Tháng hai âm lịch,vua cho đem gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra may áo phát cho các quan.Nhà vua làm vậy để tỏ ý từ nay vua sẽ dùng gấm vóc tự dệt,không dùng hàng nước Tống nữa.

Năm 1040,cả nước được mùa,vua xuống chiếu giảm một nửa tiền thuế cho dân.Nhà vua bào:"Trăm họ đã no đủ thì trẫm lo gì không no đủ?".

Suốt một đời làm vua,Lý Thái Tông được ca ngợi là vị vua hiền,nhưng ông cũng tự răn mình là người ít đức.Thấy các quan xử án làm nhiều người oang uổng,vua cho soạn một bộ luật rõ ràng ,dễ hiểu,dễ thực hiện.Đó là bộ luật đầu tiên của nước ta .

Năm 1049,vua chiêm bao thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen và dắt vua lên tòa.Tỉnh dậy,vua đem việc ấy bàn với triều đình rồi cho xây một ngôi chùa hình tòa sen đặt trên một cột đá ở giữa hồ sen.Đó là Chùa Một Cột có kiến trúc rất độc đáo nằm ở thủ đô Hà Nội ngày nay.

1.Em hiểu câu nói của vua Lý Thái Tông;"Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo?

A.Vua đi cày để hướng dẫn trăm họ cách cày ruộng                   B.Vua đi cày để khuyến khích trăm họ chăm việc nhà nông

 

1
17 tháng 4 2018

B.Vua cày để khuyến khích họ chăm việc nhà.

Chúc bạn học giỏi!

có ai thi kẻ chuyện với mk komk kể đầu tiên :          sự tích hồ gườmVào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết...
Đọc tiếp

có ai thi kẻ chuyện với mk ko

mk kể đầu tiên :

          sự tích hồ gườm

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

2

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

4 tháng 2 2018

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên quan đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

4 tháng 2 2018

a. Mở bài

Giới thiệu bạn mình là ai?

Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài

Kể về kỉ niệm đó:

Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

Sự việc chính và các chi tiết.

Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

Suy nghĩ của em về người bạn đó.