Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 . Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
2 .
Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!
Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.
Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng
những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.
Lúc này, tỏi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!
Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thìa cho mình.
3 . Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
4 . Ai cũng có một quê hương, ai cũng có một điều để nhớ khi nhắc về quê hương. Nhắc đến quê hương tôi, có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được dòng sông Lam thân thương gắn bó với tôi suốt những năm tháng thơ ấu tươi đẹp.
Sông Lam chảy từ Lào qua Nghệ An và Hà Tĩnh , chảy qua quê hương tôi. Nó đã có từ bao đời nay, từ khi tôi sinh ra, dòng sông đã yên bình ở đó. Sông trải dài qua bao xóm làng, ngày ngày, phù sa màu mỡ bồi đắp, cả dòng sông như một dải lụa đào quấn quanh làng quê. Hàng ngày, mặt nước yên bình, phẳng lặng in dấu cả bầu trời trong xanh với những đám mây trắng hồng. Hai bên bờ, những hàng tre, hàng liễu xanh ngắt, đứng sừng sững, xõa mái tóc dài xuống mặt nước giống như những nàng thiếu nữ đang chải đầu, làm dáng, làm duyên. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, mặt nước lăn tăn gợn sóng, một vài chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt sông, hững hờ trôi như những chiếc thuyền nhỏ.
Sông Lam chảy quanh xóm làng, dòng sông như người mẹ hiền, là nguồn sống cho người dân quê tôi. Nó là nguồn nước chính cung cấp cho những cánh đồng, ruộng rau, là nguồn cung cấp thủy hải sản quý giá, đôi khi lại là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt. Nơi đây cũng gắn bó với bao kỉ niệm thời ấu thơ của tôi. Những ngày chiều chiều lũ trẻ rủ nhau ra bờ sông chơi, nô đùa vui vẻ. bày những trò chơi lí thú. Khi ấy dòng sông như người bạn hiền hòa ngắm nhìn lũ trẻ chúng tôi vui chơi, mặt nước in bóng những nụ cười rạng rỡ. Vào những buổi chiều tối, các bà, các mẹ lại kéo nhau ra bờ sông giặt rũ, trò chuyện sau một ngày lao động mệt mòi, ánh trăng sáng rực rỡ soi sáng mặt nước như dát vàng dát bạc. Vào những ngày đánh cá, dòng sông lại tấp nập thuyền bè qua lại rộn ràng, những mẻ tôm, mẻ cá đầy ắp như những chiến lợi phẩm mà dòng sông dành tặng cho người dân quê tôi.
Đối với tôi, tôi thích nhất những lúc được ngồi bên bờ sông, đưa đôi chân xuống dòng nước để cảm nhận sự mát lạnh, đón những cơn gió trong lành, ngắm nhìn dòng sông quê hương yên bình, phẳng lặng, cảm giác dễ chịu mà bình yên vô cùng. Dòng sông đã luôn ở nơi đây, tồn tại như một chân lý, nó không còn chỉ là một dòng sông bình thường mà nó là người bạn tri kỉ không thể thiếu trong nếp sống của làng quê tôi. Dòng sông quê hương ấy đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ người con trưởng thành như ngày hôm nay nên nó thân thương mà đáng kính vô cùng.
Tôi lớn lên từ dòng nước của làng quê. Có lẽ sau ngày, dù có đi đâu xa, tôi cũng sẽ mãi mãi không bao giờ quên dòng sông Đào quê hương. Nó luôn tồn tại trong tôi như một kí ức không thể xóa nhòa của ngày ấu thơ, của nhịp đập quê hương luôn sục sôi trong trái tim này.
5 . Tuổi thơ êm đềm, trong sáng ấy của mỗi người ngoài những dòng sông, cánh đồng, tiếng diều sáo vi vu, hay tiếng ve râm ran thì hẳn không thể khuyết mất hình ảnh cây bàng thân thương, cần mẫn tỏa bóng mát cho tâm hồn. Tôi cũng vậy, với riêng tôi cây bàng đã trở thành một mảng kí ức tuyệt vời, kì diệu.
Có những lần, vu vơ tự hỏi cây bàng tại sao bao tháng năm lại cứ trở nên cao lớn còn mình vẫn nhỏ bé như vậy? Đó là sự sinh sôi mà đã là quy luật của vạn vật, nhưng những câu hỏi ngây dại, non nớt ấy vẫn xuất hiện. Sau một hành trình dài trưởng thành, phát triển, cây bàng trước mặt tôi giờ đã trở thành chàng dũng sĩ khổng lồ, mặc trên mình chiếc áo xanh nõn nà, đầy cường tráng. Tưởng chừng chỉ là cánh tay xanh của anh ta thôi cũng che rợp cả một khoảng sân trường. Thế nhưng, những nắng mưa, bão gió mà anh phải trải qua đã in dấu lại nơi thân thể bao bọc bởi lớp vỏ nâu sần sùi của anh, trong anh thật rắn rỏi và khỏe khoắn. Bộ rễ dài, ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng cho cây, nổi lên những cuộn rễ to, chắc nịnh là địa điểm tụi học trò như bọn tôi vẫn ghé vào để nghỉ ngơi trong những giờ ra chơi.
Cứ ngỡ rằng chỉ những cây ăn quả như na, chuối, mít hay những cây hao duyên dáng, kiều diễm mới mang lại lợi ích, nhưng không. Cây bàng xanh đã làm tôi bất ngờ. Hóa ra ngoài việc che mát, tỏa bóng tâm thì cây bàng cũng có một số công dụng tuyệt vời khác. Vừa dùng để làm chất đốt, vừa để làm đồ mĩ nghệ, vừa để gói bánh...Quả là một người bạn tiện ích, giỏi giang làm sao.
Cây bàng cũng là nơi chúng tôi hay tụ tập hát hò, giải tỏa căng thẳng sau giờ học. Vậy nên dường như những vui buồn của tuổi học trò, mỗi lần chúng tôi “xả” ra không ai khác chính cây bàng là người nghe thấy. Cây bàng im lìm ở giữa một khoảng trời, một khoảng sân trường mà cất giữ trong đấy là bao nhiêu bí mật của lũ học trò chúng tôi. Dần già, qua năm tháng, tuổi tác ngày một cao anh chàng vạm vỡ ngày nào giờ đã là một lão trung niên trạc tuổi tứ tuần. Nhưng những bí mật vẫn luôn được giấu kín, thế mới biết cây bàng chính là người bạn trung thành tuyệt đối của chúng ta. Cùng với tuổi thơ, nó đi suốt một chặng đường dài và đằm mình vào trong từng nếp nghĩ rất non trẻ, hồn nhiên mà làm bạn với chúng ta.
Ôi cây bàng xanh, xuân qua, hè tới, thu về đông sang vẫn sừng sững hiên ngang, dang tay che chở cho lũ học trò tinh nghịch chúng tôi. Tôi yêu biết mấy những cây bàng thân thương ấy.
6 . Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thuở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.
Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.
Câu 6 : Tả hình ảnh mẹ em
Bài làm 1 :
Hôm đó, khi đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ đưa bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm mười đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Chánh được điểm mười toán thật cơ à?”. Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con à!”
Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căn nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, thầy cô bè bạn,… chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hằng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.
Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.
Giờ đây, tuy đã là một cậu học sinh mười hai tuổi, nhưng tôi vẫn rất thích chạy nhảy, chơi đùa, nghịch ngợm. Nhờ có mẹ, tôi cũng đã phần nào khôn lớn. Tôi biết rằng: Hình ảnh mẹ, ánh mắt mẹ trong những lần tôi phạm lỗi cũng như làm được việc tốt sẽ luôn theo tôi, nhắc nhở tôi không mắc sai lầm trong cuộc sống, giúp tôi có thêm nghị lực vững bước trên đường đời.
Bài làm 2:
Mẹ tôi là một người phụ nữ đã ngoài ba mươi tuổi.Bà là một người nội trợ trong gia đình.Tuy công việc nhà bận rộn là thế,nhưng mẹ luôn dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với các con.Bà là một người mẹ cũng là một người bạn thân thiết của tôi.Tôi còn nhớ có lần tôi giúp một bà cụ qua đường mà không biết là mẹ đã đứng từ xa quan sát hành động ấy của tôi.Khi về đến nhà, tôi chỉ sợ sẽ bị mẹ la vì tội đi mua đồ có tí xíu mà về trễ.Nhưng không lúc đó bà đã ôm tôi vào lòng và nói "Con của mẹ giỏi lắm.Mới nhỏ mà đã biết giúp người khác.Như vậy là rất tốt!Mẹ đã nhìn thấy hành động vừa rồi của con.Mẹ thật sự rất tự hào vì con."Vừa nói khuôn mặt bà vừa đầm đìa nước mắt nhưng đó là những giọt lệ của niềm hạnh phúc, của niềm vui. Vì lẫn trong khuôn mặt đầy nước ấy còn có cả một nụ cười rất tươi.Tôi sẽ không bao giờ quên nụ cười vui vẻ, đầy tự hào, niềm vui sướng ấy của mẹ.
Tôi muốn làm nhiều hơn nữa những điều có ích cho cuộc sống này.Vì tôi không chỉ muốn giúp đỡ mọi người.Mà còn muốn thấy niềm vui của mẹ do tôi biết giúp đỡ mọi người.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn một năm mới hạnh phúc, may mắn và đạt nhiều thành tích trong học tập!
tính chất màu sắc những hành động gợi tả, những từláy, so sánh...được nhà văn sửdụng rất hay, vừa tảđược ngoạihình, vừa tảđược tâm tính của DếMèn. Một chú Dếcường tráng, bướng bỉnh, điệu bộrất trịnh trọng và kiểu cách tựý thức vềmình một cách kiêu hùng. DếMèn thật đẹp dáng so với các nhân vật khác trong truyện hay cùng loài như : DếChoắt gầy gò, lêu nghêu, DếTrũi mình dài thườn thượt, anh DếCảbệvệhay anh DếHai gầy khoeo, ốm yếu, ho hen cùng mẹvới DếMèn.DếMèn tựnói lên tính cách xấu của mình: Bước vào đời, Mèn tựhào vềđôi càng, những chiếc vuốt, vềcái đầu to, vềcái răng, cái râu.. của mình nên chú ta đi đứng oai vệlắm, làm điệu nhún nhảy, rung lên rung xuống hai chiếc râu...Mèn tựxem mình, kiểu cách mình là Con nhà võ”, tợn lắm”, coi thường bất cứai. Lúc thì chú ta cà khịa”, lúc thì to tiếng”. Tựcho mình là giỏi”, tài ba”. Người ta nhịn”, người ta nể” nhưng Mèn lại lầm tưởng mình là tay ghê gớm, có thểsắp đứng đầu thiên hạ”. Mèn đá anh Gọng vó một cái, quát mấy chịcào Cào có khuôn mặt trái xoan, trêu chịCào Cào, tuy sợnhưng đã đưa mắt lên nhìn trộm. Cái hay của đoạn văn là Mèn tựnói lên tính xấu của mình, cái ngông nghênh thói hung hăng của một thanh niên mới lớn. Mèn rất trung thực. Sau này khi đã trưởng thành, khi đã đi chu du thiên hạ, học được nhiều điều khôn, điều hay, Mèn rất ân hận vềnhững hành động ngu dại và nông nổi của mình.Bài học đường đời đầu tiên: Bước vào đời, Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng đã dám vuốt râu cọp”, coi thường DếChoắt. Dưới con mắt DếMèn, DếChoắt hiện ra với hình dáng yếu ớt, xấu xí gầy lêu ngêu như gã nghiện thuốc phiện”, cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, hôi như cú mèo. Chê DếChoắt có lớn mà không có khôn, lười nhác, ngu dốt. DếMèn dám trêu chọc chịCốc, với thái độngông cuồng xấc xược, ngạo mạn. Mèn cất tiếng hát véo von: Cái cò cái Vạc, cái Nông...ăn” làm cho chịCốc trợn tròn mắt, giương cánh lên”. Trước phản ứng của chịCốc, Mèn biết sợchui tọt ngay
vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữngũ”. Sợnhưng chú vẫn tỏvẻ” thách thức thầm ...mày ghè vỡđầu mày ra không chui nổi vào tổtao đâu !”. Mèn đâu biết cái trò ngu dại của mình mà gây nên tai họa cho ng láng giềng gầy gò tội nghiệp. DếMèn đã biết hối hận vềviệc làm sai trái của mình. DếChoắt đã bịchịCốc mổcho quẹo xương sống, lăn ra, kêu váng”. Mèn ân hận vềcái chết thê thảm của Choắt là do cái tội ngông cuồng dại dột” của mình gây ra. Mèn đưa xác Choắt chôn vào một vùng cỏum tùm, đắp thành nấm mộto. Lời trăng trối của Choắt mãi là bài học đường đời cho Mèn và cho mọi người: ...Ởđời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạvào mình đấy!”. DếMèn sau khi gâyra cái chết thảm thương của DếChoắt chú trởvềvới cái tính tựđắc, tựmãn khi được bọn trẻtâng xưng. Đểrồi chính anh Xến tóc đã dạy” chàng bài học nhớđời, cắn cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu đểmãi vềsau trọc trơn lông lốc”.So sánh: Tôi có nhớchủtịch Hội Nhà văn Hà Nội có một so sánh ít ai nghĩ đến: "Năm 1941, ngẫu nhiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hai nhân vật: DếMèn của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao”. Không dĩ nhiên mà người ta nói vậy. Sựthật là Chí Phèo nhân vật trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao dần mất đi lương thiện, con người anh bịlưu manh hóa do xã hội đưa đẩy. Còn DếMèn trong Tô Hoài lại hướng đến cái lương thiện, ý thức làm người dần thức tỉnh khi DếMèn trải qua một cuộc bểdâu, phiêu lưu của mình trong xã hội. Sựthức tỉnh theo hướng tích cực đó đã làm cho nhân vật DếMèn này được nhiều độc giảbiết đến.Đó cũng là thành công trong xây dựng nhân vật của Tô Hoài.Nghệthuật: Cùng với vốn sống phong phú, tài quan sát sắc sảo, Dếmèn phiêu lưu ký lôi cuốn người đọc bởi nghệthuật sửdụng ngôn từtrong miêu tảvà cách kểchuyện. Giọng kểchuyện luôn luôn thay đổi, có lúc duyên dáng hóm hỉnh, có lúc châm biếm,
nhạo báng sâu cay, có chỗlà ngòi bút trữtình đằm thắm. Câu chuyện được kểởngôi thứnhất, DếMèn tựkểvềnhữngchuyến phiêu lưu qua thếgiới loài người và thếgiới loài vật. Ởngôi này, người trần thuật có điều kiện bộc lộmột cách tựnhiên những suy nghĩ, tâm trạng của mình. Tô Hoài đã tạo ra một hệthống ngôn ngữgiàu có và sáng tạo độc đáo. Ông đã sửdụng thànhcông những đại từxưng hô đểgọi các nhân vật của mình. Cách dùng các đại từđã góp phần tích cực vào việc khắc họa nhân vật đặc biệt là nhân vật DếMèn. Tô Hoài đã từng tâm sự"Viết đồng thoại DếMèn phiêu lưu ký, tôi không biết phân tích nội dung cũng như cách viết thểloại như bây giờ. Tôi chỉviết thực tếquanh tôi và tư tưởng lớp thanh niên như tôi. Mọi nhận xét và thói quen cũng như phong tục của con người, tôi đều đem dùng cho việc xây dựng nhân vật".Thông qua nghệthuật miêu tảtâm lí nhân vật DếMèn, Tô Hoài đã nói lên bài học vềsựkhao khát sống tựdo, độc lập, tinh thần lao động đểsống không nên ngông cuồng mà làm điều ngu dại, biết ăn năn hối hận vềnhững khuyết điểm của mình, đó là những bài học sâu sắc thấm thía được Tô Hoài tếnhị đưa vào dưới hình thức tựbạch hồi kí của chú DếMèn đáng yêu. Chính bởi vậy mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng Dế Mèn phiêu lưu ký truyền tải được xúc cảm tâm hồn nhân loại ở tâm lý tuổi thơ và tính hướng thiện.”
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.
* Dượng Hương khi vươt thác
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Tả rừng thông
Thời thơ ấu!
Mỗi khi nhắc đến ba tiếng ấy, trái tim tôi lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp về thời thơ ấu, nhưng chỉ có rừng thông xanh là tôi yêu quý nhất. Đã bao lần tôi xao xuyến về cái tên ấy. Ôi! Rừng thông xanh của tôi!
Những buổi chiều tà, tôi cùng các bạn vào rừng thông câu cá. Ngồi ở phiến đá bên dòng suối thả mồi, chúng tôi trò chuyện rôm rả, hết trên trời lại dưới biển. Khi phao động, chúng tôi giật cần. Những chú cá rô phi viền đỏ lóng lánh giãy đành đạch trên đám cỏ xanh. Hoàng hôn xuống, chúng tôi ra về với những chú rô phi béo mập.
Ôi, đẹp làm sao những buổi chiều đi nhặt củi về, ngồi nghỉ dưới gốc thông, tôi lắng nghe tiếng dòng suối thủ thỉ tâm tình. Tiếng thông reo vi vu như một điệu đàn bất tuyệt. Một lần bị mẹ mắng, tôi chạy vào rừng thông. Ngồi dưới gốc cây nghe tiếng đàn du dương ấy, bao nhiêu nổi giận vừa trào dâng, bao nhiêu cái mệt mỏi đều như tan biến đâu hết. Tiếng đàn thông, tiếng tâm sự của dòng suối ru tôi vào giấc ngủ êm đềm. Khi tỉnh dậy, mặt trời sắp lặn, tôi luống cuống ba chân bốn cẳng chạy thẳng về nhà.
Những buổi sáng tôi thường đi học sớm, lên lối trong rừng thông, tôi lắng nghe tiếng chim thánh thót:
Ríu ran kẽ lá
Là lời của chim
Tôi ngắt một bông hoa ở bên bờ suối. Chao, bông hoa mới đẹp chứ. Những giọt sương đọng ở cánh hoa long lanh như những hạt ngọc. Rừng thông xanh rì reo vi vu trong gió. Ôm lấy cây thông, áp tai mình vào, tôi như nghe thấy tiếng thổn thức của mầm xanh… Đến giờ học, tôi chạy vụt đi, bông hoa còn vương lại trên cành thông, những hạt phấn vàng li ti bay bay...
Có những buổi học về sớm, tôi lang thang trong rừng thông. Chọn lấy một cây cao nhất, tôi ôm lấy “đo” xem mình có cao bằng “nó” không, tưởng mình phải bằng nửa cây thông, không ngờ chỉ bằng một phần tư “nó”.
- Thôi! - Tôi vỗ về cái thân to như cột nhà của cây thông - mai về nhà tao ăn mười bát cơm, hai mươi bát cơm, để lớn bằng mày, thông nhé! Đợi tao với đấy, lớn nhanh nó vừa vừa chứ, kẻo người ta chặt đi là đi đời.
Nằm gối đầu trên gốc thông, xoài người xuống thảm cỏ xanh rờn, tôi lấy truyện ra đọc. Tiếng thông reo vi vu, gió thổi mát rượi làm cho câu chuyện cổ tích tôi đang đọc như hiện ra trước mắt. Những buổi tối bọn con gái rủ nhau ra chơi rừng thông để hứng gió, bọn con trai chúng tôi vừa nhác thấy chúng nó ở đầu rừng đã xộc ra huơ tay múa chân, miệng thét inh ỏi làm cho bọn con gái sợ hãi chạy tán loạn.
Chủ nhật được nghỉ, có bạn định đeo súng cao su vào rừng bắn chim. Vì muốn những chú chim xinh xắn quen thuộc ấy không phải chết, tôi đã rủ bạn chơi đánh trận giả. Bởi là người quen thuộc rừng thông nhất, nên những cây thông nào có vài vết sứt nhỡ nhỡ là tôi trèo tót lên ngay. Các bạn ở dưới chẳng làm gì được, hai phe tiếp tục đấm đá nhau. Lợi dụng "phe nó” sơ hở, tôi nhặt luôn một cành thông rơi dưới đất xông vào đánh. Kết quả phe kia thua. Được chúng nó “cồng kênh” tôi sung sướng "phất cờ” bằng hoa, nghe bọn "phe mình” hét to, vừa hét vừa vỗ tay: "Hoan hô! Nguyên soái Bình vạn tuế! Hoan hô! Hoan hô!”.
Cây thông cùng reo vi vu như chào mừng tôi. Dòng suối cũng chảy róc rách như kể chiến công của tôi, còn tôi thì kiêu hãnh nhìn bốn phía…
... Mùa nước lũ, thông giận dữ lung lay cành lá làm cho nước sợ hãi sủi bọt...
Khi mùa xuân đến, thông bỗng cười xoà, vi vu suốt ngày đêm. Mùa xuân đã dệt cho thông một chiếc áo xanh rờn. Được thấy ánh mặt trời, được đón làn gió mát, được ngắm hoa đẹp, được nghe suối chảy và tiếng nói cười của chúng tôi, thông lại được suốt ngày vi vu ca hát cùng đàn chim xinh... Đấy! Rừng thông xanh của tôi là như thế đây! Nó như một “người mẹ hiền” của tôi, lúc vui cũng như buồn, rừng thông xanh đều cùng tôi chia sẻ.
Đã bao mua xuân qua, rừng thông xanh của tôi đều giữ được “tính tình" cũng như giữ được vẻ đẹp màu xanh. Nó mãi mãi vẫn là kí ức tươi đẹp nhất trong cuộc đời của tôi.
Sưu tầm !
viết bài văn tả rừng thông ở quê em
Thời thơ ấu - Mỗi khi nhắc đến ba tiếng ấy, trái tim tôi lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp về thời thơ ấu, nhưng chỉ có rừng thông xanh là tôi yêu quý nhất.
Những buổi chiều tà, tôi cùng các bạn vào rừng thông câu cá. Ngồi ở phiến đá bên dòng suối thả mồi, chúng tôi trò chuyện rôm rả, hết trên trời lại dưới biển. Khi phao động, chúng tôi giật cần. Những chú cá rô phi viền đỏ lóng lánh giãy đành đạch trên đám cỏ xanh.
Hoàng hôn xuống, chúng tôi ra về với những chú rô phi béo mập. Ôi, đẹp làm sao những buổi chiều đi nhặt củi về, ngồi nghỉ dưới gốc thông, tôi lắng nghe tiếng dòng suối thủ thỉ tâm tình. Tiếng thông reo vi vu như một điệu đàn bất tuyệt. Một lần bị mẹ mắng, tôi chạy vào rừng thông.
Ngồi dưới gốc cây nghe tiếng đàn du dương ấy, bao nhiêu nổi giận vừa trào dâng, bao nhiêu cái mệt mỏi đều như tan biến đâu hết. Tiếng đàn thông, tiếng tâm sự của dòng suối ru tôi vào giấc ngủ êm đềm. Khi tỉnh dậy, mặt trời sắp lặn, tôi luống cuống ba chân bốn cẳng chạy thẳng về nhà.
Những buổi sáng tôi thường đi học sớm, lên lối trong rừng thông, tôi lắng nghe tiếng chim thánh thót: "Ríu ran kẽ la- Là lời của chim". Tôi ngắt một bông hoa ở bên bờ suối. Chao, bông hoa mới đẹp chứ. Những giọt sương đọng ở cánh hoa long lanh như những hạt ngọc. Rừng thông xanh rì reo vi vu trong gió. Ôm lấy cây thông, áp tai mình vào, tôi như nghe thấy tiếng thổn thức của mầm xanh.
Đến giờ học, tôi chạy vụt đi, bông hoa còn vương lại trên cành thông, những hạt phấn vàng li ti bay bay... Có những buổi học về sớm, tôi lang thang trong rừng thông. Chọn lấy một cây cao nhất, tôi ôm lấy thân cây và đo xem mình có cao bằng nó không, tưởng mình phải bằng nửa cây thông, không ngờ chỉ bằng một phần tư.
Nằm gối đầu trên gốc thông, xoài người xuống thảm cỏ xanh rờn, tôi lấy truyện ra đọc. Tiếng thông reo vi vu, gió thổi mát rượi làm cho câu chuyện cổ tích tôi đang đọc như hiện ra trước mắt. Những buổi tối bọn con gái rủ nhau ra chơi rừng thông để hứng gió, bọn con trai chúng tôi vừa nhác thấy chúng nó ở đầu rừng đã xộc ra huơ tay múa chân, miệng thét inh ỏi làm cho bọn con gái sợ hãi chạy tán loạn.
Chủ nhật được nghỉ, chúng tôi vào rừng chơi đánh trận giả. Cây thông cùng reo vi vu như chào mừng tôi. Dòng suối cũng chảy róc rách như kể chiến công của tôi, còn tôi thì kiêu hãnh nhìn bốn phía. Mùa nước lũ, thông giận dữ lung lay cành lá làm cho nước sợ hãi sủi bọt. Khi mùa xuân đến, thông bỗng cười xòa, vi vu suốt ngày đêm.
Mùa xuân đã dệt cho thông một chiếc áo xanh rờn. Được thấy ánh mặt trời, được đón làn gió mát, được ngắm hoa đẹp, được nghe suối chảy và tiếng nói cười của chúng tôi, thông lại được suốt ngày vi vu ca hát cùng đàn chim xinh...
Đấy! Rừng thông xanh của tôi là như thế đấy! Nó như một “người mẹ hiền” của tôi, lúc vui cũng như buồn, rừng thông xanh đều cùng tôi chia sẻ. Đã bao mua xuân qua, rừng thông xanh của tôi đều giữ được “tính tình" cũng như giữ được vẻ đẹp màu xanh. Nó mãi mãi vẫn là kí ức tươi đẹp nhất trong cuộc đời của tôi.
Dế Mèn có một ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...).
nguyễn khánh linh đừng dựa vào bài học đường đời đầu tiên
quãng đường CD dài 130,2km.Hai xe ô tô khởi hành cùng lúc và đi ngược chiều nhau .Xe đi từ C với vận tốc 51km/giờ , xe đi từ d với vận tốc 42km/giờ .Hỏi A)2 xe gặp nhau lúc mấy giờ ? B)Chỗ gặp nhau cách C và cách D bao nhiêu km?
Hằng ngày đến trường, em đi qua một công trường đang xây dựng. Em thường bắt gặp ánh mắt vui tươi quen thuộc của chú Hưng làm nghề thợ xây.
Lần đầu tiên quen chú, em có cảm tình ngay với đôi mắt ánh lên niềm tự tin của con người nhiều nghị lực. Với thân hình khá vạm vỡ, chú khoan thai bước lên giàn giáo, bắt tay vào công việc quen thuộc hằng ngày. Chú cúi xuống xúc vữa, trải một lớp lên hàng gạch đã xây. Rồi chú cẩn thận xếp từng viên gạch màu hồng tươi lên trên. Thỉnh thoảng gặp khoảng trống cuối cùng của một hàng gạch, không đặt vừa viên gạch, chú lấy lưỡi bay chặt bớt đi. Chú dùng cán bay gõ nhẹ nhiều lần để gạch được ngay và gắn chặt vào nhau. Chú cẩn thận lấy thêm vữa lấp đầy khe và làm kĩ để vữa không rơi vãi. Đôi bàn tay thô rám của chú làm việc thật dẻo dai đều đặn và chính xác. Chú chăm chỉ làm như quên hết tiếng động ầm ĩ xung quanh. Thỉnh thoảng, chú dừng xây, lấy dây dọi xem bức tường có thẳng đứng không. Khi gạch và vữa đều hết, chú ngồi nghỉ một lát rồi gọi vọng xuống:
– Gạch!
– Vữa!
Thế là gạch được liên tiếp quăng lên. Từ trên cao, chú nhanh nhẹn bắt lấy như một thủ môn lành nghề bắt bóng, vừa bắt chú vừa xếp từng viên một cách gọn gàng ngay ngắn. Một xô vữa nặng được kéo lên và chú tiếp tục làm. Mặt trời ngày một lên cao và bức tường xây cũng mỗi lúc một cao. Chú cởi trần để lộ cái lưng to bè bóng nhẫy và hai cánh tay có bắp thịt nổi lên cuồn cuộn. Chú huýt sáo một điệu nhạc vui như muốn quên đi cái nắng gay gắt.
Nhìn chú làm việc khéo léo và vất vả, em ước nếu mình là họa sĩ mình sẽ vẽ một bức tranh miêu tả sự khó nhọc và nguy hiểm của người thợ đã tạo nên những ngôi nhà chọc trời, vững chãi, thách thức gió bão và thời gian. Chính những ngôi nhà ấy đã tạo nên biết bao nhiêu tổ ấm gia đinh, hạnh phúc cho mọi người, trong đó có cả em nữa. Em thầm biết ơn người thợ ấy và mong sau này có máy móc thay sức người để những chú công nhân đỡ vất vả và đỡ nguy hiểm khi đứng ở tầm cao.
Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ
Buổi sáng chủ nhật., em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ.
Về mẹ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!