Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Hmông - Dao, Thái - Kađai, Nam Đảo, Hán Tạng.
- Đặc điểm phân bố:
+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, ven biển và trung du.
+ Các dân tộc ít người:
• Các dân tộc ít người ở miền núi phía bắc: Phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (có đến 30 dân tộc); người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả...
• Các dân tộc ít người ở Trường Sơn - Tây Nguyên: Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng...).
• Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.
+ Sự phân bố xen kẽ nhiều nhóm dân tộc trên cùng một lãnh thổ: Trung du và miền núi phía bắc là nơi cư trú của 30 dân tộc ít người khác nhau, Trường Sơn và Tây Nguyên là nơi cư trú của trên 20 dân tộc ít người khác nhau.
+ Phân bố theo độ cao (các dân tộc vùng thấp, rẻo giữa, rẻo cao): Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn từ 700 - 1000m; trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
- Sự đa dạng về tộc người là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội: Các dân tộc đều có kinh nghiệm trong khai thác lãnh thổ, sử dụng tài nguyên, có tập quán sản xuất; nền văn hóa của các dân tộc rất phong phú, đa dạng, là vốn quý cho phát triển xã hội.
Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, ta thấy phần lớn dân cư thuộc nhóm ngôn ngữ Hán ở nước ta tập trung tại các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. Ngoài ra còn có 1 phần ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn: B
Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, ta thấy phần lớn dân cư thuộc nhóm ngôn ngữ Hán ở nước ta tập trung tại các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. Ngoài ra còn có 1 phần ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn: B
HƯỚNG DẪN
a) Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư nước ta
- Nhận xét:
+ Mật độ dân số chung cả nước: 280 người/km2 (2016).
+ Không đều giữa miền núi, trung du và đồng bằng, ven biển.
+ Không đều trong một vùng: giữa miền núi và trung du, giữa đồng bằng và ven biển, giữa các khu vực trong miền núi, trong trung du và trong mỗi đồng bằng.
+ Không đều trong mỗi tỉnh.
+ Không đều giữa thành thị và nông thôn: dân số ở thành thị chiếm 27,10%, ở nông thôn là 72,90% (2016).
+ Không đều giữa các đô thị với nhau và giữa các vùng nông thôn với nhau (nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng khác với nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng Duyên hải miền Trung).
+ Phân hóa giữa phía đông và phía tây, giữa Bắc, Trung và Nam Bộ, giữa Tây Bắc và Đông Nam.
- Giải thích: Do tác động của các nhân tố khác nhau.
+ Tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật và các tài nguyên khoáng sản, hải sản, lâm sản, thủy năng...
+ Kinh tế - xã hội: Trình độ phát triền kinh tế, tính chất sản xuất, tâm lí xã hội, phong tục, tập quán, lịch sử quần cư...
b) Giải thích tại sao hiện nay dân số nước ta đang có xu hướng già hoá
- Tỉ suất sinh có xu hướng giảm, do tác động của trình độ phát triển kinh tế, chính sách dân số...
- Tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng, do chất lượng cuộc sống nâng cao, tiến bộ y học...
* Nước ta muốn giảm được tỉ lệ giă tăng dân số tự nhiên; sử dụng hợp lý nguồn lao động của cả nước thì phải thực hiện triệt
để chính sách dân số và chính sách này gồm 2 nội dung chính sau: đó là thực hiện triệt để sinh đẻ có KH và tiến hành phân bố lại
dân số và lao động trên địa bàn cả nước một cách hợp lý.
- Thực hiện triệt để sinh đẻ có KH được coi là chính sách dân số quan trọng nhất gồm những mục tiêu chính sau:
+ Phấn đấu ở cả nước đạt tỉ lệ giă tăng dân số tự nhiên giảm xuống 1,7%/năm trước 2000 và tiếp tục giảm nữa vào những
năm sau năm 2000.
+ Phấn đấu mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1- 2 con, phụ nữ sinh con đầu lòng sau 22 tuổi và sinh con thứ 2 sau con thứ 1
từ 3- 5 năm.
Để thực hiện được chính sách này N2 ta trước khi vạch ra những chỉ tiêu cụ thể nêu trên đã nghiên cứu rất kĩ lưỡng về những
đặc điểm, tập quán, phong tục của các dân tộc trong cả nước đồng thời vạch ra những chỉ tiêu đó là phù hợp với những xu thế
chung, sự tiến bộ chung của loài người trên TG. Căn cứ vào những chỉ tiêu nêu trên N2 đã vạch ra một loạt các giải pháp chính sau
đây:
+ Đẩy mạnh tuyên truyền vận đông giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ.
+ Hướng dẫn mọi tầng lớp lao động thực hiện những kĩ thuật y tế trong sinh đẻ có KH.
+ Kết hợp giữa tuyên truyền, vận động giáo dục với xử phạt hành chính.
+ Giáo dục, bồi dưỡng về trình độ VH, KHKT để nâng cao dần trình độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số và gia đình
cho toàn dân.
+ Việc thực hiện chính sách KHHGĐ ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả chính sau đây: tỉ lệ giă
tăng dân số tự nhiên của cả nước đã giảm từ 2,13%/năm ở thập kỉ 79 - 89 xuống 1,7%/năm ở thập kỉ 89 - 99; trong đó ở một số
thành phố, đô thị như Hà Nội, HPhòng…đã đạt tỉ lệ giă tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1%.
- Chính sách phân bố lại, điều chỉnh lại dân số và lao động trên địa bàn cả nước:
+ Chính sách phân bố lại dân số và lao động được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chính sách dân số của cả
nước vì hiện nay dân số và lao động nước ta vẫn còn phân bố không hợp lý giữa miền núi, trung du với đồng =; giữa thành thị với
nông thôn…
+ Nội dung chính của chính sách phân bố lại dân số và lao động là tiến hành di dân từ các vùng đồng = đông dân trước hết là
từ ĐBSH; DHMT đi khai hoang phát triển kinh tế miền núi, mà trọng tâm là Tây Nguyên, Tây Bắc, ĐNBộ.
+ Việc thực hiện chính sách di dân ở nước ta được chia làm 2 thời kì lớn:
· Thời kì trước 1984 quá trình di dân diễn ra với qui mô lớn có tổ chức với qui mô di dân mỗi năm N2 đưa khoảng trên
30 vạn dân từ đồng = lên khai hoang miền núi. Tính đến 1990 ta đã đưa được 152 ngàn dân vào Tây Nguyên khai hoang trong đó
riêng vào Đaklak là 111 ngàn dân; vào ĐNBộ là 101 ngàn dân trong đó riêng ĐNai là 83 ngàn dân.
· Thời kì từ 1984 - nay quá trình di dân có yếu dần nhưng mỗi năm ta vẫn đưa được khoảng 21 vạn dân đi khai hoang
Đặc biệt từ sau 1990 ® nay thì xuất hiện quá trình di dân tự do phát triển mạnh. Việc di dân tự do đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng đó là làm cho các nguồn tài nguyên đất, rừng bị khai thác bừa bãi và cạn kiệt nhanh đặc biệt là gây mất ANTT ở một số vùng.
+ Để thực hiện được chính sách di dân có hiệu quả thì N2 ta đã vạch ra một số giải pháp sau đây:
· Vận động các hộ di dân đi khai hoang phát triển kinh tế miền núi với những chính sách hỗ trợ về mặt kinh tế để các hộ
di dân có đủ điều kiện về vật chất, an tâm di dân và phát triển kinh tế miền núi.
· N2 ta đầu tư vốn để xây dựng trước các CSVCHT (nông trường, lâm trường, các nhà máy thuỷ điện…) ở miền núi để
tạo ra sức hút các nguồn lao động dư thừa từ đồng =, đô thị lên định cư lâu dài ở miền núi.
Kết quả của việc thực hiện chính sách phân bố lại dân số và lao động ở nước ta đã tạo ra ở các vùng đồng = đbiệt là một số
tỉnh của ĐBSH đã đạt cường độ di dân ở trị số (-) nghĩa là có số người di dân luôn
giá trị năm sau / giá trị năm gốc
Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy các nước phát triển có tỉ lệ tử lớn hơn các nước đang phát triển. Do các nước phát triển có cơ cấu dân số già, tỉ lệ người già cao nên tỉ lệ tử lớn hơn các nước đang phát triển => nhận xét Các nước PT có tỉ lệ tử nhỏ hơn các nước ĐPT là không đúng => Chọn đáp án B
Gợi ý làm bài
a) Công nghiệp điện
- Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.
- Sản lượng điện ngày càng tăng và đạt 64,7 tỉ kWh (năm 2007).
- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,...
- Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ, Phả Lại, Cà Mau,...
b) Sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta
- Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm chung là phân bố gần hoặc ở nơi có nguồn năng lượng.
- Các nhà máy nhiệt điện lớn ở phía bắc (Phả Lại, Uông Bí, Na Dương,...) phân bố ở khu Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng, gần vùng than Quảng Ninh.
- Các nhà máy nhiệt điện lớn phía nam (Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau,...) phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long, gần nguồn nhiên liệu dầu khí ở thềm lục địa.
- Các nhà máy thuỷ điện phân bố gắn với các hệ thống sông: Trung du và miền núi Bắc Bộ (hệ thống sông Hồng), Tây Nguyên (sông Xê Xan, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai), Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai).
HƯỚNG DẪN
a) Các nhóm đất chính ở nước ta
- Nhóm đất feralit
+ Hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp.
+ Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên.
+ Đặc tính chung: Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét; có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.
+ Các hợp chất sắt, nhôm thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong, là loại đất xấu. Một số loại đất tốt như đất đỏ thẫm hoặc đỏ vàng hình thành trên đá badan và đá vôi, gọi là đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi. Chiếm một diện tích lớn ở khu vực đồi núi nước ta là loại đất feralit trên các loại đá khác.
- Trong nhóm đất feralit, có đất mùn núi cao được hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao (khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dần sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao); chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn.
- Nhóm đất phù sa
+ Tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam, diện tích rộng lớn và đất phì nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
+ Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn...
+ Nhóm đất này có nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi: đất trong đê, đất ngoài đê (ở Đồng bằng sông Hồng); đất phù sa cổ (ở Đông Nam Bộ...), đất phù sa ngọt (dọc sông Tiền, sông Hậu.,.); đất chua, mặn, phèn (ở các vùng trũng Tây Nam Bộ)...
b) Có nhiều nhóm đất như vậy do nhiều nhân tố tạo nên đất: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian và tác động của con người. Các nhân tố này tác động ở trên lãnh thổ nước ta khác nhau, sự phối hợp giữa chúng với nhau trong quá trình hình thành đất cũng khác nhau ở mỗi địa điểm trên lãnh thổ nước ta.
Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu trong 2 năm là biểu đồ tròn
=> biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 2009 và 2014 là biểu đồ tròn
=> Chọn đáp án D
1.
Người Thái còn có tên gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Thái Đỏ và một số nhóm nhỏ khác chưa được phân định rõ ràng. Người Thái có mặt ở Việt Nam khoảng hơn 1000 năm trước, có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái, thuộc ngôn ngữ Thái – Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái Lan, tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan của người Myanmar và tiếng Choang ở miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam chúng ta, 8 dân tộc ít người, bao gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái đều được xếp chung là nhóm ngôn ngữ Thái. Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái ở 8 tỉnh này chiếm 97,6% dân số. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở nước ta có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam. Con số thống kê này so với 10 năm trước, năm 1999 tăng hơn 200.000 người. Đó là một tỉ lệ tăng vừa phải trong cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Địa bàn cư trú của người Thái Việt Nam chủ yếu ở Tây Bắc, một số ít ở Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Hiện nay, với tinh thần tự do trong hiến pháp, họ cư trú trên 63 tỉnh và thành phố để làm ăn, sinh sống và học tập, cùng với các dân tộc anh em, khác xây đắp một đất nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh trong tương lai.
Kinh tế của người Thái truyền thống khá mạnh về nông nghiệp làm ruộng nước, theo đó, họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng phát rẫy, làm nương, trồng lúa cạn và hoa màu, cùng nhiều thứ cây quả, củ khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải và có một số nơi làm đồ gốm. Đồ gốm của người Thái Sơn La có chất liệu, công nghệ, phương pháp nung rất gần với đồ gốm thời Sơ sử của Việt Nam, cách đây trên dưới 2000 năm, theo đó, nó được coi như là báu vật để nghiên cứu so sánh giữa xưa và nay, thông qua rất nhiều văn liệu khảo cổ học và dân tộc học, tôi đã từng được đọc.
Hôn nhân gia đình của người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con, mới về ở bên nhà chồng. Hiện nay, phong tục truyền thống ấy đã bị phá vỡ, dẫu có đôi ba trường hợp gia đình nhà gái khó khăn, vẫn xẩy ra hiện tượng này. Tuy nhiên, đó không phải là hiện tượng riêng có, mà của bất cứ cộng đồng nào gặp khó khăn. Cô gái Thái sau khi lấy chồng phải búi tóc (tằng cẩu) ở trên đỉnh đầu, như là một chỉ dẫn về tình trạng hôn nhân của người phụ nữ Thái.
Người Thái quan niệm, chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia, do đó, đám ma là lễ tiễn người chết về “Mường Trời”. Mộ địa của người Thái thường đặt trong rừng, có nhà mồ và nấm mộ. Xưa kia, người Thái còn có tục dựng hòn mồ bằng đá, như là một tàn dư của tín ngưỡng cự thạch mai táng. Nay tàn dư ấy không còn nhưng vẫn còn nhận ra ảnh xạ qua những cây cột gỗ của nhà mồ vài chục năm về trước.
Văn hóa dân gian của người Thái vô cùng phong phú. Đó là những thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái như Xống chụ xon xao, Khum Lú nàng úa đều là những di sản văn hóa quý báu mà người Thái còn bảo lưu cho tới nay trong cộng đồng.
Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ văn học, luật tục được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là Khắp tay. Đó là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp, ném còn đã trở thành những di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng của cộng đồng này, không chỉ người dân Việt Nam biết đến mà cả thế giới ngưỡng mộ mỗi khi được cách tân hóa, mang đi biểu diễn ở nước ngoài.
Đặc điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hoa là xây nhà sàn. Nhà của người Thái Trắng có khá nhiều điểm gần gụi với nhà của người Tày – Nùng. Nhà của người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của cư dân Môn – Khmer. Tuy vậy, nhà của người Thái Đen lại có đặc trưng không hề thấy ở nhà của cư dân Môn – Khmer: Nhà của người Thái Đen có nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều kiểu trang trí khác nhau.
Bộ khung nhà Thái có hai kiểu vì cơ bản, đó là Khứ kháng và Khay điêng. Vì Khay điêng chính là Khứ kháng mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày – Nùng.
Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà người Thái Đen là khá độc đáo: Các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: Phần dành cho nơi cư ngụ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và phần còn lại là nơi tiếp khách nam.
Vài nét phác thảo trên đây về người Thái ở Việt Nam, hẳn cũng chưa nói được nhiều điều đối với một dân tộc vô cùng lớn, có nhiều biến động, thăng trầm trong lịch sử và có quá nhiều những đóng góp cho mảnh đất chữ S Việt Nam trong dặm dài lịch sử.
Mong muốn nói nhiều như thế thì quả là “bó tay” đối với người viết, khi dân tộc này với bộn bề, chất chứa những giá trị lịch sử, văn hóa muốn lựa chọn trình bạn đọc, nhưng dung lượng lại có hạn, theo đó, mong độc giả hãy coi đây như là những chỉ dẫn bước đầu để có một lần hay nhiều lần trong cuộc đời, được trải nghiệm với bản làng Thái Mai Châu (Hòa Bình), Sơn La, Điện Biên và Tây Thanh – Nghệ, chắc sẽ thu hái được nhiều hơn những gì đã đọc qua bài viết ngắn ngủi này.
2.
ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT
Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.
Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.
Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).
Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến. Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.
3.
Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, đề ra giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
4. Cái này tự hoạt động ạ!
# mang tính chất Tk