K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ngữ văn nhé:1) Ngày xửa ngày xưa. (2) Ô, ngày xửa ngày xưa là lúc nào nhỉ? (3) Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời, chưa có đất, chưa có loài vật ấy. (4) Là cái thời mới chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống. (5) Nàng dệt hoa. (6) Chàng dệt gấm. (7) Tấm vải hoa của nàng là đất. (8) Mảnh gấm của chàng là trời. (9) Nàng khéo tay, dệt nhanh. (10) Chàng vụng tay, dệt chậm....
Đọc tiếp

ngữ văn nhé:

1) Ngày xửa ngày xưa. (2) Ô, ngày xửa ngày xưa là lúc nào nhỉ? (3) Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời, chưa có đất, chưa có loài vật ấy. (4) Là cái thời mới chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống. (5) Nàng dệt hoa. (6) Chàng dệt gấm. (7) Tấm vải hoa của nàng là đất. (8) Mảnh gấm của chàng là trời. (9) Nàng khéo tay, dệt nhanh. (10) Chàng vụng tay, dệt chậm. (11) Thế là đất của nàng rộng hơn trời của chàng. (12) Nàng mới ra chân trời ngó xem, rồi bảo chàng: để em dồn đất của em cho khớp với bầu trời của chàng. (13) Nhưng đất dồn lại nên sinh ra núi ra khe. (14) Bây giờ họ lại phải đo trời đo đất.

(Theo Ma Văn Kháng, Vùng biên ải)

Chỉ ra câu rút gọn và câu đặc biệt được dùng trong đoạn văn. (1,0 điểm)

Nêu tác dụng của những câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được. (1,0 điểm)

Câu 2. Nối một vế câu ở cột (A) cho phù hợp với vế câu ở cột (B)? (2,0 điểm)

(A)

 

(B)

1. Trạng ngữ chỉ thời gian.

 

a. Vì cái quý giá trong sạch của trời. (Thach Lam)

2. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

 

b. Bao giờ cũng vậy, sự cùng quấn khiến người ta hay nghĩ ngợi và giận dữ. (Tô Hoài)

3. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

 

c. Bất thình lình trời đổ mưa.

4. Trạng ngữ chỉ cách thức.

 

d. Trong cái vỏ xanh kia (Thạch Lam)

Câu 3. Hãy biến đổi câu sau: "Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ." thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt. (2,0 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 10 - 15 câu nói về miền quê hương em, trong đó có ít nhất 3 câu dùng trạng ngữ (gạch chân dưới những trạng ngữ được dùng). Nêu tác dụng của những trạng ngữ đó?

2
8 tháng 3 2019

Câu 1 (2,0 điểm)

Chỉ ra được

  • Câu rút gọn được dùng trong đoạn: câu (4).
  • Câu đặc biệt được dùng trong đoạn: câu (1).
  • Tác dụng của câu rút gọn: làm cho câu gọn hơn, tránh lặplại cụm từ Ngày xưa ở câu (3).
  • Tác dụng của câu đặc biệt: xác định thời gian, tạo ấn tượng mạnh mẽ về thời gian đó.

Câu 2 (2,0 điểm)

1-b; 2-a; 3-d; 4-c

Câu 3 (2,0 điểm): Biến đổi câu: "Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ" thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt bằng cách thay dấu phẩy (,) bằng dấu chấm (.) như sau: "Ngày ngày đến lớp. Tôi đi trong rừng cọ."

- Ngày ngày đến lớp. (câu đặc biệt)

Câu 4 (4,0 điểm)

  • Yêu cầu: Biết viết đoạn văn (miêu tả, biểu cảm,...) về miền quê hương, biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành.
  • Sử dụng hợp lí 3 trạng ngữ.
  • Nêu tác dụng của những trạng ngữ đó.
25 tháng 2 2020

bài bạn trên làm là đúng nha

14 tháng 2 2019

Ngày xửa ngày xưa. !ÔI Ngày xửa ngày xưa, là lúc nào nhỉ? Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời, chưa có đất, chưa có loài vật ấy. Là cái thời mới chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu ống. Nàng dệt hoa. Chàng dệt gấm. Tấm vải hoa của nàng là đất. Mảnh gấm của chàng là trời. Nàng khéo tay, dệt nhanh. Chàng vụng tay, dệt chậm. Thế là đất của nàng rộng hơn trời của chàng. Nàng mới ra chân trời ngó xem, rồi bảo chàng: để em dồn đất của em cho khớp với bầu trời của chàng. Bảy ngày mới xong việc. Nhưng đất dồn lại nên sinh ra núi ra khe. Bây giờ họ lại phải đo trời đo đất

14 tháng 2 2019

*Câu rút gọn:in đậm

*Câu đặc biệt:in nghiêng+in đậm

Ngày xửa ngày xưa. ÔI! Ngày xửa ngày xưa, là lúc nào nhỉ? Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời, chưa có đất, chưa có loài vật ấy. Là cái thời mới chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu ống. Nàng dệt hoa. Chàng dệt gấm. Tấm vải hoa của nàng là đất. Mảnh gấm của chàng là trời. Nàng khéo tay, dệt nhanh. Chàng vụng tay, dệt chậm. Thế là đất của nàng rộng hơn trời của chàng. Nàng mới ra chân trời ngó xem, rồi bảo chàng: để em dồn đất của em cho khớp với bầu trời của chàng. Bảy ngày mới xong việc. Nhưng đất dồn lại nên sinh ra núi ra khe. Bây giờ họ lại phải đo trời đo đất

*Tác dụng câu rút gọn trên:Làm cho câu gọn hơn,thông tin được nhanh hơn,tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

*Tác dụng câu đặc biệt trên:bộc lộ cảm xúc

Câu 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (1)Ngày xửa ngày xưa .(2)Ô, ngày xưa là lúc nào nhỉ ?(3)Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời chưa có đất, chưa có loài vật ấy.(4)Là cái thời chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống .(5)Nàng dệt hoa.(6) Chàng dệt gấm.(7)Tấm vải hoa của nàng là đất.(8)Mảnh gấm của chàng là trời.(9)Nàng khéo tay, dệt nhanh.(10)Chàng vụng tay, dệt...
Đọc tiếp

Câu 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

(1)Ngày xửa ngày xưa .(2)Ô, ngày xưa là lúc nào nhỉ ?(3)Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời chưa có đất, chưa có loài vật ấy.(4)Là cái thời chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống .(5)Nàng dệt hoa.(6) Chàng dệt gấm.(7)Tấm vải hoa của nàng là đất.(8)Mảnh gấm của chàng là trời.(9)Nàng khéo tay, dệt nhanh.(10)Chàng vụng tay, dệt chậm.(11)Thế là đất của nàng rộng hơn trời của chàng.) (12)Nàng mới ra chân trời ngó xem ,rồi bảo chàng :để em dồn đất của em cho khớp với bầu trời của chàng.(13)Nhưng đất dồn lại nên sinh ra đất ra khe.(14)Bâ giờ họ lại phải đo trời đo đất.

(Theo Ma Văn Kháng, Vùng Biên Ải)

A ) Chỉ ra câu rút gọn và câu đặc biệt dùng trong đoạn văn

b)Nêu tác dụng của những câu đặc biệt và câu rút gọn em vừa tìm được

1
28 tháng 2 2020

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

(1)Ngày xửa ngày xưa .(2)Ôi! ngày xưa là lúc nào nhỉ ?(3)Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời chưa có đất, chưa có loài vật ấy.(4)Là cái thời chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống .(5)Nàng dệt hoa.(6) Chàng dệt gấm.(7)Tấm vải hoa của nàng là đất.(8)Mảnh gấm của chàng là trời.(9)Nàng khéo tay, dệt nhanh.(10)Chàng vụng tay, dệt chậm.(11)Thế là đất của nàng rộng hơn trời của chàng.) (12)Nàng mới ra chân trời ngó xem ,rồi bảo chàng :để em dồn đất của em cho khớp với bầu trời của chàng.(13)Nhưng đất dồn lại nên sinh ra đất ra khe.(14)Bâ giờ họ lại phải đo trời đo đất.

(Theo Ma Văn Kháng, Vùng Biên Ải)

a)

*Câu rút gọn: Là cái thời chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống.

*Câu đặc biệt: Ôi!.

b)

*Tác dụng câu rút gọn trên:Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

*Tác dụng câu đặc biệt trên: bộc lộ cảm xúc.

Chúc bạn học tốt!

Mọi người đọc rồi chấm thang điểm 10 giúp mình nhé. Thanks mn nhìuThể loại: Cổ trang, SETên: Bắc Bình Vương Tình Truyện_________________________________________-Muội sẽ đợi ta về chứ?Người quân tử lo lắng hỏi, trên gương mặt lộ rõ vẻ buồn rầu. Người đối diện chàng ta cũng không khác là mấy.-Ta chẳng dám mong mỏi điều gì ngoài việc huynh bình an trở về. Huynh.....Chưa để nàng nói kết...
Đọc tiếp

Mọi người đọc rồi chấm thang điểm 10 giúp mình nhé. Thanks mn nhìu

Thể loại: Cổ trang, SE
Tên: Bắc Bình Vương Tình Truyện
_________________________________________
-Muội sẽ đợi ta về chứ?
Người quân tử lo lắng hỏi, trên gương mặt lộ rõ vẻ buồn rầu. Người đối diện chàng ta cũng không khác là mấy.
-Ta chẳng dám mong mỏi điều gì ngoài việc huynh bình an trở về. Huynh.....
Chưa để nàng nói kết câu, ngài phớt nhẹ lên nàng một nụ hôn rồi nhảy lên lưng ngựa thúc đi thật nhanh. Có lẽ, nếu chần chừ thêm, ngài sẽ không kiềm được mà bỏ giang sơn xã tắc ngoài kia mất.
Bắc Bình Vương nhận được tin Ngô Văn Sở rút quân. Ngài giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng các người đến họp đều nói:
- Chúa công với vua Tây Sơn có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng tôn phò của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh, càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu, ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người rồi sau sẽ cất quân ra đánh dẹp cõi Bắc cũng chưa là muộn.
Bắc bình vương lấy làm phải, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi; chế ra áo cổn mũ miện, lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân, hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu thân (1788).
Lần này ngài đích thân cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày, có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy.
Ngày 03 tháng giêng năm Kỉ Dậu, đồn Hà Hồi bị hạ. Mờ sáng ngày 05 tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh đại bại. Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt cuống cuồng chạy mất mật. Quân Thanh tranh nhau qua cầu tháo chạy rơi xuống nước nhiều không kể xiết. Sông bị nghẽn lại. Trông thật kinh khủng!
Ngài có lẽ đã quên mất rằng có người đang đợi ở quê nhà. Ngài đã kết duyên với người khác mà không phải là ngài. Liệu nàng có còn nhìn mặt ngài? Nàng có ghét ngài? Trong đầu vua Quang Trung đầy suy nghĩ. Ngài tức tốc chạy về chốn cũ, kiếm nàng. Kiếm muội muội yêu quý.
Ngài đi đến đâu, mọi người cúi xuống lạy ngài, tôn vinh ngài. Còn muội muội? Nàng ấy đâu rồi?
Ngài không thấy nàng. Ngài cho mọi người lui đi hết. Rồi vào khu rừng cũ, nơi mà ngài và tiểu muội muội có khoảng thời gian tươi đẹp.
-Huynh hứa là sau này phải thành thân với ta, chỉ yêu một mình ta, chỉ có một mình ta à hôn thê. Huynh không được nạp thêm thiếp, huynh có đồng ý không?
Ngài nhớ lại cái giọng trong trẻo đó, mắt nhòe đi từ lúc nào.
Rồi ngài thấy bóng dáng quen thuộc từ đằng xa, ngài ôm chầm lấy nàng, ngài bảo ngài nhớ, rất nhớ nàng. Nàng gạt tay ngài ra, cúi đầu xuống kính cẩn.
-Bệ hạ vạn tuế, vạn vạn tuế. Xin người giữ tự trọng.
Ngài bước đến.
-Muội....
Nàng cười.
-Bệ hạ....thần đã thành thân rồi! Đến làm thiếp của ngài, thần cũng không còn tư cách, thần đã phản bội người! Người....
Nghe đến đây, ngài tức giận, tay nổi gân, tức giận bỏ đi. Nàng cúi đầu.
-Bệ hạ, thần gửi lời hỏi thăm đến Hoàng Hậu. Cung nghinh!
Ngài rời khỏi đó, cảm thấy người nặng nề như cối xay gió. Nàng đã phản bội ta? Cái cảm giác khó chịu này khiến ngài bật cười, ngài cười bản thân ngài? Hay ngài đang vui?
Chết tiệt!
Ngài thề rằng ngài sẽ dốc hết mình phục vụ đất nước. Ngài sẽ quên nàng. Quên hết về muội muội. Quên những ngày muội muội đòi ngài bắt cá. Quên đi hết....
Sau khi ngài đi, nàng bật khóc. Nàng đã biết trước sẽ như vậy. Cớ sao lòng nàng đau đến thế? Nàng thật sự không muốn rời xa huynh ấy. Nhưng số phận trớ trêu, nàng sắp chết rồi. Nàng không muốn để huynh ấy biết. Nhìn bóng lưng ngài quay đi. Nàng rất muốn níu lại. Nhưng phải làm sao đây? Nàng ngất lịm đi ngay sau đó.
Nàng đã đi. Đi thật rồi. Đi xa khỏi thế giới này. 

Tác giả: Quang Huy

10

Bài hay lắm , bài này mà chấm thì được 9 đấy !!!

#Linh#

21 tháng 1 2019

chấm 9,5

nhận xét: bài hay, ý nghĩa và cảm động

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0
Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế đượcviệc đọc sáchb.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.c.Dưới cầu nước chảy...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được
việc đọc sách
b.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.
c.Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
e. Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

d. Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

g.Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu
nổi
h.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều
mảnh nhỏ.
i.Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát
rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung
lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những
cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả
k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh
“chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.
Câu 2: Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào?
a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng
đội, về mẹ, về em.
b.Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt
tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn
thín như quả bưởi. Cho nó sạch
c.Ông đến đểtìm sự ấm áp. Trong trái tim
Câu 3: Biến đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ
a.Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong
muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang
b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh
c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm
d.Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà
Câu 4: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống sau

a…trời mưa tầm tã…trời lại nắng chang chang
b…tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ
huyện

c…họ chạy về phía có đám cháy
d….em làm sai mất bài toán cuối
Câu 5: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã trình bày dẫn chứng
theo trình tự nào? Hãy nêu tác dụng của cách triển khai dẫn chứng theo trình tự đó?
Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với
việc diễn đạt?
Câu 7: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình
ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 8: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện
như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?
Câu 9: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:
a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử
b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải
thương nhau cùng”
Câu 10: Cho hai đoạn văn sau:
*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao
động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch
Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm
dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và
đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh
phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm
trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của
lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.
*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho
sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình,
chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội
lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý
Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám
phải tìm đến cái chết nghiệt ngã
Câu 11: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:
Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn
giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao
thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột
biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động
nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

0
Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế đượcviệc đọc sáchb.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.c.Dưới cầu nước chảy...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được
việc đọc sách
b.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.
c.Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
e. Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

d. Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

g.Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu
nổi
h.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều
mảnh nhỏ.
i.Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát
rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung
lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những
cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả
k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh
“chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.
Câu 2: Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào?
a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng
đội, về mẹ, về em.
b.Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt
tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn
thín như quả bưởi. Cho nó sạch
c.Ông đến đểtìm sự ấm áp. Trong trái tim
Câu 3: Biến đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ
a.Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong
muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang
b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh
c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm
d.Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà
Câu 4: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống sau

a…trời mưa tầm tã…trời lại nắng chang chang
b…tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ
huyện

c…họ chạy về phía có đám cháy
d….em làm sai mất bài toán cuối
Câu 5: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã trình bày dẫn chứng
theo trình tự nào? Hãy nêu tác dụng của cách triển khai dẫn chứng theo trình tự đó?
Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với
việc diễn đạt?
Câu 7: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình
ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 8: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện
như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?
Câu 9: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:
a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử
b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải
thương nhau cùng”
Câu 10: Cho hai đoạn văn sau:
*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao
động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch
Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm
dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và
đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh
phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm
trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của
lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.
*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho
sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình,
chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội
lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý
Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám
phải tìm đến cái chết nghiệt ngã
Câu 11: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:
Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn
giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao
thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột
biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động
nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

1
13 tháng 2 2020

Câu 1: 

a. Để thỏa mãn ... trí tuệ - bổ sung ý nghĩa về mục đích, tác dụng

b. Mùa thu - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

c. Dưới cầu, bên cầu - - bổ sung ý nghĩa về địa điểm, nơi chốn.

d.  Hồi nhỏ, hồi chiến tranh - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

e. Vì chuôm, vì chàng - bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân.

g. Trưa, chiều - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

h. Vì muốn mẹ sống thật lâu - bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân.

i. Tảng sáng - bổ sung ý nghĩa về thời gian

Ven rừng - bổ sung ý nghĩa về nơi chốn, địa điểm

k. Đánh xoảng một cái - bổ sung ý nghĩa về tính chất.

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7I. Phần văn bản:1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?II. Tiếng Việt:1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?2. Bài tập:BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:Ngày...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần văn bản:
1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?
3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
2. Bài tập:
BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí,
bố của thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đen nộp lại cho chủ nợ một nương
ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. người vợ
chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài )
BT 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường
hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. cả tiếng cười.
b. Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa.
BT 3: Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại
không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- Lan…Mấy giờ cháu đến truờng?

- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
BT 4:Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
BT 5: Trong những trường hợp sau đây câu đặc biệt dùng để làm gì?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng xông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang
ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ oi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
BT 6: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
- Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
- Không.
- Vậy Ngữ văn 7 ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?
- Cũng không phải.
- Thế biển đề Giặt là trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện của hai bạn em thấy đúng sai thế nào?
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn nghị luận?
2. Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
3. Bài tập:
BT1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim? Tìm 3 dẫn
chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh?
BT2: Tìm 3 và phân tích 3 biểu hiện, việc làm trong cuộc sống thể hiện đạo lí
sống uống nước nhớ nguồn?

0
Đọc kỹ đoạn văn sau:Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ...
Đọc tiếp

Đọc kỹ đoạn văn sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi!
1 Xác định câu rút gọn trong đoạn văn? Rút gọn thành phần nào? Khôi phục thành phần bị rút gọn?
2/ Xác định trạng ngữ có trong đoạn văn và nêu công dụng của các trạng ngữ đó?
3/ Viết đoạn văn chủ đề về quê hương có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn. Nêu tác dụng của câu rút gọn và đặc biệt có trong đoạn văn?
4/ Đặt câu: ( 4 câu)
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức? Tác dụng của từng trạng ngữ.

2
27 tháng 7 2021

Mọi người làm được câu nào gửi câu đấy nhé. Thanks

 

17 tháng 10 2021

a) trạng ngữ chỉ thời gian: Ngày cưới
Trạng ngữ chỉ địa điểm: trong nhà Sọ dừa
b) Trạng ngữ chỉ thời gian: Đúng lúc rước dâu
c) Trạng ngữ chỉ cách thức: Lập tức