K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

2 tháng 3 2022

Em viết theo các ý này nhé:

Nêu lên câu chủ đề (Ví dụ: Sách là một trong những người bạn lớn của mỗi con người...)

Nêu khái niệm sách là gì?

Vai trò của sách?

Đọc sách giúp gì cho em trong các lĩnh vực?

Dẫn chứng?

Trái với việc coi trọng sách?

Liên hệ bản thân em?

Kết luận

17 tháng 3 2017

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống 

* Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa 

- Phản ánh được đặc sắc riêng về văn hóa của dân tộc Việt Nam

- Bảo vệ di sản văn hóa còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người trước những vấn đề bức xúc của nhân loại.

- Là vẻ đẹp, truyền thống dân tộc, thể hiện được công lao của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

10 tháng 10 2017

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống

* Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa

- Phản ánh được đặc sắc riêng về văn hóa của dân tộc Việt Nam

- Bảo vệ di sản văn hóa còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người trước những vấn đề bức xúc của nhân loại.

- Là vẻ đẹp, truyền thống dân tộc, thể hiện được công lao của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

7 tháng 3 2021

Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay – Vấn đề đáng để chúng ta cùng suy nghĩ. Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức. Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”. Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin? Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi ngừời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thông tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng lại trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không? Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.

7 tháng 3 2021

Đoạn văn em ơi !!

16 tháng 6 2021

"Nếu coi đọc sách là một quá trình tư duy, thì ngày nay, người ta đang ít nghĩ đi nhiều lắm ."Hiện nay, nhịp sống hằng ngày của con người được hỗ trợ nhịp nhàng cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao. Tuy nhiên, việc đọc sách vẫn được duy trì như là một thói quen lành mạnh và nó luôn chứng tỏ được những vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Điều đầu tiên, sách được coi như là một nguồn giải trí tuyệt vời và ngày nay nhiều người đến cuốn sách như một cách thư giãn. Đọc sách thường xuyên sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh, làm thanh thản tâm hồn chúng ta và giải toả tất cả căng thẳng trong công việc, trong các mối quan hệ cá nhân hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống thường ngày. Không những vậy, sách hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta kĩ năng suy nghĩ và phân tích vấn đề và phát triển trí tưởng tượng của chúng ta nhờ vào nguồn thông tin đa dạng. Có kiến thức về lĩnh vực khác nhau sẽ tạo cơ sở giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại vật và những thách thức trong tương lai. Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng, đọc sách rèn luyện chúng ta khả năng tập trung tâm trí vào những gì chúng ta đang làm. Trong một thế giới của Internet, nó dường như như rất khó khăn cho chúng ta cưỡng lại sự thu hút của điện thoại di động hoặc máy tính. Nhưng khi chúng ta đọc sách, tất cả sự chú ý của chúng ta tập trung vào việc câu chuyện và chúng ta có thể nhập tâm vào từng chi tiết nhỏ nhất. Kết lại, mỗi cuốn sách đều mang lại giá trị to lớn cho độc giả và chúng ta nên duy trì thói quen đọc sách thường xuyên.

31 tháng 12 2021

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: về hiện trạng đọc sách của xã hội ngày nay.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Qúa trình tư duy: quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta không biết.

- Đọc sách là một quá trình tư duy: đọc sách giúp cho tư duy con người phát triển, tiếp nhận thêm tri thức, văn hóa, tinh thần…

- Câu nói thể hiện được đọc là một quá trình tư duy, ta càng đọc nhiều thì ta càng biết nhiều, hiểu nhiều, nghĩ nhiều. Còn nếu không đọc thì ta đang dần làm cho kiến thức bị ít đi, suy nghĩ cũng bớt dần và ta trở nên không hiểu biết, lạc hậu.

b. Chứng minh – Bình luận:

Khẳng định rằng quan niệm trên là hoàn toàn đúng đắn:

- Đọc sách là một việc làm rất tốt cho quá trình tư duy, nó giúp ta giải mã những điều ta thắc mắc và cho ta thêm thông tin mới.

- Đọc sách cho ta những phán đoán đúng hoặc sai:

+ Phán đoán đúng khi ta vận dụng những luận cứ chắc chắn cho phán đoán của mình.

+ Phán đoán sai khi ta không am hiểu về vấn đề đó.

=> Đọc sách là một quá trình để ta rèn luyện và phát triển tư duy.

- Ngày nay, chúng ta ít nghĩ đi nhiều lắm bởi ta giờ rất ít khi đọc sách nhất là giới trẻ hiện nay thì lại càng ít. Thay vì đọc sách họ dành thời đó để lướt mạng, xem ti vi, chơi facebook. Chính vì vậy, tư duy của họ đang bị chậm lại.

=> Ngưng đọc sách là ngưng tư duy.

- Lấy ví dụ chứng minh: ở trong cuốc sống.

c. Bài học:

Chúng ta phải luôn luôn đọc sách bởi nó giúp ta tư duy, biết được nhiều điều và quan trọng nó còn ảnh hưởng, hình thành đạo đức, nhân cách sống tốt.

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ và liên hệ bản thân

Giúp mình với mình đang cần gấpB1 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay.B2 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ cứu nước và lí tưởng sống của thanh niên thời nay.B3 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống hạnh phúc của thanh...
Đọc tiếp

Giúp mình với mình đang cần gấp

B1 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay.

B2 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ cứu nước và lí tưởng sống của thanh niên thời nay.

B3 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống hạnh phúc của thanh niên thời nay. Trong đoạn văn có ít nhất 2 câu nghi vấn được sử dụng với những mục đích khác nhau.

B4 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.

B5 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề tuổi trẻ và sự sáng tạo.

B6 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cách lập luận quy nạp nêu suy nghĩ của em về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và một thành phần khởi ngữ.

B7 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh lười đọc sách.

B8 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề : Sức mạnh của niềm hi vọng.

B9 : Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận (Euripides)

 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.

B10 : Hãy chọn một thói quen em muốn rèn luyện và viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy.

0

Tham khảo :

Hai đoạn văn đầu nói về mục đích của việc đọc sách: "Học vấn không chỉ là chuyên đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn". Học vấn là vốn kiến thức tích lũy được; người có học vấn là người giàu chữ nghĩa, học rộng, biết nhiều, cái vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố, để hiến dâng và phục vụ. Có nhiều cách để có học vấn, nhưng Chu Quang Tiềm đã khẳng định "đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”.

Sách là gì? Sách là "kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại" đã được "ghi chép mà lưu truyền lại". Sách là "những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật". Ví dụ, từ thơ ca dân gian mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, v.v..

Tại sao phải đọc sách? Để xây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng có thi sĩ đời Đường đã "độc thư phá vạn quyển”. Ức Trai phải trải nghiệm, nung nấu "thập tải độc thư bần đáo cốt” nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời "mắt không rời trang sách, tay không ngơi cuốn sách",... Chu Quang Tiềm có một cách nói khá hay về mục đích của việc đọc sách. Đọc sách để "làm điểm xuất phát" để vươn lên, tiến lên từ văn hóa học thuật. Không biết đọc sách có nghĩa là "xóa bỏ hết" thành tựu văn hóa của quá khứ, chẳng khác nào "đi giật lùi, làm kẻ  lạc hậu''. Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. Đọc sách là để "trả món nợ chung", là để “ôn  lại" những thành tựu, những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại trong mấy nghìn năm. Đọc sách là để "thu nhận "và "hưởng thụ"những kiến thức, lời dạy của người xưa, để tự vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ, một bề dày học vấn, có thể "làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới".

 

Cái khó của việc đọc sách là luận điểm thứ hai mà tác giả nói đến trong đoạn văn thứ 3 bài Bàn về đọc sách. Sách ngày một nhiều, đầy ắp trong các cửa hàng, chất cao trong các thư viện, vì thế người đọc sách thường đứng trước 2 cái khó (cái hại).

Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Ngày xưa có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh (tứ thư, ngũ kinh), họ đã "miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn". Chu Quang Tiềm châm biếm một "học giả trẻ" khoe đọc hàng vạn cuốn sách; cách đọc "liếc qua” tuy nhiều mà "lưu tâm" thì rất ít, "hư danh nông cạn" khác nào "ăn sống nuốt tươi"...

"Thứ hai, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng". Trước hàng biển sách, hàng núi sách, nhiều người vì "tham nhiều mà không vụ thực chất", không phân biệt được "những tác phẩm cơ bản đích thực” với những "cuốn sách vô thưởng vô phạt", học vấn chẳng được nâng cao, tâm hồn chẳng được bồi đắp, trái lại chỉ " lãng phí thời gian và sức lực". Tác giả đưa ra một so sánh, với chuyện đọc sách, làm học vấn chỉ “ đá bên đông, đấm bên tây", "tự tiêu hao lực lượng", mà không biết "đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu". Qua đó, ta càng thấy rõ, đọc sách để làm học vấn, đọc sách để tự học thật không dễ.

Ba đoạn văn cuối bài, tác giả nêu lên phương pháp đọc sách. "Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ". Chỉ đọc "lướt qua" 10 quyển sách thì không bằng "đọc mười lần" mỗi quyển sách. Đọc 10 quyển sách "không quan trọng" thì chẳng bằng đọc 1 quyển sách "thật sự có giá trị". Một câu thơ của cổ nhân được nhắc lại rất ý vị, thấm thía:

Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,

Thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay.

Đọc nhiều chưa hẳn là "vinh dự” đọc ít cũng không phải là "xấu hổ". Phải "đọc kĩ", tập thành nếp "suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất". Chu Quang Tiềm đưa ra so sánh "cưỡi ngựa đi qua chợ...", "kẻ trọc phú khoe của ” để châm biếm những kẻ "đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu", thể hiện "phẩm chất tầm thường, thấp kém".

Sách đọc có thể chia thành mấy loại, một loại là thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách thường thức thì ai cũng phải biết. Các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu người học chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Đọc thuộc giáo trình "chẳng có lợi gì", mỗi môn cần phải "chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ". Nếu thiếu lựa chọn hoặc đọc qua loa thì người đọc sách sẽ ''không thu nhận được lợi ích thực sự".

Sách thường thức "không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại" mà đối với các nhà học giả chuyên môn "cũng không thể thiếu được". Phải chuyên sâu, uyên bác. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận, vì thế trong quá trình học tâp, nghiên cứu "không thể tách rời". Các bộ môn, các chuyên ngành như: văn, sử, triết, ngoại giao, quân sự, chính trị... đều có "quan hệ" đến nhau. Nếu không biết đến các học vấn liên quan thì "giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát". Tác giả nêu lên phương châm trong học vấn: "không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc. Người có thành tựu lớn trong một lĩnh vực học vấn nào "đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác ". Đó là chuyên sâu và uyên bác trong học vấn.

 

Vấn đề Bàn về đọc sách không có gì là mới. Đã có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ... nói về đọc sách và kinh nghiệm đọc sách. Nhưng cách viết nhẹ nhàng, lí lẽ xác đáng, cách lập luận chặt chẽ của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục sâu sắc. Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách, tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.

9 tháng 2 2023

Đọc sách là con đường ngắn nhất để tích lũy một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất vốn tri thức của nhân loại. Ai cũng biết điều đó song không phải ai cũng làm được, nhất là ngày nay nhiều bạn trẻ đã không còn say mê đọc sách hoặc đọc sách không đúng cách. Ngày nay các bạn trẻ thường có thái độ với việc đọc sách và cách đọc sách chưa đúng như thế nào? Do điều kiện xã hội phát triển, con người phải đối mặt với những guồng quay của cuộc sống, với bộn bề công việc... khiến họ không còn thời gian đọc sách. Một phần do nhận thức của một số bạn trẻ không thấy được tầm quan trọng của đọc sách mà phung phí thời gian nhiều cho việc hưởng thụ, ăn chơi (đến quán bar, vũ trường, chơi game...). Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu, đọc một cách hời hợt qua loa theo kiểu "ăn tươi nuốt sống" mà không kịp tiêu hóa, không có thời gian để nghiền ngẫm. Sách nhiều làm cho người đọc dễ lạc hướng. Say đọc nhưng lại chọn sách không có ích. Vậy làm thế nào để khắc phục? Chúng ta hãy nâng cao nhận thức, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, lựa chọn sách và tìm phương pháp đọc. Vận dụng điều đã đọc vào cuộc sống và học tập.