K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2017

1. Khi quét nước ở vũng nước này lan rộng ra, lượng nước ở mỗi chỗ ít hơn nhiều so với khi để một vũng nước, lượng nước nhiều ở một chỗ sẽ làm khó khô nên khi để mỗi chỗ một lượng nước nhỏ, chúng sẽ dễ khô hơn. ( ý kiến riêng, không khoa học, thông cảm )

2. Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ nước đá đang tan. Vì nhiệt kế y tế chỉ có nhiệt độ từ 35oC => 42oC. Mà nhiệt độ nước đá đang tan khoảng 0oC. Nên vì thế nhiệt kế y tế không thể đo nhiệt độ nước đá đang tan.

4. Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào gương thì hơi nước được hà từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi. Sau khi để một thời gian, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng lên, làm cho các hơ nước bám tên mặt gương sẽ bị bay hơi và làm cho mặt gương sẽ sáng dần trở lại ( nước cũng bay hơi ở nhiệt độ thường )

5 tháng 5 2016

Vào mùa lạnh, nhiệt độ thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước trong trong miệng chúng ta hà ra, sẽ ngưng tụ lại tạo thành những hạt nước rất nhỏ bám vào mặt gương, sau một thời gian những hạt nước nhỏ bám vào mặt gương sẽ bay hơi và gương sẽ sáng trở lại.

5 tháng 5 2016

1.Vì giới hạn đo của nhiệt kế rượu là 80*C 

2.Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được hà từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.Sau khi để một thời gian, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng lên, làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và làm cho mặt gương sẽ sáng dần trở lại.Nước cũng bay hơi ở nhiệt độ thường mà! 

11 tháng 6 2020

Câu 5 mik viết sai chữ "những" mong bạn thông cảm !!

11 tháng 6 2020

1.Trong việc đúc đồng có 2 quá trình chuyển thể cửa đồng là :

+ Đun nóng chảy đồng :Từ thể rắn sang thể lỏng

+ Để đồng nguội lại thành tượng :Từ thể lỏng sang thể rắn

2.Vì ban đêm ,nhiệt độ ngoài trời xuống thấp ko khí gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ lại thành các giọt nước trên mặt lá cây. Khi đến trưa nhiệt độ lên cao ,hơi nước gặp nhiệt độ cao và bay hơi đi .

3.Khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá vì lá chuối hay lá mía đều là các lá to và dài, có diện tích mặt thoáng lớn, vì vậy sự bay hơi trên các lá là nhiều, do đó phải phạt bớt lá để giảm diện tích mặt thoáng, từ đó hạn chế sự thoát hơi nước, giúp cây mau lớn.

4. Vì trong suốt thời gian sôi nhiệt độ nước ko hề thay đổi

5. Vì trong hơi thở con người có hơi nước, khi ta hà hơi, ko khí sẽ bị lạnh ik và ngưng tụ và tạo thành nhung74 hạt nước nhỏ trên mặt gương làm gương mờ. Sau đó nhunh84 hạt nc này sẽ bay hơi và gương sáng trở lại

20 tháng 5 2016

Câu 1 :Giống : Đều nở ra khi nóng , co lại khi lạnh 
Khác : Chất rắn , lỏng các chất khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau . Chất khí nở ra vì nhiệt giống nhau
Câu 2 : 
Trong hơi thổ của người cũng có hơi nước => khi gặp mặt gương lạnh => ngưng tụ => những giọt nước rất nhỏ => làm mờ gương . Một lúc sau những giọt nước bay hơi vào không khí làm mặt gương sáng trở lại .

20 tháng 5 2016

nhầm "hơi thở " nhé bạn 

12 tháng 4 2017

Câu 3 :

Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được hà từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.Sau khi để một thời gian, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng lên, làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và làm cho mặt gương sẽ sáng dần trở lại. Câu 2 : Vì rượu nở vì nhiệt nhiều hơn nước mà nhiệt độ của ko khí = 0°C , nhiệt độ của rượu là -100°C và thích ứng hơn nước. Còn nước có sự dãn nở vì nhiệt ko đều nên khi nhiệt độ ko khí dưới 0°C thì V của nước sẽ tăng, nước sẽ đông đặc lại dẫn đến làm vỡ nhiệt kế.
Câu 1 : Vì nc và thủy tinh nở vì nhiệt # nhau , do đó sẽ cùng tác dụng lực lên nhau , gây ra hiện tượng " vỡ " . Mà bình thủy tinh lại bj đậy kín có thể dẫn tới hiện tượng vỡ bình , gây thương tích.
12 tháng 4 2017

1. Khi nước đông đặc nên nó co lại gây ra một lực rất lớn làm bể chai thủy tinh

17 tháng 5 2017

Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những giọt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương sáng trở lại

) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nung nóng phần nào của lọ thuỷ tình 2) Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy? 3) Tai sao ngươi ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? 4) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? 5) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? 6) Trong...
Đọc tiếp

) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách 
nung nóng phần nào của lọ thuỷ tình 
2) Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy? 
3) Tai sao ngươi ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? 
4) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? 
5) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? 
6) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? 
7) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào 
cốc thuỷ tinh mỏng? 

8) Hai nhiệt kế thuỷ ngân có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ 
tinh có tiết diện khác nhau, khi đặt cả hai nhiệt kệ này vào hơi nước đang sôi thì mực 
thuỷ ngân trong 2 ống có dâng lên cao như nhau hay không? Tại sao? 
9) Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để 
đo nhiệt độ của không khí? 
10) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh 
11) Tại sao khi nối các thanh ray của đường ray người ta lại để 1 khoảng hở nhỏ giữa 2 
thanh ray? 
12) Một quả cầu bằng nhôm, bị kẹt trong một vòng bằng sắt. để tách quả cầu ra khỏi 
vòng thì một học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi các này có thể tách quả cầu 
ra được hay không? Tại sao? 
13) Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ được 
bọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) (xem 
hình bên). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên 
cao? 
14) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá 
15) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm 
16) Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì 
không cạn 
17) Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau 
một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại 

GIÚP MÌNH  VỚI.MAI MÌNH NỘP RỒI

HELP ME

14
25 tháng 5 2016

1, Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Phải mở nút bằng cách 
nung nóng cổ lọ .
2) Khi đun nước , người ta không đổ nước thật đầy vì nước sẽ tràn ra ngoài gây nguy hiểm
3) Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì có thể tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt gây ra lực lớn
4) Quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên vì lượng khí trong bóng nở ra => làm bóng phồng lên 
5) Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì :

Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

                                    d = 10.

Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh

 

25 tháng 5 2016

6) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể :

Sự nóng chảy: đồng rắn chuyển dần sang lỏng trong lò nung                                     Sự đông đặc: đồng lỏng nguội dần trong khuôn đúc, chuyển sang thể rắn ( tượng đồng )

7) Vì khi  rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì thuỷ tinh bên trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước sẽ nở ra ,trong khi đó sự truyền nhiệt của thuỷ tinh kém ,lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nở do vậy mà cốc sẽ bị vỡ.Còn cốc mỏng thì do lớp thuỷ tinh mỏng nên sự truyền nhiệt sẽ lẹ hơn do vậy lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nở như nhau => không vỡ 
8)  Thủy ngân nở vì nhiệt tuy như nhau nhưng lượng thủy ngân lớn tất phải nở nhiều hơn. Do vậy bầu thủy ngân to sẽ nở nhiều hơn và do vậy mực thủy ngân sẽ dâng cao hơn trong ống.
9)Vì rượu giãn nở vì nhiệt nhiều hơn nước
10) Giống câu 5 ( bạn bị lặp )

18 tháng 5 2021

Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.

19 tháng 5 2021

Vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương thì ta thấy mờ đi rồi sau một thời gian lại sáng trở lại vì vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được hà từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.Sau khi để một thời gian, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng lên, làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và làm cho mặt gương sẽ sáng dần trở lại.

1, Để thu hoạch được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối (nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại ) thì cần thời tiết như thế nào? Tại sao? 2, Tại sao ở các nước hàn đới (các nước gần nam cực, bắc cực) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ khí quyển? 3, Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót...
Đọc tiếp

1, Để thu hoạch được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối (nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại ) thì cần thời tiết như thế nào? Tại sao?

2, Tại sao ở các nước hàn đới (các nước gần nam cực, bắc cực) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ khí quyển?

3, Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?

4, Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?

5, Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bợt lá?

6, Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?

7, Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nế đậy nút thì không cạn)

8, Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi ồi sau một thời gian, mạt gương lại sáng trở lại?

1
10 tháng 5 2017

1/ Cần thời tiết nắng nóng và có gió mạnh sẽ làm cho tốc độ bay hơi tăng thì nhanh thu hoạch muối.

2/Vì có nơi có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của thủy ngân nên thủy ngân sẽ bị đông đặc, không đo được nữa. Rượu đông đặc ở -117C nên có thể dùng để đo nhiệt độ môi trường.

3/Bao gồm các lí do sau

1. Thủy tinh truyền nhiệt kém.

2. Tính đàn hồi, biến dạng của thủy tinh thấp.

3. Sự giãn nở vì nhiệt.

4. Hiệu ứng vết nứt.

- Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong gây ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.

4/Do nhiệt độ của ko khí có nơi thấp hơn 0oC mà nước đông đặc ở 0oC nên ko dùng nước được. Rượu đông đặc ở -117C nên có thể dùng để đo nhiệt độ môi trường.

5/Vì khi phạt bớt lá, tốc độ bay hơi giảm, giúp cây đỡ mất nước thì dễ sống.

6/Ban đêm trời lạnh, hơi nước trong không khí gặp lạnh sẽ ngưng tụ, tạo thành những giọt nước nhỏ li ti đọng trên lá.

7/- Chai không đậy nút, khi trời nóng rượu sẽ bay hơi hết nên cạn dần.

- Chai đậy nút, bao nhiêu rượu bay hơi thì bấy nhiêu rượu ngưng tụ nên không cạn.

8/Hơi từ miệng ta có hơi nước, khi gặp mặt gương lạnh thì ngưng tụ, bám trên gương làm gương mờ đi. Sau một lúc các giọt nước này bay hơi hết nên gương sáng trở lại.