Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Cuộc đời của mỗi chúng ta như một chuyến tàu đi về miền mơ ước. Ở mỗi sân ga, chúng ta cùng dừng lại để lắng nghe cuộc sống, trang bị những kinh nghiệm sống giúp hoàn thiện bản thân mình hơn. Và anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã cho chúng ta hiểu thêm về đức tính khiêm nhường. Đó không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công cho mỗi người
Khiêm tốn là thái độ, cách ứng xử của mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Là không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang và không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân mình.Đây là một đức tính đáng quý, cần phát huy ở mỗi người. Những người khiêm nhường luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe sự góp ý và sửa đổi các khuyết điểm của bản thân. Anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là một ví dụ, khi biết người họa sĩ định vẽ mình, anh cho rằng mình không xứng đáng để được vẽ tranh vì còn có “những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. Anh tự nhận thấy những cống hiến của mình trong công việc là chưa đủ, bởi đâu đó vẫn còn những tấm gương đang miệt mài, say mê với công việc, âm thầm cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Tinh thần khiêm nhường ấy của anh thật đáng quý biết bao.
Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Bởi tri thức của nhân loại mênh mông như biển cả, những gì chúng ta biết chỉ như giọt nước nhỏ giữa đại dương. Không ai trong chúng ta là hoàn mĩ, toàn diện, do đó chúng ta cần khiêm nhường học hỏi để mở rộng hiểu biết bản thân, để học hỏi được nhiều hơn từ mọi người xung quanh mình, như lời Các Mác từng nói:
Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ
Tự kiêu một chút cũng là nhiều
Trái ngược với đức tính khiêm tốn là sư kiêu căng, tự cao tự đại, luôn đề cao mình và coi thường ý kiến của người khác. Nếu không khiêm nhường, con người sẽ không biết vươn lên, bằng lòng với cuộc sống, ngủ vùi trongsự tẻ nhạt, buồn chán, con người sẽ không thể tìm thấy niềm vui, lí tưởng sống cho chính mình. Những người đó sẽ khó có được thành công trong công việc và học tập. Tuy nhiên sự khiêm tốn quá mức, luôn rụt rè, hạ thấp mình sẽ dẫn đến tâm lí tự ti, nhút nhát, không dám khẳng định năng lực của bản thân.
Như vậy, trên bước đường trưởng thành của mỗi cá nhân, chúng ta cần lắng nghe và học hỏi, không quá đề cao năng lực cá nhân nhưng cũng không nên vì thế mà rụt rè, thu mình trong vỏ ốc bé nhỏ. Mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức, tích lũy cho bản thân tri thức và vốn sống xã hội, khẳng định năng lực của bản thân trước những hoàn cảnh thử thách. Đó cũng chính là hướng phấn đấu của mỗi cá nhân để góp phần dựng xây đất nước, đưa đất nước ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn
1:
-Ý nghĩa nhan đề : Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.
-Trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả đã không gọi tên các nhân vật cụ thể mà chỉ nêu tên nghề nghiệp của từng nhân vật, đó giống như dụ ý nghệ thuật của tác giả. Chủ đề của tác phẩm là ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động âm thầm, lặng lẽ đóng góp sức lực, trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiêu biểu như nhân vật anh thanh niên, thêm vào đó là cô kĩ sư, người họa sĩ già, hay những nhân vật xuất hiện gián tiếp khác. Qua đây nàh văn không chỉ nêu tên một con người cụ thể, giống như anh thanh niên chính là đại diện của tầng lớp thanh
niên yêu nước thời bấy giờ. Họ đều là những con người lí tưởng, cao đẹp mà tác gải muốn đề cập và tán dương.
● Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại một ấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét.
● Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.
● Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoạ, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính gợi ra.
- Giới thiệu ngòi bút điềm tĩnh và giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long.
- “Bối rối, xúc động, một nét thôi cũng đủ khơi gợi một tâm hồn”, lời kể giản dị và chân thật của anh thanh niên đã làm ông xúc động. Hoá ra cái đẹp thật giản dị, nó nằm ngay trong cuộc sống, ở quanh ta. Nhiều khi một nét, một chút cảm xúc “đủ đem lại ý nghĩa cho chuyến đi của ông, nó không hề vô ích” . Bối rối, ấy là tâm trạng xúc động, xao xuyến trước vẻ đẹp của cuộc sống. Người thanh niên không phải là một người anh hùng lao động được vinh danh như ta thường thấy, nhưng phải chăng chính nét đẹp dung dị như cuộc sống và lặng thầm như Sa Pa lại có sức thuyết phục nhất đối với những con người từng trải như ông ? Và người hoạ sĩ lại càng thấm thía…
- “Vẽ bao giờ…” (dẫn chứng sgk) ⇒ Suy nghĩ hết sức nghiêm túc về hội hoạ và nghề nghiệp. Phải là một con người giỏi nghề mới thấy được sự bất lực của hội hoạ trước cuộc đời, trước con người để luôn cố gắng vượt qua giới hạn của chính mình- những ngưỡng cửa đầy khó khăn. Phải làm thế nào để truyền lại cho người xem những cảm xúc ấy của ông về người thanh niên…
- Ông hoạ sĩ là người như vậy. Với ông, vẽ là một công việc gian nan và đầy khó khăn, không hề đơn giản. Không phải ai cũng có được những suy nghĩ sâu sắc như vậy.
⇒ Những suy nghĩ ấy không chỉ bó hẹp trong hội hoạ, điều ấy đáng để cho chúng ta ngẫm ngợi, nghĩ suy.
Tham Khảo
Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”(lời dẫn trực tiếp). Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”(lời dẫn trực tiếp).. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, (Câu ghép) lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ
Chủ đề: Truyện ca ngợi những con người lao động âm thầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Ngoài nhân vật chính là anh thanh niên, các nhân vật phụ, bác lái xe, cô kĩ sư, bác lái xe và các nhân vật gián tiếp, đã góp một phần không nhỏ đến sự thành công của truyện.
Câu 2:
Một số câu:
+ "Không có gì đáng ngạc nhiên hơn việc con người ta tự cho mình là trung tâm của vũ trụ." - Carl Sagan (nguồn: cuốn sách "Cosmos")
+ "Tôi biết rằng tôi không biết gì cả." - Socrates (nguồn: "Plato's Apology")
+ "Hãy luôn giữ tâm trí mở rộng và sẵn sàng học hỏi từ những người xung quanh, bởi không ai có thể biết hết mọi thứ." - Unknown (nguồn: trang web Forbes)
+ "Lòng khiêm tốn là chìa khóa để mở cánh cửa của sự thành công." - John Wooden (nguồn: trang web BrainyQuote)
+ "Sự khiêm tốn là sự thật về bản thân, sự kiêu ngạo là sự thật về người khác." - William Thackeray (nguồn: cuốn sách "Vanity Fair")
Tham khảo
+ Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại một ấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét.
+ Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.
+ Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoạ, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính gợi ra.