K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2020

1) làm đoạn văn nghị luận 15 dòng về lợi ích của tiết kiệm

Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt.. dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có dự tính lâu dài, ăn tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn còn không ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, không có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói không với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: Tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước thật chặt nếu không sử dụng..

2) làm đoạn văn nghị luận 15 dòng về làm thế nào để tự tin

Tự tin nghĩa là tin vào chính bản thân mình, tin vào năng lực của bản thân mình. Dù cho thất bại có trước mắt nhưng vẫn dấn thân tới vì tin chắc rằng mình sẽ thành công.Tự tin cũng là yếu tố đầu tiên dẫn đến mọi thành công trong công việc, có thể lấy dẫn chứng một số gương tiêu biểu về các anh hùng, nhà bác học, doanh nhân thành đạt đi lên từ số 0 nhưng nhờ sự tự tin và nỗ lực của bản thân họ đã thành công (Nick Vujic, cô gái xương thủy tinh Nguyễn Thị Phương Anh gây sốt sân khấu Viet Nam Got Talent). Từ những điều trên ta thấy lòng tự tin vô cùng quan trọng đối với mỗi người, vậy ta cần làm gì để rèn luyện cho bản thân đức tính tự tin ? Theo bản thân tôi: phương hướng rèn luyện tự tin thì có vô số chúng ta có thể kể đến một số cách như: Hăng say với cái mình làm, luôn chủ động trong mọi tình huống,...




12 tháng 1 2020

3_“Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ!”. Quả thật là vậy, chúng ta sẽ chỉ là tồn tại nếu không có ước mơ và mục tiêu cho riêng mình. Ước mơ là khát vọng là những điều tốt đẹp mà ta luôn muốn hướng tới. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu ta biết ước mơ biết phấn đấu. Sống là phải biết ước mơ phải nghĩ tới những điều cao đẹp. Chính ước mơ làm cuộc sống chúng ta thêm động lực. Và ước mơ cũng chính là ngọn núi lửa luôn âm ỷ cháy trong tim ta và hối thúc, đánh thức chúng ta mỗi ngày. Khi chúng ta có ước mơ và hoài bão thì cuộc sống chúng ta trở nên lãng mạn hơn, bay bổng hơn. Nó chính là liều thuốc tinh thần kích thích chúng ta nỗ lực phấn đấu. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt được giữa ước mơ và tham vọng. Tham vọng có thể hướng đến những điều tốt đẹp nhưng nó mang tính chất cá nhân ích kỷ, háo thắng và phần lớn kẻ tham vọng bao giờ cũng thất bại. Chúng ta cũng cần phê phán những kẻ sống thiếu ước mơ, sống không hoài bão. Họ giống như những loài côn trùng chỉ biết rúc mình trong bóng đêm mà không biết đâu là ánh sáng. Và mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hãy chăm chút cho ước mơ lớn lên và trưởng thành mỗi ngày. Vâng! “đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” và chắc chắn đủ ước mơ bạn sẽ gặt hái được thành công.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Thao tác chứng minh:

+ Câu thứ nhất gợi ra cái nền phông cành bằng nét rộng khoáng đạt, thoáng đãng: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”

- Thao tác phân tích

+ Chữ “xanh ngắt”.... Ba chữ “mấy tầng cao”.... Chữ “cần”....Chữ “hắt hiu”....

- Thao tác bình luận

+ Đó là những gợn gió thật mong manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết.

=> Chỉ trong một đoạn trích phân tích 2 câu đề, tác giả đã sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận.

8 tháng 6 2021

Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. “Vị tha” là phẩm chất chúng ta cần rèn luyện. “Ích kỉ” là điều mỗi người nên tìm cách gạt bỏ.

Vậy thật ra thế nào là vị tha, thế nào là ích kỉ? Vị tha là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Ích kỉ nghĩa là chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình. Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.

Chúng ta biết “nhân vô thập toàn”. Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?

Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con “quỷ” ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc “củi sắt” nhốt lòng ích kỉ làm bằng “lương tâm” và “ý chí”. Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Mac-đen đã từng nói: “Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác”. Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.

Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người…”nuôi dưỡng” nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình”

( Tố Hữu )

Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay “chết” theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: “Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác”. Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. “tồn tại” chỉ thật sự nâng lên thành “sống” khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?

Vị tha là “người” đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.

Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói “Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình”. Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là “những con người dũng cảm”.

Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình.

“Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng”

(Arixtot)

Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian.  Khổng Tử dạy rằng “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.

Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. “Vị tha” trong suy nghĩ là đất, “vị tha” trong lời nói là hoa và “vị tha” trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng “Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên” chỉ là một biến thể của câu “Tôi không thể tha thứ”.

Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì “quá” cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.

Trước những thử thách của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: “Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng”…

18 tháng 3 2021

1 câu hỏi hay và khó

Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội.

 

Thuyết minh văn học là nêu nguồn gốc/ hoàn cảnh sấng tác, đặc điểm cấu tạo ( có bao nhiêu phần, đoạn, chương,...), công dụng, giá trị mà tác ohaamr vhok đó đem lại

21 tháng 12 2018

Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này. Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người. Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hậu thù cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem sét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được. Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thể, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình. Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cở mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

21 tháng 12 2018

Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.

12 tháng 2 2022

Tham Khảo ạ !!

1. Mở bài

Mỗi chúng ta là một bản thể sống, sinh ra trong cuộc đời là điều vô cùng may mắn và cuộc đời mình có giá trị hay không là ở chính chúng mình.

2. Thân bài

- Các phương diện biểu hiện giá trị con người:
+ Thể hiện ở nhân cách, thông qua hành động.
+ Giá trị mỗi người cũng không phải nằm ở ngoại hình.
+ Giá trị con người không thể hiện qua chức vụ hay nghề nghiệp
+ Giá trị còn người là ở ý chí, ở nghị lực và tinh thần hướng thiện, hướng đến những điều tốt đẹp cho chính bản thân họ và cho cuộc sống xung quanh.
- Mở rộng vấn đề: Phê phán những biểu hiện tự ti, lối sống mặc cảm, sống trong vỏ bọc
- Bài học để khẳng định giá trị bản thân
+ Phải phấn đấu mỗi ngày, mỗi ngày phải không ngừng nỗ lực để khẳng định mình
+ Đừng tự đánh mất giá trị bản thân.

3. Kết bài

Giá trị còn người cũng cần được tôn trọng. Mỗi người phải tự nắm bắt lấy những có hội để phát triển mình, từng bước khẳng định giá trị mình, không cần là một bông hoa kiêu sa lộng lẫy chỉ cần là một bông hoa dại ngát hương điểm tô cho đời rực rỡ xanh tươi.

12 tháng 2 2022

dạ em cảm ơn rất nhiều ạ 🥰

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ những đoạn văn phân tích nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”.

Lời giải chi tiết:

- Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận như: phân tích, chứng minh.

- Cụ thể trong đoạn 2:

+ Chứng minh: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

+ Thao tác phân tích (Đưa ra, phân tích các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm trên): Phân tích câu “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”, tác giả đã viết: “Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả....”

5 tháng 3 2023

– Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận như: phân tích, chứng minh.

– Phân tích hiệu quả phối hợp của chúng trong một đoạn cụ thể: đoạn 2

+ Chứng minh: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

Sau đó nêu ra các dẫn chứng để chứng minh

+ Thao tác phân tích: Phân tích câu “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”, tác giả đã viết: “Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả….”

1 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Hôm trước dọn bàn học để chuẩn bị năm học mới, lúc đang gom đống sách cũ để làm từ thiện thì một tờ giấy rơi xuống. Em cầm tờ giấy lên thì đó là bài kiểm tra được 0 điểm của mình...) 

TB: 

Bàn luận: 

Nêu nội dung của vấn đề đó: 

+ Bài kiểm tra đó em có từ khi nào? Môn gì? 

+ Vì sao em lại bị điểm 0? 

+ Lúc được trả bài, em cảm thấy thế nào? 

+ Em đã làm gì với bài kiểm tra đó? (Em đã giấu bố mẹ/ Giấu tuyệt về bài kiểm tra đó/ Giả thành bài kiểm tra khác...) 

+ Lúc đó bố mẹ em cảm thấy như thế nào? (Vui mừng/ Không quá lo về việc học của em...) 

+ Bây giờ thấy lại bài kiểm tra đó em cảm thấy thế nào? 

+ Em sẽ làm gì để sửa sai? 

KB: Khẳng định lại vấn đề 

_mingnguyet.hoc24_