K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
21 tháng 2 2020

TRƯỚC SỰ TẤN CÔNG CỦA QUÂN GIẶC, HAI BÀ TRƯNG ĐÃ ĐỐI PHÓ NHƯ THẾ NÀO ?

-Quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả rồi rút lui.

-Mã Viện chiếm được Hợp Phố,chia quân theo 2 đường thủy bộ mà đi, cuối cùng hội quân ở Lãng Bạc

-Hai Bà Trưng dẫn quân lên Lãng Bạc nghênh chiến.Cuộc chiến diễn ra quyết liệt.Một viên tướng Hán là Bình Lạc Hầu Hàn Vũ đã chết ở đây

-Quân ta rút về Cổ Loa và Mê Linh, ra sức cản địch ,giữ từng xóm làng ,tất đất.Cuối cùng, tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.

21 tháng 2 2020

Trước sự tấn công của quân giặc, Hai Bà Trưng đã đối phó:

Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Tương truyền, ngày xuất quân, bà Trưng Trắc đã đọc lời thề, sau này được viết thành 4 câu thơ':

"Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”

Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh ; rồi từ Mê Linh, tiến đánh cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông - Trung Quốc). Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.

⇒ Cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi.

20 tháng 2 2020

1. Trước sự tấn công của quân giặc, Hai Bà Trưng đã đối phó:

Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Tương truyền, ngày xuất quân, bà Trưng Trắc đã đọc lời thề, sau này được viết thành 4 câu thơ':

"Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”

Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh ; rồi từ Mê Linh, tiến đánh cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông - Trung Quốc). Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.

2. B

20 tháng 2 2020

1:TRƯỚC SỰ TẤN CÔNG CỦA QUÂN GIẶC, HAI BÀ TRƯNG ĐÃ ĐỐI PHÓ NHƯ THẾ NÀO ?

-Quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả rồi rút lui.

-Mã Viện chiếm được Hợp Phố,chia quân theo 2 đường thủy bộ mà đi, cuối cùng hội quân ở Lãng Bạc

-Hai Bà Trưng dẫn quân lên Lãng Bạc nghênh chiến.Cuộc chiến diễn ra quyết liệt.Một viên tướng Hán là Bình Lạc Hầu Hàn Vũ đã chết ở đây

-Quân ta rút về Cổ Loa và Mê Linh, ra sức cản địch ,giữ từng xóm làng ,tất đất.Cuối cùng, tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê

Câu 1. Chính quyền phương Bắc tăng cường việc kiểm soát quan lại cai trị đến cấp huyện sau sự kiện nào? A. Triệu Đà chiếm Âu Lạc.​​​ B. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp. C. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu​​ D. Từ khi nước ta bị nhà Đường cai trị. Câu 2. Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh để làm gì? A. đồng...
Đọc tiếp

Câu 1. Chính quyền phương Bắc tăng cường việc kiểm soát quan lại cai trị đến cấp huyện sau sự kiện nào? A. Triệu Đà chiếm Âu Lạc.​​​ B. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp. C. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu​​ D. Từ khi nước ta bị nhà Đường cai trị. Câu 2. Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh để làm gì? A. đồng hóa​​​​​ B. trực tiếp cai trị đến tận huyện. C. dạy chữ Hán​​​​ D. không tin tưởng người Việt. Câu 3. Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, luật lệ, tập quán Hán vào nước ta để làm gì? A. Khai hóa dân trí​​ ​ B. Hán hóa văn minh. C. Đồng hóa dân tộc ta​​​​ D. Truyền bá văn hóa Hán. Câu 4. Người Việt vẫn giữ nếp sống riêng với tục ăn trầu, nhuộm răng… nói lên điều gì? A. Nguồn gốc từ Hán Việt​ B. Dân ta không bị đồng hóa C. Tập quán cổ xưa​​ D. Dân ta đã bị đồng hóa Câu 5. Nhân dân Giao Châu phải nộp thuế gì là nặng nhất ? A. thuế ruộng và thuế sắt ​ ​B. thuế đinh và thuế rượu C. thuế muối và thuế sắt​​ ​ D. thuế nước và thuế sắt Câu 6. Đứng đầu nhà nước Âu Lạc là ai? A. An Dương Vương. B. Hùng Vương. C. Lạc tướng. D. Lạc hầu. Câu 7. Bồ chính là người đứng đầu: ​ A. Bộ . B. Thị tộc. C. Bộ lạc. D. Chiềng, chạ. Câu 8. Ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên là: A. Phản ánh quá trình hình thành của nhà nước Văn Lang. B. Vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao. C. Lí giải về nguồn gốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm. Câu 9. Sự hình thành nhà nước Văn Lang có điểm gì giống so với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? A. Đều hình thành bên bờ các con sông lớn. B. Đều xuất phát từ nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm. C. Đều hình thành trong khoảng thời gian tương đồng nhau. D. Đều xuất phát từ nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi. Câu 10. Nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào? Đóng đô ở đâu? A. Năm 207 – Bạch Hạc B. Năm 208 TCN – Phong Khê C. Năm 217 – Mê Linh D. Năm 217 TCN – Hoa Lư Câu 11. Thành Cổ Loa xây dựng theo hình gì? A. Hình tròn. B. Hình chữ nhật. C. Hình xoáy trôn ốc. D. Hình vuông. Câu 12. Vũ khí lợi hại nhất của người Âu Lạc dùng để chống lại quân Tần là gì? A. Dao găm. B. Giáo mác. C. Nỏ. D. Rìu chiến. Câu 13. Trong các nghề thủ công thời Văn Lang, nghề nào đạt đến đỉnh cao? A. Luyện kim, đúc đồng B. Dệt vải C. Đóng thuyền D. Làm đồ gốm Câu 14. Ngày nay, phong tục nào từ thời Văn Lang còn được lưu giữ? A. Chôn người chết trong mộ thuyền B. Xăm mình C. Thờ các lực lượng tự nhiên D. Nhuộm răng Câu 15. Tổ chức nhà nước Âu Lạc có điểm gì tiến bộ hơn Văn Lang? A. Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành B. Cả nước chia làm nhiều bộ; dưới bộ là chiềng, chạ C. Lực lượng quân đội đông, vũ khí có nhiều cải tiến D. Dời đô xuống Phong Khê Câu 16. Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì? A. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc B. Giữ nguyên hiện trạng Âu Lạc C. Cử Thứ sử đến cai trị ở cấp châu; các cấp hành chính còn lại vẫn giữ nguyên D. Vẫn giữ vua làm bù nhìn Câu 17. Vì sao chính quyền đô hộ lại bố trí đông đảo lực lượng quân đội đồn trú ở Âu Lạc? A. Đảm bảo an ninh của Âu Lạc B. Dùng lực lượng đó xây dựng thành lũy C. Để chống lại các cuộc xâm lược từ bên ngoài D. Để đàn áp cuộc đấu tranh của người Việt Câu 18. Chính quyền đô hộ đã nắm độc quyền về mặt hàng gì? A. Vải B. Muối và sắt C. Đồ gốm D. Trầm hương Câu 19. Vì sao chính quyền đô hộ đưa người Hán sang sinh sống cùng người Việt? A. Để dạy chữ Hán cho người Việt B. Để giúp đỡ người Việt canh tác, sản xuất C. Để dễ dàng cai trị người Việt D. Để đồng hóa người Việt Câu 20. Đâu là chính sách thâm độc nhất của phong kiến phương Bắc đối với nước ta? A. Bóc lột bằng tô thuế B. Bắt cống nạp sản vật quý C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc D. Đồng hóa về văn hóa

1
13 tháng 3 2022

chia nhỏ ra đi

Câu 1. Chính quyền phương Bắc tăng cường việc kiểm soát quan lại cai trị đến cấp huyện sau sự kiện nào? A. Triệu Đà chiếm Âu Lạc.​​​ B. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp. C. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu​​ D. Từ khi nước ta bị nhà Đường cai trị. Câu 2. Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh để làm gì? A. đồng...
Đọc tiếp

Câu 1. Chính quyền phương Bắc tăng cường việc kiểm soát quan lại cai trị đến cấp huyện sau sự kiện nào? A. Triệu Đà chiếm Âu Lạc.​​​ B. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp. C. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu​​ D. Từ khi nước ta bị nhà Đường cai trị. Câu 2. Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh để làm gì? A. đồng hóa​​​​​ B. trực tiếp cai trị đến tận huyện. C. dạy chữ Hán​​​​ D. không tin tưởng người Việt. Câu 3. Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, luật lệ, tập quán Hán vào nước ta để làm gì? A. Khai hóa dân trí​​ ​ B. Hán hóa văn minh. C. Đồng hóa dân tộc ta​​​​ D. Truyền bá văn hóa Hán. Câu 4. Người Việt vẫn giữ nếp sống riêng với tục ăn trầu, nhuộm răng… nói lên điều gì? A. Nguồn gốc từ Hán Việt​ B. Dân ta không bị đồng hóa C. Tập quán cổ xưa​​ D. Dân ta đã bị đồng hóa Câu 5. Nhân dân Giao Châu phải nộp thuế gì là nặng nhất ? A. thuế ruộng và thuế sắt ​ ​B. thuế đinh và thuế rượu C. thuế muối và thuế sắt​​ ​ D. thuế nước và thuế s

7
13 tháng 3 2022

B

A

C

B

C

13 tháng 3 2022

B A C B C

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập? Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì? 2. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? Sau khi giành lại được độc lập Triệu Quang Phục đã làm được những gì? 3. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc đã diễn ra như thế nào? Những...
Đọc tiếp

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập? Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?

2. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? Sau khi giành lại được độc lập Triệu Quang Phục đã làm được những gì?

3. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc đã diễn ra như thế nào? Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?

4. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán đã thắng lợi như thế nào? Nêu ý nghĩa của thắng lợi đó?

5. Nêu diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và nêu ý nghĩa lịch sử? Ngô Quyền đã có những công lao to lớn như thế nào?

Giúp mình với nhé. Mai mình thi zồi

1
3 tháng 5 2017

Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

2 tháng 5 2021

Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và rất độc đáo. Kế hoạch đó chủ động và độc đáo ở những điểm là lợi dụng địa thế (sông nước)và địa vật (hai bên là rừng rậm) đê bố trí trận cọng địa ngầm dưới lòng sông và cho quân mai phục ở hai bên bờ.

2 tháng 5 2021

thiếu kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền như thế nào nhe bạn☺✔

20 tháng 5 2021

Công trình kiến trúc nào của nước Champa đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

A. Tháp Poshanư. B. Tháp Bà Ponagar.

C. Thánh địa Mỹ Sơn. D. Thành cổ Trà Kiệu.

 
20 tháng 5 2021

Công trình kiến trúc nào của nước Champa đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

A. Tháp Poshanư. B. Tháp Bà Ponagar.

C. Thánh địa Mỹ Sơn. D. Thành cổ Trà Kiệu.

20 tháng 2 2017

* Hai Bà Trưng

- Trưng Trắc lên ngôi vua , đóng đô ở Mê Linh

- Phoq tước cho những ng` có công

- Thành lập chính quyền tự chủ

- Xóa bỏ chế độ lao dịch nặng nề

* Lý Bí

- Lên ngôi hoàng đế ( hiệu là Thiên Đức )

- Đặt tên nc là Vạn Xuân

- Xây dựng triều đình vs 2 ban văn , võ

P/s : Ý nghĩa thì mk chưa nghĩ ra , xl pn :(

20 tháng 2 2017

Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa :
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.

24 tháng 2 2022

Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi và chống quân xâm lược 

26 tháng 3 2016

Khúc Hạo là con trai của Khúc Thừa Dụ. Trong nhiêu tài liệu hiện nay không chép về tiêu sử của ông nhưng với cuộc đời và sự nghiệp của ông có thể thấy, ông là người thông minh, rất thức thời, có chí lớn và có ý thức độc lập tự chủ cao.

Năm 906, Khúc Hạo được cha phong cho làm “Tĩnh hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu” - một chức vụ chỉ huy quân đội. Sau khi cha mất, Khúc Hạo kế nghiệp cha nắm quyền Tiết độ sứ. Ngày 1-9-907, nhà Hậu Lương (triều đại thay thế nhà Đường ở Trung Quốc) cũng phải công nhận ông là “An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ”.

Khúc Hạo nắm quyền trong khi công cuộc xây dựng đất nước về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội còn đang dang dở. Nối nghiệp cha, nối chí cha, phát huy ý chí tự lập, tự cường của dân tộc, Khúc Hạo đã kiên trì giữ vũng đất nước chăm lo xây dựng nên tảng độc lập của dân tộc, tiến hành nhiều cải cách quan trọng.

Về chính trị, Khúc Hạo đã bãi bỏ mô hình tổ chức hành chính của chính quyền đô hộ nhà Đường, xây dựng một bộ máy nhà nước mang tinh thần dân tộc[1]. Từ một mô hình của chính quyền đô hộ mang tính phân tán của quyền lực thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng đầu tiên hết sức lớn lao nhằm xây dựng một chính quyền dân tộc thống nhất từ trung ương cho đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã có xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau trước gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc thu thuế, được cử ra theo nguyên tắc tôn trọng người già và được quyền thế tập. Điều này rất phù hợp với tư tưởng và truyền thống của cư dân nông nghiệp, vì nghề nông phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và kinh nghiệm của những người già. Theo sách An Nam chí nguyên Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp có trước cả thảy gồm 314 giáp[2].

Với cải cách trên, chính quyền Khúc Hạo đã tiến thêm một bước trong quá trình xây dựng nền tự chủ, tăng cường sự quản lí của nhà nước tới cấp địa phương. Có thể nói, đây là lần đầu tiên các làng xã chấp nhận vào đội ngũ quản lí của nhà nước. Tác giả Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã đánh giá về vị trí của cuộc cải cách này là: “Tổ chức hành chính của họ Khúc phần não sẽ là cơ sở cho tổ chức hành chính của các triều đại tự chủ sau này”[3].

Về kinh tế - xã hội: Đường lối của cuộc cải cách Khúc Hạo đi theo định hướng chung là “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị. Nhân dân cốt được yên vui”[4].

“Khoan dung là không thắt buộc quá đối với dân như bọn tham ô quan lại, một tệ nạn lớn của thời Bắc thuộc.

Giản dị, là không làm phiền hà, nhiễu dân bởi quá nhiều thủ tục hành chính quan liêu.

An, lạc (yên vui) "an cư, lạc nghiệp" là lý tưởng của nếp sống nông dân nơi làng xóm”[5].

Tóm lại, đó là một đường lối chính trị thân dân. Nó chứng tỏ bất cứ một phong trào dân tộc chân chính nào cũng phải có một nội dung dân chủ nào đó.

Về kinh tế, Khúc Hạo đã sửa đổi lại chế độ điền tô, thuế má lao dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh: “Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán, giao cho giáp trưởng trông coi…”[6].

Chính sách “bình quân thuế ruộng” thực chất là chính sách “quân điền” với chế độ thuế tô, dung, điệu của nhà Đường, nhưng đã được Khúc Hạo đã áp dụng vào nước ta một cách sáng tạo, phù hợp với cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam thế kỉ X.

Như vậy, những cải cách kinh tế và chính trị của Khúc Hạo đã có ý nghĩa lớn lao trong công cuộc xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ, tách dời khỏi quyền lực của chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc. Do nhu cầu chống ngoại xâm, các hào trưởng địa phương phải phục tùng chính quyền trung ương Trung Quốc, nhưng vẫn có xu hướng cát cứ để củng cố chính quyền ở các cơ sở. Công cuộc xây dựng nền tự chủ, thống nhất của Khúc Hạo mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành.

Với những đóng góp trong sự nghiệp xây dựng đất nước hồi đầu thế kỉ X, dòng họ Khúc đã đặt cơ sở quan trọng để Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn một nghìn năm Bắc thuộc của dân tộc bằng chiến thắng Bạch Đằng lịch sử (938).
 

27 tháng 3 2016

bucminh