K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2021

Lần sau đăng sang box Anh em nhé!

1. She hasn't seen that boy here before.

It is the first___time she has ever seen that boy _____

2. She hasn't written to us since last year.

The last time____she wrtitten to us was 1 year____

3. Ly’s father started smoking last year.

ly's father____has smoken since last year___

30 tháng 9 2021

1. time she has seen that boy here.

2.  she wrote to us was last year.

3. complete the conversation, using prepositions of time:in,on,at,by,during,until,for,since. 1. A: you only buoght that book___ Saturday. Have you finished it already? B I read it___ about three hours yerssterday evening. 2. A let's go shopping. B. i thnk it's too late go shopping. The shops are only open____________5:30. They'll be closed____now 3.A; Your mother's birthday is_______ 23rd MAy, isn't it? B: Yes, I just hope this card gets there ______time 4. A: Did you take notes...
Đọc tiếp

3. complete the conversation, using prepositions of time:in,on,at,by,during,until,for,since.

1. A: you only buoght that book___ Saturday. Have you finished it already?

B I read it___ about three hours yerssterday evening.

2. A let's go shopping.

B. i thnk it's too late go shopping. The shops are only open____________5:30. They'll be closed____now

3.A; Your mother's birthday is_______ 23rd MAy, isn't it?

B: Yes, I just hope this card gets there ______time

4. A: Did you take notes ______the lecture ?

B: Yes, I did

A: Can you lend your notebook_______Friday?

B: Sorry, I can't. I'll have to finish my report_____the end of the week.

5. A: How long have you been learning English?

B:well,I studi it_____five years at school,and I've been having evening classes____last summer.THat's when I left school

6 A: will the bank be open___half past nine?

B: Yes, it always opens adsolutely_________time

7:A:Wher are the children?Isuppose they'll be here.

B:Well. the children aren't here____________the monent, but they'll be back_________a few minutes

8. A: we're vleaving _____ half past, and you haven't even changed

B: It's OK. I can I can easily shower anh change____ten minutes

9 . A When did you see lucy last?

B; I went to the theater three days ago, and I met Lucy_________ the interval. But I haven't seen her_________then

10 A : We're having a past _________Saturday evening. Can you come?

B: Sorry, we can't. We're got some friends staying with us _________ the moment. They're staying _______ Sunday.

1
21 tháng 8 2017

đây là ngữ văn mà đâu phải là tiếng anh

6. Fill in the blank space with the correct preposition from the brackets. 1. we have a hakery____________the house so i don't have to walk far.(in,near,on) 2. Í thể a cinema___________your house, on the other side of the street?(oppsite,over,at 3. there's a sweetshop___________ my first floor flat.(inside,below,across) 4. there's a kiosk___________ the street. Can't you see it?(between,below,across 5. Nancy is wearing a think jersey_______her shirt(over,in,at 6. Adam sat____Melissa and...
Đọc tiếp

6. Fill in the blank space with the correct preposition from the brackets.

1. we have a hakery____________the house so i don't have to walk far.(in,near,on)

2. Í thể a cinema___________your house, on the other side of the street?(oppsite,over,at

3. there's a sweetshop___________ my first floor flat.(inside,below,across)

4. there's a kiosk___________ the street. Can't you see it?(between,below,across

5. Nancy is wearing a think jersey_______her shirt(over,in,at

6. Adam sat____Melissa and Barbara at the cinema.( namong, at, between)

7. I could hear someone _______ me, but I didn't dare turn round( in front of, behind, near)

8. There was a big crowd ____the shop waiting for it to open( inside, outsi8de, beside)

9. Let's sit _____the shade where it's cooler. ( at, over, in)

10. Come and walk _____me so we can talk( between, among, beside)

11. There's such acrowd. you won't find your friends____________all there people.(between, in, among

12. The passengers had to stand_______a queue.(in,on,at

13.Our flight was delayed.We had to wait__ the airport for four hours.(inside,at,in)

14. i was standing__the counter in the baker's shop, waiting to be seved.( in, at,on

15> The village is 10000 meters_______the sea. (under, over,above)

1
21 tháng 8 2017

1. we have a hakery___near_________the house so i don't have to walk far.(in,near,on)

2. Is there a cinema_____oppsite______your house, on the other side of the street?(oppsite,over,at)

3. there's a sweetshop____below_______ my first floor flat.(inside,below,across)

4. there's a kiosk___between________ the street. Can't you see it?(between,below,across)

5. Nancy is wearing a think jersey____in___her shirt(over,in,at)

6. Adam sat__between__Melissa and Barbara at the cinema.( namong, at, between)

7. I could hear someone __near_____ me, but I didn't dare turn round( in front of, behind, near)

8. There was a big crowd ____the shop waiting for it to open( inside, outsi8de, beside)

9. Let's sit _____the shade where it's cooler. ( at, over, in)

10. Come and walk _____me so we can talk( between, among, beside)

11. There's such acrowd. you won't find your friends____________all there people.(between, in, among

12. The passengers had to stand_______a queue.(in,on,at

13.Our flight was delayed.We had to wait__ the airport for four hours.(inside,at,in)

14. i was standing__the counter in the baker's shop, waiting to be seved.( in, at,on

15> The village is 10000 meters_______the sea. (under, over,above)

3 tháng 3 2020

1.thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

1 số bài giống về thể thơ là:nam quốc sơn hà,phò giá về kinh...

2. Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

18 tháng 3 2019

Tham khảo nha!!!

Từ xa xưa, cảm hứng nhân đạo và cảm hứng yêu nước đã trở thành một đề tài lớn xuyên suốt các tác phẩm văn học. Có thể nói cùng với cảm hứng yêu nước, tinh thần nhân đạo là truyền thống có tính muôn thuở của thi ca cũng như của các nhà văn. Chính vì thế nên dù viết theo khuynh hướng hay trào lưu nào tinh thần nhân đạo vẫn thấm đậm trong từng tác phẩm. Và khi nhận xét về tinh thần nhân đạo trong văn xuôi giai đoạn 1930-1945, có ý kiến cho rằng: Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mãn hay hiện thực, những trang viết của các nhà văn đầy tài năng và tâm huyết đều thắm đượm tinh thần nhân dạo sâu sắc. Điều đó thế hiện rõ trong nhiều tác phẩm mà tiêu biểu là Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng và Lão Hạc của Nam Cao.

Nói đến tinh thần nhân đạo là nói đến mối quan hệ giữa con người với con người, những gì vì con người, cho con người, cho sự tốt đẹp của bản thân mỗi con người, cho cộng đồng thế giới loài người ... đều nằm trong phạm trù nhân đạo. Hai mặt cảm hứng lớn trong cảm quan nghệ thuật của tác giả là nhiệt tình ca ngợi và nhiệt tình phê phán. Tinh thần nhân đạo, nhân văn, nhân bản gắn liền với nhau.

Từ đó ta có thể khẳng địng tinh thần nhân đạo thắm đượm trong từng trang viết của các nhà văn đầy tài năng và tâm huyết. Tinh thần nhân đạo được thế hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau với phong cách riêng của từng tác giả nhưng mục đích cuối cùng vẫn là vì và cho con người, ở Thạch Lam, yếu tố lãng mạn và hiện thực kết hợp hài hòa và nhuần nhị vì vậy mà truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa như một bài thơ trữ tình xinh xắn. Khác với Thạch Lam, tác phẩm Lão Hạc cũng như một số tác phẩm khác của Nam Cao đậm đà tính hiện thực. Và cũng góp phần vào mảng đề tài to lớn này, Nguyên Hồng thể hiện qua từng trang hồi kỳ xúc động về chính tuổi thơ cay đắng của mình. Dù là hiện thực hay lãng mạn song tất cả đều hướng về con người, ca ngợi và bênh vực, đòi quyền sống cho họ.

Trước hết, tinh thần nhân đạo của tác giả bộc lộ thông qua những lời ca ngợi, nâng niu những phẩm chất đáng quý của con người. Đó là tình cảm đẹp đẽ truyền thống của con người Việt Nam, tình cha con, mẹ con, anh em, láng giềng. Dù sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát và xấu xa đó, họ vẫn giữ được bản chất của mình.

Ai cũng có một người mẹ và trên đời này có ai yêu thương con hơn mẹ. Tình mẹ là nỗi khao khát của con trẻ, đấy chính là mạch cảm xúc chân thành của nhà văn khi hướng ngòi bút của mình vào con người.

Cũng là một đứa con nhưng khốn khổ thay, bé Hồng trong chương hồi ký Trong lòng mẹ lại là kết quả của một cuộc hôn nhân không tình yêu để rồi phải xa mẹ, sống trong sự ghẻ lạnh của gia đình. Hồng sống trong nhớ nhung, khao khát thì mẹ Hồng, người đàn bà bất hạnh đó cũng luôn canh cánh lòng hình bóng của hai đứa con thân yêu sớm thiếu thốn tình cảm của người mẹ. Giữa những tai tiếng chê cười của họ hàng thì mẹ Hồng là người vợ không thủy chung, chưa đoạn tang chồng mà chửa đẻ với người khác Trong xã hội đương thời, đó là trọng tội mà “cạo đầu bôi vôi” là một cực hình đau đớn nhất. Nhưng có ai hiểu được nỗi lòng người đàn bà đó, tiếng gọi của tình yêu và trái tim chưa một lần được yêu và luôn thôi thúc khát khao một tình yêu đích thực. Từ giã con song bà luôn nghỉ tới con trong thương nhớ, day dứt khôn nguôi. Và có ở trong địa VỊ của bà ta mới cảm nhận hết tình yêu thương con của bà nó sâu sắc và thấm thìa tới tận trái tim của người đọc, để cứ một lần giở lại trang truyện là một lần ta thổn thức yêu thương, chua xót.

Không những tình cảm mẹ con sâu nặng mà tình cảm cha con cũng được các tác giả ca ngợi và thể hiện sâu đậm trong tác phẩm của mình.

Hình ảnh lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là một điển hình tiêu biểu. Mặc dù đã sớm mất đi người vợ hiền thân yêu nhất, nhưng lão Hạc không đi bước nữa vì sợ con lão phải khổ, sợ anh phái sống trong cảnh “mẹ ghẻ con chồng”. Có thế nói trong thâm tâm lão, hình ảnh anh con trai, đứa con độc nhất là nguồn vui, là lẽ sống mà lão dành cho nó cả tình cảm của mình. Lão Hạc đau đớn và day dứt khi không có tiền cưới vợ cho con, còn nỗi khổ nào hơn cha nhìn con đau khổ tuyệt vọng mà cũng chẳng giúp được gì ngoài những lời động viên nhẹ nhàng như nhũng khúc tâm can của người bố già nua đau khổ. Tấm lòng người cha của lão Hạc được khắc sâu và thể hiện cảm động nhất qua đoạn truyện tả cái chết của lão. Lão chết là vì con và cho con. Thật đáng thương bao nhiêu trước lời nói của lão: tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ chết nó. Lão đã chết, để lại cho con tất cả tài sản và cao quý hơn vẫn là tấm lòng người cha không lúc nào không nghĩ tới con.

Bên cạnh việc ca ngợi tình cảm mẹ con, cha con, các nhà văn cũng rất am hiểu và xúc động trước tình hiếu thảo của những con người dù là con rất bé. Nghĩ về trẻ thơ với tấm lòng con người, hay là nghĩ về chính cuộc đời thơ trẻ của mình mà Nguyên Hồng đã khắc họa rất thành công tình cảm đối với mẹ của bé Hồng trong chương Trong lòng mẹ. sống giữa những lời chê bai, khích bác của bà cô nhưng bé Hồng vẫn giữ trọn trong tim mình hình bóng mẹ kính yêu, mặc dù cho mọi người gièm pha chê trách. Tấm lòng của người con khi nhắc tới mẹ là nỗi đau, là vết thương lòng để cười dài trong tiếng khóc. Cười mà lại ra nước mắt ư? Hay đó chỉ là tiếng cười đau đớn đập vào mặt bà cô vô lương tâm, đập vào những cổ tục đã làm cho mẹ Hồng khổ. Còn giọt nước mắt, những giọt máu đỏ tươi trào ra từ trái tim non nớt sớm bị tổn thương là nỗi đau thương cho cuộc đời mẹ. Lúc ấy trái tim bé Hồng như thốt lên, gào lên tuyệt vọng: Giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. Lòng yêu thương như giúp cho bé Hồng có một sức mạnh vô biên, hay sức mạnh đó là sức mạnh của tình con trẻ.

Ngoài những tình cảm gia đình đó, còn những mối quan hệ xã hội mà tác giả cũng hết lời ca tụng, nâng niu.
Mặc dù mới chỉ là cậu bé Sơn trong Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã sớm có tình thương ấm áp thông qua việc làm rất có ý nghĩa: cho Hiên cái áo bông cũ. Đó là hành động rất bình thường, một tình thương bộc phát của trẻ thơ không suy tính mà có chăng chỉ là sự mách bảo của trái tim, thấy bạn không có áo thì cho và trong lòng cảm thấy ấm áp VUI VUI. Sơn VUI, VUI vì mình vừa làm một việc tốt và thấy cái Hiên mặc áo bông thì Sơn thấy mình cũng ấm hơn. Đó là hơi ấm của tình người sưởi ấm cho cả một không gian lạnh se cắt khi gió lạnh đầu mùa đông tràn về mà Thạch Lam đã phát hiện, miêu tả sinh động trong truyện của mình. Đó là tình cảm láng giềng khi tối lửa tắt đèn có nhau của lão Hạc đối với ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao. Trong lúc xã hội rối ren mà mối quan hệ giữa con người với con người là mối quan hệ giữa người và chó sói thì lão Hạc vần tin một niềm tin bất diệt vào vào ông giáo. Chuyện gì lão cũng kể với ông giáo, cũng hỏi ông giáo và ông đã thực sự là chỗ dựa tin tưởng nhất trong cuộc đời lão.

Ngợi ca và trân trọng, kích phục và thương yêu, các tác giả như Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam đã ghi lại hết sức tinh tế phẩm chất tốt đẹp của người dân, từ một cậu bé Sơn vô tư đến một bé Hồng bất hạnh và cao hơn hết là một hình ảnh của một lão Hạc thật thà, chân chất, yêu thương.

Cùng với việc ngợi ca phẩm chất của người dân và trẻ thơ, các tác giả còn tập trung hướng ngòi bút của mình lên án xã hội đương thời, đấu tranh đòi quyền sống cho con người. Càng thương cảm cho cuộc đời của mỗi nhân vật, các tác giả càng căm phần những thế lực làm khổ cuộc đời họ.

Qua hai tác phẩm Gió lạnh đầu mùa và Lão Hạc, nhà văn Nam Cao và Thạch Lam đã gián tiếp lên xã hội với bọn quan lại sâu dân mọt nước đương thời.

Vì sao cả cuộc đời đầu tắt mặt tối, không dám chơi không ngày nào mà mẹ Hiên vẫn khổ, mà lão Hạc vẫn phái chết. Đó là câu hỏi bức thiết, là lời tố cáo đanh thép và mạnh mẽ quất thẳng vào bộ mặt của xã hội đương thời. Họi làm mà không có ăn vì đâu ư? Vì bọn quan lại tham lam bòn rút, vì thuế má ngặt nghèo của lão Hạc là trường hợp tự bức tử. Nếu lão còn sống thì sống mòn, chết mòn, chết từ từ, chết dần dần trong bàn tay gớm ghiếc của xã hội đã tước đi quyền sống của lão và của bao nhiêu người khác. Hai cái gông phong kiến và thực dân đã đánh gục biết bao nhiêu người như lão Hạc, như mẹ cái Hiên, chết đói, chết rét, cái chết mà lẽ ra phải dành cho bọn quan lại và địa chủ sâu dân mọt nước. Khổ vì nghèo, vì đói, vì quan đã là nhục nhã lắm rồi nhưng chưa hết, sống dưới xã hội mà thực dân nửa phong kiến đương thời, người dân, mà đặc biệt là lão Hạc, mẹ Hồng còn khổ hơn vì hủ tục phong kiến. Nam Cao và Nguyên Hồng đã tập trung phản ánh nạn nhân của nó, có thể nói mỗi số phận như cô gái người yêu anh con trai của lão Hạc rồi mẹ bé Hồng là lời kêu cứu thất thanh văng vẳng trong trái tim các tác giả. Cũng chỉ vì hú tục trong hôn nhân, cưới xin mà anh con trai lão Hạc không lấy được người mình yêu. Nhà gái thách cưới cao quá, gia đình anh làm sao lo đủ, rồi cuối cùng mỗi người một ngả. Cô gái người yêu anh con trai lão Hạc lấy một người chồng giàu sang mà mình không yêu rồi số phận đưa đẩy ra sao? Đó là số phận, là tương lai mù mịt của cô hay chính là mẹ bé Hồng sau này trong tác phẩm Những ngày thơ ấu. Cuộc hôn nhân không tình yêu để rồi tất cả cùng đau khổ, bố bé Hồng chết, mẹ bé Hồng vì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nên đành chôn vùi tuổi thanh xuân mà sau này “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” phải khiến bà phải sống tha hương, cầu thực, bèo dạt mây trôi, tương lai rồi cũng chỉ là một vũng bùn đen tối. Nguyên Hồng đã thể hiện tình cảm gay gắt của mình thông qua hình ảnh bé Hồng muốn tiêu diệt những hủ tục đã đày đọa mẹ mình.

Nói tóm lại văn xuôi giai đoạn 1930-1945 mà đặc biệt là ba tác phẩm Gió lạnh đầu mùa, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc cho ta thấy được tinh thần nhân đạo cao cả của các nhà văn. Dù là ở các trào lưu khác nhau, hiện thực hay lãng mạn, họ đều thể hiện tinh thần nhân đạo bao la với mọi kiếp người: là em bé khổ đau, là cụ già bất hạnh, là tình người ấm áp trong cơn gió lạnh đầu mùa. Nhưng tinh thần nhân đạo của ba tác phẩm vẫn chưa đạt đến chủ nghĩa nhân đạo cách mạng. Bởi các nhà văn chỉ thấy các nhân vật khổ mà thương xót chứ chưa tìm ra được con đường giải phóng họ. vì vậy mà kết thúc câu chuyện dù lãng mạn hay hiện thực vẫn có những chỗ bế tắc, Hồng vẫn khổ, lão Hạc phải chết v.v... song đó là tiếng kêu đòi quyền sống cho con người mà ta rất kính trọng nâng niu ở các nhà văn. Hạn chế cũng là hạn chế trong tư tưởng tác giả và lịch sử một thời đại.

Cảm hứng nhân đạo đã, đang và sẽ là cảm hứng cho tất cả các trào lưu văn học nghệ thuật vị nhân sinh, đó là tiếng lòng của một nhà thơ sau này và mãi mãi về sau:

Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu nhau sống để yêu nhau.
Tố Hữu

18 tháng 3 2019

1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn và giới hạn vấn đề

2. Thân bài

2.1. Giải thích ý kiến

* Học sinh cần giải thích được ý của nhận định

- Tinh thần nhân văn nhân đạo: là nói đến mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, những gì vì con người cho con người cho những điều tốt đẹp của bản thân mỗi người. Thường thể hiện ở tiếng nói yêu thương, trân trọng con người, ca ngợi vẻ đẹp của tình người và sự cảm thông với những số phận khổ đau bất hạnh đồng thời lên án phê phán tố cáo cái xấu, cái ác, ngọn nguồn của những đau khổ bất hạnh..

- Ý kiến muốn khẳng định: Trong sáng tác văn học các trào lưu lãng mạn và hiện thực chủ nghĩa có cách thức và nội dung phản ánh hiện thực khác nhau nhưng trên những trang viết các nhà văn tài năng đều thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc....

2. 2. Chứng minh:

a. Giới thiệu ngắn gọn chung về Nam Cao và Ngô Tất Tố cùng hai văn bản để thấy đây là hai nhà văn tài năng và tâm huyết và khẳng định với những cách khác nhau hai văn bản đều tỏa sáng tinh thần nhân văn nhân đạo

- Nam Cao và Ngô Tất Tố đều là những nhà văn tài năng và tâm huyết của văn học hiện thực của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

+ Nam Cao được bạn đọc yêu mến bởi những trang viết chân thực và sâu sắc về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức cùng phẫn phải sống mòn, bế tắc trong xã hội cũ...Truyện ngắn “Lão Hạc” là truyện tiêu biểu...

+ Ngô Tất Tố được coi là “nhà văn của nông dân” là một nhà văn am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật sáng tác. Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là trang viết sinh động trong Tiểu thuyết “Tắt đèn” nổi tiếng của ông....

- Bằng hai cách viết khác nhau nhưng cùng theo trào lưu hiện thực văn bản “Lão hạc” của Nam Cao và “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đều là những trang viết thấm đẫm tinh thần nhân đạo của những nhà văn tài năng và tâm huyết: Đó là tiếng nói đồng cảm với nỗi khổ đau của người nông dân trong xã hội cũ, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân và lên án tố cáo các thế lực tàn ác đẩy người nông dân vào bần cùng, khổ đau bất hạnh...

b. Phân tích, chứng minh tinh thần nhân đạo trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ”.

b.1. Thứ nhất tinh thần nhân đạo thể hiện tiếng nói cảm thông với những khổ đau bất hạnh của con người:

* Truyện “ Lão Hạc

+ Nam Cao cảm thương cho Lão Hạc một lão nông dân nghèo khổ bất hạnh, đáng thương sống trong thời kì thực dân phong kiến (HS đưa dẫn dẫn chứng về nỗi khổ vật chất, tinh thần của Lão Hạc)

+ Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực yêu thương con luôn vun đắp dành dụm những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc...

* Văn bản“ Tức nước vỡ bờ”

- Ngô Tất Tố đã thấu hiểu, cảm thông sâu sắc về tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân qua tình cảnh thê thảm đáng thương của gia đình chị Dậu trong buổi sáng lúc bọn tay sai ập đến ( HS đưa dẫn chứng về tình thế, hoàn cảnh của gia đình chị Dậu)

b.2. Tinh thần nhân đạo ấy còn được thể hiện qua lời ngợi ca trân trọng, tin tưởng những phẩm chất tốt đẹp của con người..

+ Với “Lão Hạc” Nam Cao đã trân trọng ngợi ca lão Hạc lão nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng cao đẹp: tấm lòng đôn hậu, trái tìm giàu tình yêu thương, lối sống tự trọng (HS đưa dẫn chứng phân tích làm rõ lời ngợi ca của tác giả với Lão Hạc)

+ Trong “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố với tinh thần nhân đạo của nhà văn đầy tâm huyết đã phát hiện và ngợi ca tâm hồn cao đẹp của chị Dậu người phụ nữ nông dân Việt Nam hiền lành chất phác nhưng giàu tình yêu thương chồng con với tinh thần phản kháng mãnh liệt (HS đưa dẫn dẫn chứng về sự ngợi ca về tình yêu thương chồng con của chị Dậu và sự phản kháng của chị Dậu..)

b.3. Tinh thần nhân đạo ấy thể hiện qua tiếng nói lên án phê phán cái xấu cái ác, sự bất công ngọn nguồn của những khổ đau bất hạnh đối với con người.

- Văn bản “Lão Hạc” gián tiếp tố cáo xã hôi phong kiến với hủ tục, với chính sách thuế khóa nặng nề khiến con trai Lão Hạc vì nhà nghèo mà không lấy được vợ phải phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su để Lão Hạc phải sống trong cảnh tuổi già cô đơn không người chăm sóc.(HS đưa dẫn chứng)

- Với “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã lên án bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị ( HS đưa dẫn về sự lên án tố cáo thái độ hống hách, táng tận lương tâm của nhà văn với tên cai lệ và người nhà lí trưởng)

c. Nghệ thuật thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo trong hai tác phẩm.

- Với Nam Cao qua văn bản “Lão Hạc” bằng nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: kết hợp tự sự, trữ tình lập luận thể hiện nhân vật qua chiều sâu tâm lí với diễn biến tâm trạng phức tạp cùng việc lựa chọn ngôi kể hợp lí, sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, lối kể chuyện khách quan...

- Còn Ngô Tất Tố qua đoạn tiểu thuyết “Tức nước vỡ bờ” đầy kịch tính, lối kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực sinh động (từ ngoại hình ngôn ngữ, hành động tâm lí...)

Hai nhà văn tài năng, tâm huyết Nam Cao và Ngô Tất Tố đã thể hiện tinh thần nhân đạo theo cách của riêng mình như để khẳng định trong xã hội thực dân phong kiến dù bị đẩy đến bần cùng những người nông dân luôn giữ cho mình phẩm giá cao đẹp không thể bị hoen ố dù phải sống trong cảnh khốn cùng. Họ là những bông sen thơm chốn “bùn lầy nước đọng”

3. Kết bài

Ý kiến nhận định cho thấy tinh thần nhân đạo như sợi chỉ xuyên suốt trong sáng tác của những nhà văn có tài năng và tâm huyêt. Nó luôn chi phối các nhà văn cầm bút sáng tác để họ hướng ngòi bút của mình về con người, vì con người. Tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm thơ ca chính là tiếng lòng của những nhà văn tài năng tâm huyết góp phần tạo nên sức mạnh của văn chương chân chính của“ Nghệ thuật vị nhân sinh”. ......

20 tháng 9 2017

Câu văn trên là câu văn thuộc biện pháp tu từ so sánh. Diễn tả dòng cảm xúc nhẹ nhàng, ngây thơ của nhân vật '' tôi''. Ý nghĩa đó nhẹ nhàng, như 1 làn mây lướt qua. Cái suy nghĩ ấy ngây thơ;'' chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước''. Khát khao được giỏi giang như họ- được giỏi như những người giỏi

5 tháng 9 2017

Trong văn bản "Tôi đi học", nhà văn Thanh Tịnh đã sử dụng khá nhiều những hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm. Nghĩ đến những ngày đầu tiên đi học, tác giả bồi hồi viết: "Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học, tác giả lại thấy mình đã có những ý nghĩa mà chúng "thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi". Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ." Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,... Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.



>> Tham khảo <<

27 tháng 9 2017

1.

Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...

27 tháng 9 2017

3.

- Chú bé Hồng- nhân vật chính trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” sống trong một cảnh ngộ đau khổ, trớ trêu và thật đáng thương.

- Hồng lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu thương đành chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng túng đã phải bỏ con đi kiếm ăn phương xa.

- Chú bé Hồng đã mồ côi cha lại vắng mẹ sống thui thủi, cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những người họ hàng giàu có, trở thành đứa bé đói rách, lêu lổng.

- Tuy xa mẹ nhưng cậu luôn nhớ mẹ, yêu mẹ, khao khát ngày gặp lại mẹ. Tình yêu mẹ vô bờ bến đã khiến Hồng trở nên cứng cỏi hơn, bản lĩnh hơn, già dặn hơn trước những lời dèm pha và thái độ cay nghiệt của bà cô để bảo vệ đến cùng hình ảnh đẹp đẽ của người mẹ trong lòng chú bé.

18 tháng 9 2019

Hình ảnh so sánh

-Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng

=>Diễn tả sinh động những tình cảm hồn nhiên của tác giả

-thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi

=>Những cảm giac,suy nghĩ mới
-Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
=>Thể hiện tâm trạn e sợ,bỡ ngỡ và khát vọng bay bổng của cậu học trò trong lần đầu đi học

18 tháng 9 2019

Tham khảo:

"Tôi đi học" là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm của Thanh Tịnh. Ngoài cảm xúc dào dạt, tác giả đã sáng tạo nên một số hình ánh so sánh rất đẹp.

Tác giả đã so sánh và nhân hóa để viết nên những câu văn giàu hình tượng và biếu cảm: Những cảm giác trong sáng ấy là những kỉ niệm mơn man nao nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại, cứ mỗi dạ thu về, nó lại "nảy nở trong lòng" đem đến bao cảm xúc vui sướng, bổi hồi, tâm hồn như tươi trẻ lại, trong sáng hơn tựa như "mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bâu trời quang đãng".

Câu văn thứ hai có hình ảnh so sánh:

"Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngừng trên ngọn núi".

Buổi tựu trường, chú chỉ cầm hai quyển vở mới thế mà vẫn cảm thấy nặng "bàn tay ghì chặt" mà một quyển sách vẫn xệch vì chú quá hồi hộp. Mấy cậu học sinh khác ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa, trong lúc đó, mẹ chú lại cầm hộ bút thước cho chú. Cái ý nghĩ "chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước" được so sánh với "làn mây lướt ngang trên ngọn núi" đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên cùa nhân vật "tôi".

Câu văn thứ ba: "Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp".

Nhân vật "tôi" đã từng đi bẫy chim quyên, từng ghé lại trường một lần; lần ấy chú thấy trường "là một nơi xa lạ" "cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng". Nhưng lần này trường Mĩ Lí đã trở thành trường của chú nên chú mới cảm thấy "xinh xắn". Tâm trạng một học trò mới "lo sợ vẩn vơ" và bỡ ngỡ nên mới cảm thấy trường Mì Lí "oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp". Hình ảnh so sánh này cũng thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường.

Hình ảnh so sánh thứ tư là đặc sắc nhất. Tác giả đã lấy hình ảnh "con chim con đứng bên bở" so sánh với cậu học trò mới "bỡ ngỡ" nép bên người thân để làm nổi bật tâm lí của tuổi thơ trong buổi tựu trường vừa "ngập ngừng e sợ" vừa khao khát học hành, mơ ước bay tới những chân trời xa, chân trời ước mơ và hi vọng.

Hơn 60 năm đã trôi qua, những so sánh mà Thanh Tịnh đã sử dụng vẫn không bị sáo mòn, trái lại hình tượng và cảm xúc của những so sánh ấy vẫn còn duyên dáng, nhã thú.