K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2018

1/ làm sao để cho người khác GP

Hmmm. .. ko thể :> bởi vì bạn ko phải giáo viên

Kinh tế của Mĩ giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới

Sau chiến tranh thế giới I, Mĩ có nhiều lợi thế. Chiến tranh đã đem đến những cơ hội vàng cho nước Mĩ:

- Thu lợi nhuận lợi nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa.

- Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu.

- Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới)

- Áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng.

- Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX..

Biểu hiện

- Từ năm 1923 - 1929 kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao.

- Trong vòng 6 năm sản lượng công nghiệp tăng 69% năm 1929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc, công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại

- Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu lửa, đặc biệt là ô tô. Năm 1919 Mĩ có trên 7 triệu ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc. Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới.

- Về tài chính: Từ chỗ phải vay nợ của châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929 Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới...

- Với tiềm lực kinh tế đó đã giúp Mĩ khẳng định vị trí số 1 của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ khác.

Hạn chế

- Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 đến 80% công suất, vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra.

- Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Chính trị của Mĩ giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới

Đảng Cộng hòa nắm quyền:

- Ngăn chặn công nhân đấu tranh. đàn áp tư tưởng “tiến bộ” trong phong trào công nhân.

- Ở Mĩ người lao động luôn phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống của người lao động cực khổ nên đấu tranh

- Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra sôi nổi

- Tháng 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập (ngay trong lòng nước Mĩ,chủ nghĩa cộng sản vẫn tồn tại, đó là thực tế).

18 tháng 11 2018

Sau chiến tranh thế giới I, Mĩ có nhiều lợi thế. Chiến tranh đã đem đến những cơ hội vàng cho nước Mĩ:

- Thu lợi nhuận lợi nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa.

- Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu.

- Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới)

- Áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng.

- Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX.

27 tháng 12 2022

bạn nào tốt bụng giúp mình ik mai thi òi cảm ơn nhiều lắm á

 

2 tháng 2 2023

vì chiến tranh 1914-1918 là chiến tranh thế giới vì quy mô lớn là chết hơn 20 triệu người và có rất nhiều khu vực bắn nhau rất kinh khủng và lôi kéo các nước như áo hung,sebria,nga,pháp,đức,ý,hoa kì,thổ nhĩ kì... và thiệt hại nặng về kinh tế

30 tháng 12 2020

1.

Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.

- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939

- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.

+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.

+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.

+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.

=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

b) Chính sách mới:

- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.

- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.

- Nội dung:

+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.

+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.

+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

Mọi người ơi ko cần trả lời đâu nhé, mk chỉ cho bn mk xem đề cương lp mk thui, Gửi Bùi Thu HằngĐỀ CƯƠNG SỬ:1. Tình hình của Nga trước cách mạng2. Cách mạng tháng 10 Nga3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng 10 Nga4.Phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á5. Hậu quả của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 1929-19336, Nội dung chính sách Ru- dơ-ven7.Kinh tế, chính trị của Nhật Bản sau...
Đọc tiếp

Mọi người ơi ko cần trả lời đâu nhé, mk chỉ cho bn mk xem đề cương lp mk thui, Gửi Bùi Thu Hằng

ĐỀ CƯƠNG SỬ:

1. Tình hình của Nga trước cách mạng

2. Cách mạng tháng 10 Nga

3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng 10 Nga

4.Phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á

5. Hậu quả của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 1929-1933

6, Nội dung chính sách Ru- dơ-ven

7.Kinh tế, chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh

8. Tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918-1029

9. Nguyên nhân, diễn biến, kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2

ĐỀ THI

Tự luận nhé

1.Nêu Tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918-1029

2. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào độc lập dân tộc của Đông Nam Á diễn ra thế nào? vì sa?

3, Nêu kết cục của chiến tranh thê giới thứ 2

0
3 tháng 1 2023

Câu 8:

1. Anh:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

b) Về chính trị:

Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

c) Về đối ngoại:

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

 

2. Pháp:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

c) Về chính trị, đối ngoại:

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2

3. Đức:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

4. Mĩ:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời

=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.

Câu 11:

Thời gianChiến sựKết quả
1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

 

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga.Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
1916Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong.Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.
2/1917Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.
2/4/1917Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.
 Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.Hai bên ở vào thế cầm cự.
11/1917Cách mạng tháng 10 Nga thành côngChính phủ Xô viết thành lập
3/3/1918Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốpNga rút khỏi chiến tranh
Đầu 1918Đức tiếp tục tấn công PhápMột lần nữa Pa-ri bị uy hiếp
7/1918Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công.Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11
9/11/1918Cách mạng Đức bùng nổNền quân chủ bị lật đổ
11/11/1918Chính phủ Đức đầu hàngChiến tranh kết thúc

Câu 14:

a) Đối với nước Nga

- Lật đổ được phong kiến, tư sản.

- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

- Chính quyền: không còn người bóc lột người.

- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.

b) Đối với thế giới

- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản

- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 1. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933), Mĩ và Nhật Bản giải quyết khác nhau như thế nào?A. Mĩ cải cách kinh tế,xã hội.Nhật phát xít hóa bộ máy chính quyền,gây chiến tranhB. Mĩ phát xít hóa bộ máy chính quyền,gây chiến tranh,Nhật cải cách kinh tế,xã hộiC. Mĩ cải cách kinh tế ,gây chiến tranh.Nhật cải cách kinh tế,xã hộiD. Mĩ cải cách kinh tế,xã hội.Nhật cải cách kinh tế,xã hộiCâu 2. Em có nhận xét...
Đọc tiếp

Câu 1. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933), Mĩ và Nhật Bản giải quyết khác nhau như thế nào?

A. Mĩ cải cách kinh tế,xã hội.Nhật phát xít hóa bộ máy chính quyền,gây chiến tranh

B. Mĩ phát xít hóa bộ máy chính quyền,gây chiến tranh,Nhật cải cách kinh tế,xã hội

C. Mĩ cải cách kinh tế ,gây chiến tranh.Nhật cải cách kinh tế,xã hội

D. Mĩ cải cách kinh tế,xã hội.Nhật cải cách kinh tế,xã hội

Câu 2. Em có nhận xét gì về sự phát triển kinh tế của các nước XHCN và TBCN sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? 

 A. Kinh tế của các nước TBCN khủng hoảng,kinh tế của các nước XHCN phát triển

B. Kinh tế của các nước TBCN giữ vững sự ổn định,kinh tế của các nước XHCN phát triển

C. Kinh tế của các nước TBCN tụt dốc,kinh tế của các nướcXHCN bị ngưng trệ

D. Kinh tế của các nước XHCN và các nước TBCN đều có dấu hiệu tăng trưởng nhanh

Các bạn giúp mình với ạ !!!

1
2 tháng 1 2022

1 A