Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Thì giờ là vàng bạc” không những để ca ngợi thời gian quý như vàng bạc, hơn thế nữa “thời gian” chính là “vàng bạc” đấy. Nếu bàn cho kĩ nữa thì thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, vì vàng bạc có thể làm ra được (nếu hết); nhưng thời gian “hôm nay” đã qua,
không thể làm lại thời gian hôm nay được - không bao giờ cái trở lại được.
Ông cha ta từ xưa vẫn khuyên dạy con cháu phải biết quý trọng thời gian. Thời gian đã trôi qua, không bao giờ trở lại, vì thời gian cũng là mảnh đời của mỗi con người chúng ta. Vậy thời gian quan trọng và quý giá như thế nào mà ông cha ta lại nói trong câu tục ngữ: “Thì giờ là vàng bạc”. Chúng ta cùng trao đổi về vấn đề này.
Trước hết, ta phải hiểu vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ như thế nào? “Thì giờ” là một cách nói về thời gian. Thời gian không phải là một vật cụ thể mà ta có thể trông thấy, cầm lấy được. Thời gian là một khái niệm vô hình. Vậy njà vế bên kia của câu tục ngữ, dân gian lại lấy “vàng, bạc” là những vật cụ thể, hữu hình dể so sánh với thời gian. Cho nên cách so sánh này sẽ cụ thể hóa giá trị của thời gian để con người thấy tầm quan trọng của nó. “Vàng bạc” là những kim loại quý, có giá trị cao trong cuộc sống xã hội loài người. Xưa nay, người đời chẳng hay nói “đắt như vàng” đó sao? Vàng có giá trị, cho nên trong cuộc sống, khi con người đã đủ ăn, đủ mặc, của cải dư thừa, người ta thường hay mua vàng để dành phòng lúc đau ốm, tuổi già hoặc có việc quan trọng trong nhà cần dùng đến. Vàng, bạc còn dùng làm đồ trang sức tô điểm vẻ đẹp cho con người. Muôn có vàng, người lao động phải làm việc chăm và giỏi để dành dụm, tiết kiệm. Vàng bạc đâu có dễ dàng đến với con người. Vậy, dân gian lại dùng lối so sánh khẳng định “Thì giờ là vàng bạc” không những để ca ngợi thời gian quý như vàng bạc, hơn thế nữa “thời gian” chính là “vàng bạc” đấy. Nếu bàn cho kĩ nữa thì thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, vì vàng bạc có thể làm ra được (nếu hết); nhưng thời gian “hôm nay” đã qua,
không thể làm lại thời gian hôm nay được - không bao giờ cái đa qua trở lại được.
Vì sao thời gian (thì giờ) lại quý giá như vậy? Thời gian được tính bằng giây, bằng phút, bằng giờ, bằng tháng, bằng năm. Đó là từ khi con người biết đo bóng nắng đoán giờ, biết tính ngày tháng theo trăng tròn, trăng khuyết... Trước khi con người biết tính thời gian, thì thời gian vẫn cứ vô tình trôi đi, chẳng bao giờ dừng lại. Thời gian gắn liền với tuổi đời và cả cuộc đời con người. Mỗi một chặng thời gian, con người sông có ích, con người sẽ tích lũy được vốn kiến thức, hiểu biết; con người sẽ đem lại cho cộng đồng của mình, cho chính mình những sự nghiệp tốt đẹp. Tuổi học sinh, tuổi niên thiếu của chúng ta thật vô tư, nhưng đừng vô tư đến mức lãng phí, lãng quên thời gian. Bạn hãy học hết mình, và khi chơi, thư giãn bạn cũng hết mình thì hiệu quả cuộc sống của bạn sẽ ra đáp sô" “thì giờ là vàng bạc” đấy. Ví dụ: bạn định ngồi học và làm bài tập liền trong hai giờ đồng hồ. Bạn hãy tập trung cao để học và làm bài đi. Sau đó bạn có thể đi dạo 15 phút, hoặc chơi đàn ghi-ta 15 phút, hát vài bài ca mà bạn thích, cũng có thể xuống sân chơi bóng một lát... bạn lại trở về phòng làm việc tập trung suy nghĩ. Chắc chấn như thế là không lãng phí thời gian. Có nhiều bạn di chơi suốt ngày, đến giờ đi học là cầm cặp chạy. Chắc chắn bạn đó sẽ không có thì giờ vàng bạc rồi. Còn đôi với các nhà khoa học, những người say mê với sự nghiệp thì họ có ăn ngủ đúng giờ như mọi người đâu. Niềm say mê và nghị lực tuyệt vời đã khiến họ không có lịch ăn, ngủ cố định. Đó là mầm mống của Thiên tài. Những Thiên tài thường có nghị lực đặc biệt và cách làm việc đặc biệt. Thời gian, thời gian đối với họ quý giá hơn cả vàng bạc, các bạn ạ!
Thời gian quý giá như thế, ta nên có một kế hoạch để tận dụng thời gian. Hàng ngày, nên có thời gian biểu hợp lí, để bảo đảm việc học, việc giải trí, vui chơi cho hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình và sức khỏe của cá nhân chúng ta và còn tranh thủ giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức mình nữa chứ. Ngoài việc chơi, việc học hàng ngày, ta nên có thời gian dành cho việc đọc sách, báo, một khoảng thời gian thích đáng cho công việc mà mình yêu thích, say mê,... Tôi biết có bạn vẫn tranh thủ viết truyện, làm thơ. Tôi biết có bạn thích tập cắt may quần áo và sưu tập thời trang. Tôi biết có bạn rất thích nghiên cứu về kinh tế và ước mơ trở thành một nhà doanh nghiệp lớn... Tất cả những điều đó nên bố trí trong thời gian tuổi còn trẻ để học và làm. Tất cả những ước mơ, những dự định đều có thể xảy ra, nếu bạn yêu quý, tận dụng và biết sấp xếp thời gian.
Quả thật là “Thì giờ là vàng bạc”, phải không các bạn? Đọc xong bài nghị luận giải thích này, dù ít hay nhiều các bạn hãy nhìn lại lịch học tập, làm việc, vui chơi của mình đi nhé! Đừng để “vàng, bạc” thời gian quý giá đang ở trong tay ta, lại rơi vãi một cách phí hoài, phải không các bạn?
Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.
“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.
Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
“Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ”
Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”.
Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, lũ lụt xảy ra liên miên, nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương vẫn "thi nhau" phá rừng phòng hộ ven biển để khai thác ti-tan, đẩy mạnh khai thác các loại khoáng sản, lâm sản... xuất khẩu tài nguyên thô ra nước ngoài. Một số người cho rằng, một phần "lớn" là tại chúng ta, đã nhiều năm giáo dục thế hệ trẻ nhận thức không đúng về thực trạng tài nguyên đất nước. Họ dẫn ví dụ: Nước Nhật giáo dục con em họ rằng - đất nước Nhật nghèo tài nguyên, vì vậy mà chuyên cần học tập, khi lớn lên thì cố gắng và sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới công nghệ. Còn nước ta thì lại nói với con em rằng - Việt Nam "rừng vàng, biển bạc", làm thế hệ trẻ có tâm lý ỷ lại, thiếu cố gắng.
Khi thành người lớn rồi, mà nhiều người cũng chỉ biết dựa vào "đào bới, chặt hạ" thiên nhiên...
Vịnh Hạ Long. Ảnh minh họa/internet.
Vậy thực chất vấn đề ra sao? Chúng ta đều biết rằng, một trong những nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là giúp cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về đất nước mình, về cuộc sống. Từ đó hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. "Rừng vàng, biển bạc" là câu nói quen thuộc của người xưa, chỉ sự giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước. Danh nhân Nguyễn Công Trứ đã có dụng ý khi đặt tên hai vùng đất mới do ông tổ chức khai khẩn lập nên là Tiền Hải (Biển Bạc) và Kim Sơn (Núi Vàng). Trong cách gọi ấy đã chất chứa tình yêu, niềm tự hào đối với giang sơn gấm vóc! Chẳng có gì sai khi chúng ta nói với con em mình rằng: Tổ quốc ta "rừng vàng, biển bạc"? Việt Nam có đường bờ biển dài gần 3.500km, hàng triệu km2 thềm lục địa, hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Có nhiều sản vật quý. Núi rừng chiếm đến 40% diện tích, với những cánh rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta cũng rất dồi dào, nhiều chủng loại, trải dài từ Bắc chí Nam...
Cung cấp cho thế hệ trẻ những tri thức đúng đắn về đất nước, để các em yêu quý, tự hào, có ý thức giữ gìn bảo vệ, phát triển là đạo lý, là nhiệm vụ của các nhà giáo dục. Nếu ai đó nói rằng đất nước ta khô cằn, xơ xác hóa ra chẳng là xuyên tạc, thiếu trung thực hay sao?
Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phát biểu về đất nước Việt Nam "rừng vàng, biển bạc". Người nói nước ta "rừng vàng, biển bạc", nhằm khẳng định những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. "Nước ta có "rừng vàng, biển bạc", nhân dân ta cần cù" (Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28-11-1959). "Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt; Rừng vàng, biển bạc đất phì nhiêu..." (Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa 3 ngày 16-4-1962). Đặc biệt, khi nói "rừng vàng, biển bạc", Bác Hồ đã luôn nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Người nói: "... Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý" (Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31-8-1963). Trong bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17-10-1963, Người nhấn mạnh: "Tục ngữ ta có câu "rừng vàng, biển bạc". Gây rừng và bảo vệ rừng là rất cần thiết. Hiện nay tỉnh ta còn cái tệ phá rừng, thế thì khác nào đem vàng đổ xuống biển?".
Như vậy, khi nói "rừng vàng, biển bạc", Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ phá rừng, hủy hoại tài nguyên của địa phương. Những ý kiến của Người hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, nhắc nhở chúng ta về ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Tổ quốc.
Ai nói rằng, vì dạy cho thế hệ trẻ về Tổ quốc Việt Nam "rừng vàng, biển bạc" làm phát sinh tư tưởng ỷ lại, thiếu cố gắng, là nguyên nhân gián tiếp gây nên tệ phá rừng, đào bới khoáng sản tứ tung... là hết sức sai lầm.
Nhớ k nha.
Bạch Vy Vy trong câu bạn in đậm bị lặp từ, nên bỏ từ thời gian in đậm sẽ tốt hơn nhé
Không phải ngẫu nhiên mà nười ta nói rằng “thời gian là vàng bạc”. Thời gian giúp cho chúng ta có thể làm được rất nhiều công việc. Muốn hỏi ý nghĩa của thời gia quan trọng như thế nào thì bạn hãy hỏi người mẹ mang bầu 9 tháng 10 ngày. Hãy hỏi vận động viên khi tham gia các cuộc thì thời gian được tính bằng tích tắc. Và hãy hỏi những người khi gần kề sự sống và cái chết ta mới hiểu được câu “thời gian là vàng bạc”
Câu tục ngữ trên dường như cũng đã thật khéo léo để muốn nói thì giờ được so sánh như vàng bạc. Thời gian cứ luôn vận động mải miết không chờ một ai và cũng không đợi một ai. Và nó đã làm nên được những điều quý báu nếu như con người ta biết tận dụng nhưng đồng thời cũng là khoảng thời gian mất đi rồi sẽ không bao giờ lấy lại được nữa. Khi con người chúng ta hiểu được những vấn đề quan trọng của thời gian mang lại cho chúng ta là vô hạn thì ta sẽ hiểu thêm được giá trị của cuộc sống.
Thời gian đó chính là thời gian được tính bằng tích tắc của kim đồng hồ, một giờ có 60 phút, nhưng 60 phút đó sẽ trôi đi rất nhanh chóng nếu như chúng ta không biết tận dụng khoảng thời gian đó. Đó chính là thời gian ít ỏi đó để làm nên những điều có giá trị nhất, chúng ta nhất định sẽ hối tiếc về quãng thời gian đã qua khi không biết sử dụng hợp lý những giây phút quan trọng của cuộc đời. Qủa thật ta như thấy được rằng cứ mỗi giây mỗi phút đều rất đáng trân trọng, nếu chúng ta biết vận dụng nó để làm được những điều tốt nhất thì cuộc sống của chúng ta. Nếu như vậy thì cuộc sống chắc chắn sẽ ngày càng có giá trị và chúng ta sẽ thêm yêu cuộc sống của mình nhiều hơn đó bạn. Tất cả những giá trị to lớn đó để lại cho chúng ta những bài học quan trọng mà mang lại tầm ý nghĩa.
1. câu bị động mình gạch chân
Chị Dậu lại chan chứa nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên:
- Vậy là tất cả đến 3 đồng rưỡi, cụ cho con 1 đồng thì thiệt con quá. Xin cụ trông lại! Ông Nghị đập tay xuống sập:
- Đem ngay ra chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ! Thời tây bây giờ thì giờ là vàng bạc, không ai công đâu mà mặc cả với mày...Hừ! Vừa mới ngoen ngoét nói rằng bán không ai mua, người ta làm phúc mua cho lại còn nhằng nhẵng kêu rẻ! Rẻ thì đem ngay ra chợ mà bán. Ra ngay!
2. TD: Bộc lộ cảm xúc.
3.
*Giống nhau: có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ. Do đó hai kiểu câu đều có đặc điểm là ngắn gọn.
*Khác nhau:
-Câu rút gọn
+Về bản chất là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ
+Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.
+Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.
Câu đặc biệt:
+là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
+Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu-
+Không thể khôi phục lại được
VD trong đoạn văn trên :
* câu rút gọn : -Đem ngay ra chợ mà bán!
-Không nói lôi thôi!
-Mất thì giờ!
* câu đặc biệt : Hừ!
ý mk là người ta ví rừng như vàng, biển như bạc mà vàng, bạc là thứ quý giá nhất. Mình muốn bạn giải thích vì sao lại như vậy thui :))
Đối với cuộc sống vật chất của loài người thì Vàng và Bạc là những thứ có giá trị hàng đầu, nói"rừng vàng biển bạc" là muốn nói đến giá trị của biển và rừng_ những tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng với loài người. dồng thời qua đó muốn gửi thông điệp đến loài người cần bảo vệ tài nguyên đó vì sẽ chẳng có thứ gì tồn tai mãi mà không cạn kiệt và biến mất nếu bị lạm dung, phá hoại và không nâng cấp, bảo vệ cả.
Câu 1 :
- Phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích : nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm , ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.
( đoạn dứi thì Tham khảo đy hennn )
- Tác dụng : Làm nỗi bậc sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của những người dân phu đang lam lụng ngoài mưa gió.
1.
Ông cha ta từ xưa vẫn khuyên dạy con cháu phải biết quý trọng thời gian. Thời gian đã trôi qua không bao giờ trở lại, vì thời gian gắn với cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Vậy thời gian quan trọng và quý giá như thế nào khiến ông cha ta có câu tục ngữ : “Thì giờ là vàng bạc”. Chúng ta cùng trao đổi về vấn đề này.
Trước hết, ta phải hiểu vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ như thế nào ? “Thì giờ” là một cách nói về thời gian. Thời gian không phải là một vật cụ thể mà ta có thể trông thấy, cầm lấy được. Thời gian là một khái niệm vô hình. Vậy mà vế bên kia của câu tục ngữ, dân gian lại lấy “vàng, bạc” là nhũng vật cụ thể, hữu hình và quý giá để so sánh với thời gian. Cách so sánh này cụ thể hoá giá trị của thời gian để con người nhận thấy tầm quan trọng của nó. “Vàng bạc” là những kim loại quỷ, có giá trị cao trong cuộc sống xã hội loài người. Xưa nay, người đời chẳng hay nói “Đát như vàng” đó sao ? Vàng có giá trị như vậy, cho nên trong cuộc sống, khi con người đã đủ ăn, đủ mặc, của cải dư thừa, người ta thường hay mua vàng để dành lúc đau ốm, tuổi già hoặc có việc quan trọng trong nhà cần dùng đến. Vàng, bạc còn dùng làm đồ trang sức tô điểm vẻ đẹp cho con người. Muốn có vàng, người lao động phải làm việc chăm chỉ, giỏi giang và phải để dành, tiết kiệm. Vàng bạc đâu có dễ dàng đến với con người. Vậy, dùng lối so sánh khẳng định “Thì giờ là vàng bậc” không những để ca ngợi thời gian quý như vàng bạc, hơn thế nữa “thời gian” chính là “vàng bạc” đấy. Nếu bàn cho kĩ nữa thì thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, vì vàng bạc có thể làm ra được (nếu hết) ; nhưng thời gian đã trôi qua thì không bao giờ quay trở lại.
Thời gian được tính bằng giây, bằng phút, bằng giờ, bằng tháng, bằng năm. Đó là từ khi con người biết đo bóng nắng đoán giờ, biết tính ngày tháng theo trăng tròn, trăng khuyết.,. Trước khi con người biết tính thời gian thì thời gian vẫn cứ vô tình trôi đi, chẳng bao giờ dừng lại. Thời gian gắn liền với tuổi đời và cả cuộc đời con người. Mỗi một chặng thời gian, con người sống có ích, con người sẽ tích luỹ được vốn kiến thức, hiểu biết; con người sẽ đem lại cho cộng đồng của mình, cho chính mình những điều tốt đẹp. Tuổi học sinh, tuổi niên thiếu của chúng ta thật vô tư, nhưng đừng vô tư đến mức lãng phí, lãng quên thời gian. Bạn hãy học hết mình, làm việc hết mình và khi chơi, thư giãn bạn cũng hết mình thì hiệu quả cuộc sống của bạn sẽ ra đáp số “thì giờ là vàng bạc” đấy. Ví dụ : bạn định ngồi học và làm bài tập liền trong hai giờ đồng hồ. Bạn hãy tập trung cao để học và làm bài đi. Sau đó bạn có thể đi dạo 15 phút, hoặc chơi đàn ghi-ta 15 phút, hát vài bài ca mà bạn thích, cũng có thể xuống sân chơi bóng một lát… bạn lại trở về phòng làm việc tập trung suy nghĩ. Chắc chắn như thế là không lãng phí thời gian. Có nhiều bạn đi chơi suốt ngày, đến giờ đi học là cầm cặp chạy. Bạn đó đã không biết tận dụng thì giờ vàng bạc rồi. Còn đối với các nhà khoa học, những người say mê với sự nghiệp thì họ có ăn ngủ đúng giờ như mọi người đâu. Niềm say mê và nghị lực tuyệt vời đã khiến họ không có lịch ăn, ngủ cố định. Đó là mầm mống của thiên tài. Những thiên tài thường có nghị lực đặc biệt và cách làm việc đặc biệt. Thời gian, thời gian đối với họ quý giá hơn cả vàng bạc các bạn ạ !
Thời gian quý giá như thế, ta nên có một kế hoạch để tận dụng thời gian. Hằng ngày, nên có thời gian biểu hợp lí để bảo đảm việc học, việc giải trí, vui chơi cho hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình và sức khoẻ của cá nhân chúng ta, tranh thủ giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức mình. Ngoài việc chơi, việc học hằng ngày, ta nên có thời gian dành cho việc đọc sách, báo, và một khoảng thời gian thích đáng cho công việc mà mình yêu thích, say mê,… Tôi biết có bạn vẫn tranh thủ viết truyện, làm thơ. Tôi biết có bạn thích tập cắt may quần áo và sưu tập thời trang. Tôi biết có bạn rất thích nghiên cứu về kinh tế và ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt… Tất cả những điều đó nên bố trí trong khi tuổi còn trẻ để học và làm. Tất cả những ước mơ, những dự định đều có thể trở thành hiện thực, nếu bạn yêu quý, tận dụng và biết sắp xếp thời gian.
Quả thật là “Thì giờ là vàng bạc”, phải không các bạn ? Đọc xong bài nghị luận giải thích này, dù ít hay nhiều các bạn hãy nhìn lại lịch học tập, làm việc, vui chơi của mình đi nhé ! Đừng để “vàng, bạc” thời gian quý giá đang ở trong tay ta, lại rơi vãi một cách phí hoài, phải không các bạn ?
2.
Con người càng ngày càng phát triển. Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, con người chỉ biết chạy theo dòng thời gian. Tuy vậy, không phải ai cũng biết quý trọng thời gian, chính vì vậy ông cha ta có câu rằng: Thời gian là vàng bạc. Để chỉ sự quý giá của thứ tài sản vô hình này.
Muốn hiểu về câu tụ ngữ này ta phải giải thích từng phần của chúng. Chắc ai cũng biết vàng bạc là một tài nguyên vô cùng quý giá. Còn thời gian là thì giờ của mỗi người. Đúng là thời gian ai cũng có còn vàng bạc thì không. Vậy thì tại sao vàng bạc đắt đỏ lại được ví với thời gian? Chính vì muốn thấy sự quý giá của vàng bạc nên được so sánh như vậy. Thời gian quý giá biết bao: ai cũng biết mỗi khi thời gian trôi qua sẽ không thể lấy lại. Có thể nói trong chúng ta của cải là quan trọng nhất, nhưng của cải cũng từ thời gian tạo ra. Chúng ta có thể cố gắng tạo ra của cải vật chất, quả thực rất gian khổ và chúng có thể mua những gì bạn muốn. Tuy vậy nhưng chưa có ai mua được thời gian cả. Nếu như vậy thì thời gian phải quý hơn vàng bạc nữa chứ. Hãy quý trọng thời gian như vật chất, hãy nhớ mỗi phút giây trôi qua dù cố gắng vẫn không trở lại được. Hãy vui vẻ mỗi phút giây ta có.
Thời gian vô cùng quý, thế nhưng không phải ai cũng biết quý trọng thời gian. Cũng như không biết cách sắp xếp thời gian hợp lí. Trong các tổ xí nghiệp công nhân luôn quý trọng thời gian. Họ làm việc thật nhanh để có nhiều sản phẩm đóng góp vào quỹ của công ti và nâng cao tay nghề của họ. Ngoài ra họ cũng biết lo cho gia đình một cách hợp lí. Chính họ là những tấm gương biết quý trọng thời giờ. Hay những học sinh họ luôn cố gắng học thật nhiều ở nhà lẫn ở trường và cũng một tay giúp việc cho bố mẹ. Thật đáng để noi theo. Tuy nhiên lại có một số người luôn sống theo thói quen. Cứ lêu lổng mãi. Họ để cho 1 tháng trôi qua, rồi một năm trôi qua không hối tiếc. Khi về già nhận ra đã quá muộn màng, rồi trách, nhưng thời gian đâu có trở lại với họ đâu! Tuy vậy, có người lại chỉ lo làm việc mà không biết sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi. Quả thực việc sắp xếp và quản lí thời gian rất quan trọng, chính nó quyết định đến cuộc sống của mỗi người.
Vậy quản lí thời gian là như thế nào là hợp lí? Cho đến nay những nhà chính trị luôn quý trọng thời gian. Bởi vì thời gian không phải một nguyên liệu có thể tích trữ. Dù muốn hay không chúng ta phải tiêu dùng nó, với tốc độ 60 giây trong một phút. Và dù con người có tài giỏi đến đâu cũng không làm nó dừng lại hoặc chạy nhanh hơn, cũng như làm thay đổi nó. Dù bất lực với thời gian nhưng chúng ta là người sử dụng nó, chúng ta không thể thay đổi nó nhưng chúng ta quyết định phương thức sử dụng nó. Suy cho cùng muốn sử dụng thời gian một cách triệt để là phải tiết kiệm nó như Lê-nin đã nói “ tranh thủ thời gian là tranh thủ được tất cả”
Tóm lại thời gian là vô cùng quý giá. Ai cũng có một khoản thời gian như nhau hãy sắp xếp nó cân bằng để có những phút giây ở bên người thân và công việc. Hi vọng ai cũng sẽ biết tiết kiệm và quý trọng thời gian. Hãy sử dụng hợp lí thời gian như vàng bạc nhé.
3.phải quý trọng thời gian , phải biết cách sử dụng và do chính con người
Ông cha ta từ xưa vẫn khuyên dạy con cháu phải biết quý trọng thời gian. Thời gian đã trôi qua không bao giờ trở lại, vì thời gian gắn với cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Vậy thời gian quan trọng và quý giá như thế nào khiến ông cha ta có câu tục ngữ : “Thì giờ là vàng bạc”. Chúng ta cùng trao đổi về vấn đề này.
Trước hết, ta phải hiểu vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ như thế nào ? “Thì giờ” là một cách nói về thời gian. Thời gian không phải là một vật cụ thể mà ta có thể trông thấy, cầm lấy được. Thời gian là một khái niệm vô hình. Vậy mà vế bên kia của câu tục ngữ, dân gian lại lấy “vàng, bạc” là nhũng vật cụ thể, hữu hình và quý giá để so sánh với thời gian. Cách so sánh này cụ thể hoá giá trị của thời gian để con người nhận thấy tầm quan trọng của nó. “Vàng bạc” là những kim loại quỷ, có giá trị cao trong cuộc sống xã hội loài người. Xưa nay, người đời chẳng hay nói “Đát như vàng” đó sao ? Vàng có giá trị như vậy, cho nên trong cuộc sống, khi con người đã đủ ăn, đủ mặc, của cải dư thừa, người ta thường hay mua vàng để dành lúc đau ốm, tuổi già hoặc có việc quan trọng trong nhà cần dùng đến. Vàng, bạc còn dùng làm đồ trang sức tô điểm vẻ đẹp cho con người. Muốn có vàng, người lao động phải làm việc chăm chỉ, giỏi giang và phải để dành, tiết kiệm. Vàng bạc đâu có dễ dàng đến với con người. Vậy, dùng lối so sánh khẳng định “Thì giờ là vàng bậc” không những để ca ngợi thời gian quý như vàng bạc, hơn thế nữa “thời gian” chính là “vàng bạc” đấy. Nếu bàn cho kĩ nữa thì thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, vì vàng bạc có thể làm ra được (nếu hết) ; nhưng thời gian đã trôi qua thì không bao giờ quay trở lại.
Thời gian được tính bằng giây, bằng phút, bằng giờ, bằng tháng, bằng năm. Đó là từ khi con người biết đo bóng nắng đoán giờ, biết tính ngày tháng theo trăng tròn, trăng khuyết.,. Trước khi con người biết tính thời gian thì thời gian vẫn cứ vô tình trôi đi, chẳng bao giờ dừng lại. Thời gian gắn liền với tuổi đời và cả cuộc đời con người. Mỗi một chặng thời gian, con người sống có ích, con người sẽ tích luỹ được vốn kiến thức, hiểu biết; con người sẽ đem lại cho cộng đồng của mình, cho chính mình những điều tốt đẹp. Tuổi học sinh, tuổi niên thiếu của chúng ta thật vô tư, nhưng đừng vô tư đến mức lãng phí, lãng quên thời gian. Bạn hãy học hết mình, làm việc hết mình và khi chơi, thư giãn bạn cũng hết mình thì hiệu quả cuộc sống của bạn sẽ ra đáp số “thì giờ là vàng bạc” đấy. Ví dụ : bạn định ngồi học và làm bài tập liền trong hai giờ đồng hồ. Bạn hãy tập trung cao để học và làm bài đi. Sau đó bạn có thể đi dạo 15 phút, hoặc chơi đàn ghi-ta 15 phút, hát vài bài ca mà bạn thích, cũng có thể xuống sân chơi bóng một lát… bạn lại trở về phòng làm việc tập trung suy nghĩ. Chắc chắn như thế là không lãng phí thời gian. Có nhiều bạn đi chơi suốt ngày, đến giờ đi học là cầm cặp chạy. Bạn đó đã không biết tận dụng thì giờ vàng bạc rồi. Còn đối với các nhà khoa học, những người say mê với sự nghiệp thì họ có ăn ngủ đúng giờ như mọi người đâu. Niềm say mê và nghị lực tuyệt vời đã khiến họ không có lịch ăn, ngủ cố định. Đó là mầm mống của thiên tài. Những thiên tài thường có nghị lực đặc biệt và cách làm việc đặc biệt. Thời gian, thời gian đối với họ quý giá hơn cả vàng bạc các bạn ạ !
Thời gian quý giá như thế, ta nên có một kế hoạch để tận dụng thời gian. Hằng ngày, nên có thời gian biểu hợp lí để bảo đảm việc học, việc giải trí, vui chơi cho hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình và sức khoẻ của cá nhân chúng ta, tranh thủ giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức mình. Ngoài việc chơi, việc học hằng ngày, ta nên có thời gian dành cho việc đọc sách, báo, và một khoảng thời gian thích đáng cho công việc mà mình yêu thích, say mê,… Tôi biết có bạn vẫn tranh thủ viết truyện, làm thơ. Tôi biết có bạn thích tập cắt may quần áo và sưu tập thời trang. Tôi biết có bạn rất thích nghiên cứu về kinh tế và ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt… Tất cả những điều đó nên bố trí trong khi tuổi còn trẻ để học và làm. Tất cả những ước mơ, những dự định đều có thể trở thành hiện thực, nếu bạn yêu quý, tận dụng và biết sắp xếp thời gian.
Quả thật là “Thì giờ là vàng bạc”, phải không các bạn ? Đọc xong bài nghị luận giải thích này, dù ít hay nhiều các bạn hãy nhìn lại lịch học tập, làm việc, vui chơi của mình đi nhé ! Đừng để “vàng, bạc” thời gian quý giá đang ở trong tay ta, lại rơi vãi một cách phí hoài, phải không các bạn ?