K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2017

1 Hoàn cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt.

Năm Giáp Ngọ (1414), tháng Giêng, tướng nhà Minh là Trương Phụ, Mộc Thạnh hoàn thành xong việc đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần, bắt đầu tiến hành việc cai trị Đại Việt. Sự cai trị tàn bạo, khắc nghiệt của nhà Minh khiến người dân Đại Việt rất oán hận

2 Kết quả và nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

- Kết quả :

+ Lê Lợi sai tướng đem chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại của Mộc Thạnh . Trông thấy Liễu Thăng bại trận , Mộc Thạnh vô cùng hoảng sợ liền rút quân về nước

+ Nghe tin hai đạo quân viện binh bị tiêu diệt hoàn toàn ,Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm , vội vàng xin hòa . Ngày 10-12-1427 mở hội thề Đông Quan để an toàn rút về nước .Đầu năm 1428 , đất nước sạch bóng quân thù

3 Quân đội và pháp luật thời Lê Sơ

* Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông": khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân ; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.
Quân đội có hai bộ phận chính : quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.
Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
* Pháp luật

- Bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

4 Chiến tranh Nam-Bắc triều; Trịnh-Nguyễn

Nam – Bắc triều kéo dài từ năm 1533 – 1592.

Đầu thế kỷ 16, nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu. Một võ tướng nhà Lê là Mạc Đăng Dung đứng ra trấn áp các cuộc nổi dậy bên ngoài, nắm lấy quyền hành triều Lê. Đến năm 1527, ông phế truất Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc.

Nguyễn Kim bỏ chạy vào miền núi Thanh Hoá. Năm 1533, ông tìm lập một người dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Ninh đưa lên ngôi, tức là vua Lê Trang Tông.

Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng Dương Chấp Nhất đầu độc giết chết. Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền chỉ huy quân đội. Từ đó binh quyền Nam triều do họ Trịnh cai quản.
Năm 1546, Mạc Hiến Tông – vị vua thứ ba của nhà Mạc, chết, con là Mạc Tuyên Tông còn nhỏ lên thay. Bắc triều xảy ra biến loạn do bất đồng trong việc chọn người thừa kế nghiệp. Nhân sự tổn thất lực lượng của Bắc triều, Nam triều chiếm lại được Thanh Hóa và Nghệ An. Năm 1572, sau khi tướng Nam triều là Nguyễn Hoàng chiếm được Thuận Hóa, nhà Mạc mất hẳn phía nam và chỉ còn kiểm soát Bắc Bộ.

Sau đó Nam triều cũng xảy ra biến loạn. Trịnh Kiểm mất (1570), hai con Trịnh CốiTrịnh Tùng tranh ngôi. Trịnh Cối yếu thế sang hàng nhà Mạc.

Đầu năm 1592, Trịnh Tùng thúc quân tổng tiến công ra bắc. Quân Mạc đại bại, chết rất nhiều. Cuối năm 1592, Trịnh Tùng lại tiến đánh Thăng Long. Cha con nhà Mạc thua chạy rồi lần lượt bị bắt và bị hành hình.

Bắc triều chấm dứt. Nhà Hậu Lê chiếm lại được Thăng Long, việc trung hưng hoàn thành.

Trịnh – Nguyễn phân tranh

Trịnh Tùng nắm đại quyền, thao túng triều đình, giết vua Lê Anh Tông lập vua nhỏ là Thế Tông. Khi rước được vua Lê về kinh thành, Trịnh Tùng bắt đầu tính tới người cậu Nguyễn Hoàng phía nam.

Năm 1593, Trịnh Tùng triệu Nguyễn Hoàng ra bắc với lý do để cùng đánh tàn dư họ Mạc còn tản mát ở Bắc bộ. Hoàng vâng lệnh mang quân ra bắc, phá tan quân Mạc ở Hà Trung và Sơn Nam. Sau đó, ông tìm cách trở về nam, không quay lại nữa.

Năm 1613, Nguyễn Hoàng qua đời, người con trai thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, Năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng qua đời, con là Trịnh Tráng lên thay.

Năm 1627, lấy cớ Nguyễn Phúc Nguyên bỏ không nộp thuế cho vua Lê, Trịnh Tráng làm sắc đứng tên vua Lê gửi trách Nguyễn, đòi đích thân hoặc sai con tải thuế ra bắc. Nguyễn Phúc Nguyên viết bài thơ của Đào Duy Từ lên đáy mâm rồi dâng cho chúa Trịnh.

Sau khi hiểu được nghĩa bài thơ, nhận ra câu trả lời ngang ngạnh của Nguyễn Phúc Nguyên, Trịnh Tráng tức giận quyết định khởi đại binh vào nam

Tháng 3 năm 1627, Trịnh Tráng khởi 20 vạn đại quân thủy bộ vào nam, cùng các tướng Nguyễn Khải, Lê Khuê chia làm hai đạo tiến vào, hội binh ở cửa Nhật Lệ. Quân Trịnh chủ động tấn công nhưng không chọc thủng được tuyến phòng thủ của quân Nguyễn. Phía Nguyễn có lợi thế là đại bác kiểu Bồ Đào Nha nên làm quân Trịnh sợ chạy dạt. Hai tướng Trịnh là Nguyễn Khải và Lê Khuê đều thua chạy.

Trong lúc hai bên tiếp tục giằng co thì Nguyễn Hữu Dật phao tin ở miền bắc, Trịnh Gia và Trịnh Nhạc âm mưu làm phản. Trịnh Tráng nghi ngờ vội thu quân về bắc.

Năm 1631, Nguyễn Phúc Ánh do xung đột với người thân, mưu thông đồng với chúa Trịnh, bèn viết thư hẹn làm nội ứng cho Trịnh Tráng. Năm 1633, Trịnh Tráng khởi binh nam tiến lần thứ hai, đóng ở cửa Nhật Lệ.. Trịnh Tráng đang đợi suốt hơn 10 hôm không thấy hiệu làm nội ứng của Ánh thì bị quân Nguyễn đánh úp, quân Trịnh hoảng loạn tan vỡ bỏ chạy.

Sau bốn lần giao chiến. Năm 1655, đại chiến lần thứ năm xảy ra.

Tháng 4 năm 1655, chúa Nguyễn mang quân vượt sông Gianh đánh Bắc Bố Chính. Tướng Trịnh là Phạm Tất Toàn đầu hàng. Nhà Nguyễn thừa thắng tiến lên đánh Hoành Sơn, Lê Hữu Đức thua chạy rồi đánh chiếm luôn Hà Trung.

Trịnh Thượng lãnh binh, tiến quân bộ vào huyện Kỳ Hoa, chia quân thủy tiến đến cửa Kỳ La. Quân Nguyễn rút về nam sông Gianh. Trịnh Thượng thấy địch vô cớ rút, biết có mưu nhử nên không đuổi, đóng lại Lạc Xuyên, chia quân ra giữ Hà Trung. Quân Trịnh hai cánh đều thua . Thế là 7 huyện Nghệ An ở phía nam sông Lam là Kỳ Hoa, Thạch Hà, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn,Hương Sơn, Thanh Chương về tay chúa Nguyễn.

Tháng 12 năm 1657, quân Trịnh đánh huyện Hương Sơn, thắng quân Nguyễn. Tháng 8 năm 1660, quân Trịnh lại đánh Nghi Xuân nhưng bại trận.

Trước sau trong 46 năm ròng rã, hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau hơn bảy lần. Chiến trường chủ yếu ở hai bờ sông Gianh, vùngNghệ An, Hà TĩnhQuảng Bình ngày nay.

Hai bên đều có lợi thế và điểm yếu nên không thể tiêu diệt được nhau, dù cùng mang khẩu hiệu "Phù Lê". Sau nhiều năm giao chiến, cả hai bên đều kiệt quệ về sức người sức của nên phải chấp nhận đình chiến, chia cắt lâu dài. Sông Gianh, sử sách hay gọi là Linh Giang, trở thành ranh giới chia nước Đại Việt thành Đàng TrongĐàng Ngoài.

Cuộc chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn là cuộc chiến phi nghĩa, thực chất là tranh giành quyền lực thống trị đất nước giữa các tập đoàn phong kiến.

5 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch sử của phong trào Tây Sơn

13 tháng 4 2017

Câu 2 :

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Ý nghĩa

- Kết thúc 20 năm đô hộ quân Minh
- Mở ra thời kì phát triển mới của đất nc
- Đập tan âm mưu xâm lược Minh
- Thể hiện lòng yêu nc và tinh thần nhân đạo sáng ngời

13 tháng 4 2022

REFER

Nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi bởi những nguyên nhân sau:

– Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

– Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi. Nguyễn Trãi đưa ra những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. Chỉ huy biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thù.

– Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ hết lòng. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già, trẻ, nam nữ. Các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là nguyên nhân đầu tiên: Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.

Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

30 tháng 4 2022

Câu 1: 

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:
-Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

-Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
-Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
Câu 2: 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta. 

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo như việc dựa vào dân để mở rộng phạm vi cuộc khởi nghĩa thành chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước.

- Sự hi sinh, xả thân mình để giúp cuộc khởi nghĩa trụ vững và đi đến thắng lợi như hành động cứu chủ tướng Lê Lợi của Lê Lai,...

5 tháng 4 2022

refer

- Đầu năm 1416

- giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩaTrong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh do các tướng như Lý Bân, Phương Chính chỉ huy đánh bại.

Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi, nhưng không thành công.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.



 

 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi bởi những nguyên nhân sau: – Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. – Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu  Lê Lợi

 

LÊ LỢI 

LÊ LAI....

NGUYỄN TRÃI

NGUYỄN BIỂU

5 tháng 4 2022

nhg ik , hôm nay chưa đc gp nào

29 tháng 4 2022

Câu 1: 

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:
-Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

-Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
-Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
Câu 2: 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta. 

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo như việc dựa vào dân để mở rộng phạm vi cuộc khởi nghĩa thành chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước.

- Sự hi sinh, xả thân mình để giúp cuộc khởi nghĩa trụ vững và đi đến thắng lợi như hành động cứu chủ tướng Lê Lợi của Lê Lai,...

29 tháng 4 2022

Câu 1: 

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:
-Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

-Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
-Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
Câu 2: 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta. 

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo như việc dựa vào dân để mở rộng phạm vi cuộc khởi nghĩa thành chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước.

- Sự hi sinh, xả thân mình để giúp cuộc khởi nghĩa trụ vững và đi đến thắng lợi như hành động cứu chủ tướng Lê Lợi của Lê Lai,...

8 tháng 3 2022

tham khảo

 

1. 

- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn , ý chí bất khuất , quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước 
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc , hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa .
+ Có đường lối chiến lược , chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ tham mưu , đứng đầu là Lê Lợi Nguyễn Trãi 
- Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh 
+ Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ

8 tháng 3 2022

tham khảo

 

1.Tình hình giáo dục và khoa cử:

- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi.

- Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho.

- Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội - Đình

⇒ Giáo dục, thi cử chặt chẽ, thường xuyên hơn, tuyển chọn được nhiều nhân tài hơn.

2.Văn học, khoa học, nghệ thuật:

a.Văn học:

- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.

- Nội dung: Yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc,khí phách ,tinh thần bất khuất của dân tộc.

b.Khoa học:

- Khoa học phát triển,  phong phú, đa dạng.

- Sử học, địa lí, y học, toán học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

c.Nghệ thuật:

- Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:đặc sắc thể hiện ở các cung điện, lăng tẩm. Phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

27 tháng 4 2022

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn:

- Lập đổ các tập đpàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.

- Đập tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc.

- Đập tan tham vọng xâm lược nước ta của phong kiến phương Bắc.

Vai trò của Quang Trung trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn:

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đập tan chế độ phong kiến Nguyễn - Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.

- Lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh bại 5 vạn quan Xiêm và 29 vạn quân Thanh, giành đọc lập chủ quyền dân tộc.

- Đưa ra mưu lược sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng lực lượng tấn công.

20 tháng 1 2022

2.- Xã hội thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp: vua quan phong kiến, địa chủ, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì. - Giai cấp nông dân chiếm đa số. Họ sống chủ yếu ở nông thôn, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

20 tháng 1 2022

2.- Xã hội thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp: vua quan phong kiến, địa chủ, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì. - Giai cấp nông dân chiếm đa số. Họ sống chủ yếu ở nông thôn, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội