Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Buổi học cuối cùng:
Giá trị nội dung
- Ca ngợi tiếng mẹ đẻ, đề cao lòng yêu nước.
- Khẳng định chân lí bất diệt: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình, thì chẳng khác gì nắm được cái chìa khóa chốn lao tù".
2. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.
mình sẽ cập nhập sau. Nhớ k cho mình nhé!
#Dương Uyển Nhi#
Thầy giáo Ha-men rất trân trọng buổi dạy học cuối cùngcủa thầy.
- Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặcbiệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sengấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữquát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
- Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọingười có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháplà vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.
- Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người táinhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: “NƯỚCPHÁP MUÔN NĂM”.
Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ Thầy Hamen là người thầy giáo tận tâm với nghề, người yêu nước sâu sắc, và là người yêu tiếng mẹ đẻ vô cùng.
a. Hình ảnh thầy giáo Ha-men hiện lên rất cảm động trong buổi học cuối cùng. Nhân vật đã được tác giả miêu tả qua:
- Lễ phục trang trọng: thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ quần áo thầy chỉ mặc trong các dịp lễ.
- Thái độ đối với học sinh: Thầy vẫn nghiêm trang nhưng ân cần, dịu dàng. Thầy chuẩn bị bài giảng rất kĩ.
- Những lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc học tiếng Pháp của thầy Ha-men thật sâu sắc, thấm thía. Thầy ca ngợi tiếng nói dân tộc, thầy lấy làm tiếc v) học sinh chưa chăm học. Thầy khuyên học sinh hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc vì đó cũng là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
b. Lúc buổi học kết thúc cũng là giờ phút chấm dứt việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở
cả vùng, ở vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới
cực điểm và bộc lộ ra trong cử chỉ, hành động khác thường: người tái nhợt, nghẹn ngào không nói được hết câu, dồn tất cả sức mạnh viết lên bảng câu Nước Pháp muôn năm, rồi như đã kiệt sức, đầu tựa vào tường giơ tay ra hiệu cho học sinh. Nhưng chính vào giây phút ấy, cậu học trò Phrăng đã thấy thầy giáo của mình chưa bao giờ lớn lao đến thế.
-Nhân vật thầy Ha-men đặt ra cho chúng ta một bài học sâu sắc: Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập Đềnắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ; bởi tiếng nói không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng Đềđấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do. )
Tham khảo:
2,
Đối với văn bản " Buổi học cuối cùng" nhân vật để lại nhiều ấn tượng nhất đó là thấy giáo Ha-men. Thấy giáo trong buổi học cuối cùng hiện lên trong ánh mắt của học sinh với bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Thầy Ha-men hôm nay rất dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. Ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy Ha- men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm". Thấy được người thầy luôn yêu tiếng mẹ đẻ, dành hết tâm huyết cho những học sinh của mình. Người thầy chính là người truyền những năng lượng tích cực và tư tưởng cho những bạn đọc.
- Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.
-Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
+ Trang phục: mặc bộ lễ phục
+ Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần
- Buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng của Phrăng cx như của các bn nhỏ vùng An - dát.
- Trang phục: + Chiếc áo rơ - đanh - gốt diềm lá sen.
+ Đôi giày màu đen.
- Thái độ đối vs hs: + Khác vs ngày thường.
+ Nhẹ nhàng, kiên nhẫn, ân cần.
Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
+ Trang phục: mặc bộ lễ phục
+ Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần
+ Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.
+ Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”
=> Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.
3.
Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã hiện lên vẻ rộng lớn, hùng vĩ và bất chấp trước cơn mưa :
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.
Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em.
Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.
Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.
Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.
Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.
Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.
Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.
Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.
Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.
Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”.
Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…
Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.
Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.
Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình
Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình. Em chỉ muốn nói như nhà thơ nào đó đã nói, đại khái là:
“Một góc trời nào, Tổ quốc cũng là tranh”.