Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” được trích từ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bài cáo được viết cuối năm 1427 đầu nàm 1428 sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Mở đầu đoạn trích là tuyên ngôn nhân nghĩa của bài cáo .Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế.Tóm lại ,đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
Đề bài :
Bài 1 : Cho các câu rồi trả lời câu hỏi
1) Nhà cháu đã túng lại còn đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế .
2) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à 3?
3) Khốn nạn !
4) Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia !
Câu hỏi :
a. Các câu trên thuộc kiểu câu chia theo mục đích nói nào ? Xác định hành động nói ở từng kiểu câu? Cho biết hành động nói ở mỗi câu được thực hiện bằng cách nào? ( trực tiếp hay gián tiếp )
Mục đích nói là
1) Trình bày
2) Đe dọa
3) Bộc lộ cảm xúc
4) Điều khiển
b. Xác định vai xã hội của các nhân vật trên ?
Chị Dậu : Nông dân nghèo
Tên cai lệ
Bài 2 : So sánh các từ sau đây rồi trả lời câu hỏi ( đều là câu cầu khiến )
Câu 1 : Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Câu 2 : Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ ! Câu 3 : Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ! - Câu hỏi: a ) Xác định sắc thái mệnh lệnh trong 3 câu trên ? b) Câu nào có sắc thái mệnh lệnh rõ nhất ? Vì sao ? TRẢ LỜI:a) Sắc thái mệnh lệnh câu 1 được thực hiện dứt khoát. Câu 2 và câu 3 thì nhẹ nhàng hơn.
b) Câu một sắc thái mệnh lệnh rất rõ bởi những từ phủ định "không được" ý chỉ rất mạnh. Bài 3: Phát hiện lỗi diễn đạt trong các câu sau : a) Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép. b) Tuy trời mưa nhưng đường lầy lội. a.
-> Diễn đạt sai nội dung vì ngoan ngoãn và lễ phép đều là lĩnh vực đạo đức. Thường dùng cụm từ không chỉ- mà cho hai phương diện, lĩnh vực khác nhau.
b.
-> Tuy- nhưng là cặp từ dùng để biểu thị quan hệ tương phản. Hai sự việc mưa và đường lầy lội diễn ra song song nhau nên không thể nào dùng cặp từ này
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
+ Bản dịch đã cố gắn lột tả tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt tồn tại độc lập bằng các từ “từ trước”, “vốn xưng”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng khác” (Nguyên văn: “duy ngã”, “thực vi”, “kí thù”, “diệc dị”)
+ Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng với “hào kiệt”
Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
+ Khi nêu chân lý khách quan, Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc => học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi. So với Lý Thường Kiệt: phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó.
Toàn diện: ý thức dân tộc trong Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, đến Bình Ngô đại cáo, 3 yếu tố được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.
Sâu sắc: ý thức được “văn hiến” là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc.
+ So sánh => tăng thêm sức thuyết phục: đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lý quốc gia (Triệu, Đinh, Lý, Trần) ngang với Hán, Đường, Tống, Nguyên). Hơn nữa, vế Đại Việt được đặt lên trước, ngầm khẳng định tư thế đứng trên đầu thù.
+ “Các đế nhất phương” – phát huy ý thức dân tộc mạnh mẽ và sâu sắc từ chữ “Đế” trong Nam quốc sơn hà. Bản dịch bỏ mất nét nghĩa này.
a. Đoạn văn trên gồm có 9 câu. Đó là:
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. (Câu kể)
Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: (Câu kể)
- Hức! (Câu cảm)
Thông ngách sang nhà ta? (Câu hỏi)
Dễ nghe nhỉ! (Câu cảm)
Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Câu kể)
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Câu cầu khiến)
Đào tổ nông thì cho chết! (Câu cảm)
Tôi về, không một chút bận tâm." (Câu kể)
1)Vấn đề mà em tâm đắc nhất là ý nghĩa của bài văn Nhiệm vụ chặn đứng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm thiêng liêng, cấp bách của loài người trên trái đất. Cách lập luận trong phần này rất độc đáo : giả định thua để thắng, tưởng như lùi bước nhưng thực chất lại là tiến lên. Tác giả giả định như tai hoạ không chặn được thì sự có mặt của chúng ta, tiếng nói của chúng ta "không phải là vô ích". Bởi sự có mặt ấy, tiếng nói đấu tranh cho hoà bình ấy sẽ vĩnh viễn còn lại nhờ có "một nhà bâng lưu trữ trí nhớ". Nó là lời trăng trối cho đời sau rằng chúng ta đã không lùi bước, rằng cuộc sống này thật đáng sống biết bao, vì cái thời của chúng ta đang sống tuy bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng "đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc". Và tiếng nói của chúng ta, cho dù có không còn nữa vì chiến tranh hạt nhân cũng là một lời cảnh báo, răn đe : con người hãy cảnh giác. Vì đến lượt họ (thế hệ nhân loại sau), cái chết vì chiến tranh hạt nhân vẫn còn là "thanh gươm Đa-mô-clét", nghĩa là cái chết vẫn lo lửng trên đầu. Nhiệm vụ chống lại chiến tranh hạt nhân cần một sự kiên trì bền bỉ biết bao, nhưng cũng là thái độ kiên quyết biết bao. Không chịu đầu hàng, nhân loại chính là người chiến thắng. Một bài văn nghị luận thật thống thiết và cũng thật hùng hồn có tác dụng kêu gọi loài người hãy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Tiếng gọi hoà bình, qua cách nói ấy đã trở nên có sức mạnh vật chất làm chúng ta nghĩ đến một cánh chim bồ câu bay giữa trời xanh báo hiệu một buổi đẹp trời, một thời đại mà con người được sống trong vòng tay nhân ái và khái niệm chiến tranh không còn trong "nhà băng lưu trữ trí nhớ" của chúng ta.
Tham khảo:
Câu 2:
- Luận điểm:
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.
- Hệ thống luận cứ:
+ Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời;
+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này;
+ Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người;
+ Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng