K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2019

Nét đẹp tâm hồn nhân vật Kiều Nguyệt Nga

- Con gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: xưng hô “tiện thiếp – quân tử”, lời nói thể hiện sự khiêm nhường, mực thước, sự kính trọng, hàm ơn

- Trọng tình nghĩa: nhận sự cứu giúp của Vân Tiên, mong được trả ơn

- Người con hiếu thảo: vâng lời cha mẹ lễ nghi dù lòng không muốn

21 tháng 10 2019

Các nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ

Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian

+ Nhân vật có sự nhất quán trong tính cách từ đầu đến cuối truyện

+ Truyện theo motip ở hiền gặp lành

+ Thể hiện khao khát về công bằng, chân lí

25 tháng 10 2017

Phẩm chất Lục Vân Tiên:

- Mẫu người lí tưởng, phẩm chất anh hùng, dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn: thấy người gặp nạn nên cứu giúp, một mình đánh cướp

- Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí: cứu người không mong trả ơn, không muốn làm ảnh hưởng danh dự, tiết nghĩa của nàng

Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.

Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.

10 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Trong văn bản "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên thật anh dũng phi thường. Khi nhìn thấy bọn cướp, Lục Vân Tiên không những không sợ hãi trốn chạy mà còn lao ra chỗ bọn cướp đánh nhau với chúng để cứu người. Chỉ với một cây gậy bằng thân cây mà một mình Vân Tiên đã đánh tan lũ giặc hại dân hại nước. Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả Lục Vân Tiên võ công phi thường "tả đột hữu xông" đánh bọn cướp không chớp mắt. Chàng đại diện cho chính nghĩa, cho cái thiện để đánh thắng bọn gian tà. Tên cầm đầu bọn cướp bị Lục Vân Tiên cho một gậy khiến "thác rày thân vong". Chỉ bằng vài câu thơ ngắn gọn, NGuyễn Đình Chiểu đã vẽ nên một Lục Vân Tiên oai nghi hùng dũng, xả thân vì nghĩa.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên - người anh hùng chiến đấu vì nghĩa, văn võ song toàn. (câu ghép) Lục Vân tiên – nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên. Từ giã thầy chàng hăm hở xuống núi về kinh đô ứng thí. Trên lộ trình gian nan ấy chàng bất ngờ gặp cảnh dân dắt díu nhau chạy loạn, kêu khóc thảm thương. Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và toả rạng trong hành động của Vân Tiên. Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục. Bọn cướp đông đặc, gươm giáo sáng ngời, bừng bừng sát khí. Còn Vân Tiên chỉ có một vũ khí thô sơ “cây gậy bên đàng ”. Thế mà trong cuộc chiến không cân sức ấy. Tự nguyện dấn thân vào nguy hiểm, chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡ… Tất cả đều vì nhân nghĩa, nên sau thắng lợi Vân Tiên không hề kiêu ngạo. Trái lại chàng thật khiêm nhường, chính trực, chân thành mà dung dị. Cuộc kỳ ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra thật cảm động. Nguyệt Nga tha thiết muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng báo đức thù công, “ Vân Tiên nghe nói liền cười” – nụ cười đáng yêu đáng kính của một tâm hồn vô tư hào hiệp. Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sỹ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trọng nghĩa khinh tài, sống và hành động theo phương châm: “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha ”. Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân ” song ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của chàng rất đẹp, rất anh hùng. Qua đó, ta có thể thấy rằng: lòng thương người, chí quả cảm và tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lý của dân tộc ta. (dấu hai chấm)

21 tháng 12 2018

Chọn đáp án: C.