K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2018

1/ hóa thẩm là gì?

Hoá thẩm là quá trình tổng hợp ATP nhờ sử dụng năng lượng của gradien H+ qua 1 màng bán thấm có phức hệ ATP-sintetaz

2/ a/ thế nào là photphoryl hóa oxi hóa?

Quá trình phosphoryl hóa oxy hóa (oxidative phosphorylation) là phản ứng gắn phosphat vô cơ tự do vào ADP để tạo ATP và đòi hòi sự có mặt của oxy dạng phân tử (cũng còn dịch là phosphoryl oxy hóa)

Câu 1: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để chữa trị ung thư?

A. Phẫu thuật cắt bỏ khối u.

B. Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào khối u.

C. Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng.

D. Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tế bào khối u.

1/ nêu khía quát thành phần hóa học của tế bào 2/ tại sao nước lại tồn tại được ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ, áp suất bình thường? 3/ nêu vai trò của nước ở các trạng thái khác nhau trong tế bào 4/ muối khoáng có những vai trò nào trong tế bào? 5/ tại sao các hợp chất hữu cơ là các hợp chất của nguyên tố cacbon? 6/ nêu tên các dạng đường đơn và...
Đọc tiếp

1/ nêu khía quát thành phần hóa học của tế bào

2/ tại sao nước lại tồn tại được ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ, áp suất bình thường?

3/ nêu vai trò của nước ở các trạng thái khác nhau trong tế bào

4/ muối khoáng có những vai trò nào trong tế bào?

5/ tại sao các hợp chất hữu cơ là các hợp chất của nguyên tố cacbon?

6/ nêu tên các dạng đường đơn và vai trò của chúng trong tế bào

7/ các đường đôi được cấu tạo từ những đường đơn nào? Nêu vai trò của các đường đôi đối với cơ thể và đời sống con người.
tại sao đường đôi thuộc dạng oligosacarit?

8/ tại sao xenlulozo được xem là 1 hợp chất cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật? nêu sự khác biệt giữa tinh bột với xenlulozo. tại sao nói tinh bột là nguyên liệu dữ trữ lí tưởng trong tế bào?

9/ nêu vai trò của sacarit trong tế bào, cơ thể và các phép thử thông thường để nhận biết chúng?

10/ nêu công thức khái quát và vai trò của triglixerit trong tế bào và cơ thể. Mỡ và dầu khác nhau ở đặc điểm nào?

11/ sự khác biệt về cấu trúc hóa học của photpholipit so với triglixerit là ở điểm nào? Tại sao photpholipit lại được xem là thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ thống màng tế bào?

12/ nêu cấu trúc hóa học và trò của steroit trong tế bào và cơ thể

3

Câu 2:-vì nước có tính phân cực,do đó phân tử này hút phân tử kia qua liên kết hiđrô,liên kết hiđrô không bền,cứ liền lại đứt nên nước trở nên rất linh động trong điều kiện thường,ở nhiệt độ thấp,liên kết hiđrô trở nên bền vững,nối chặt các phân tử nước lại với nhau nên lúc đó nước bị đóng băng,khi đóng băng,khoảng cách giữa các phân tử nước nở rộng nhờ liên kết hiđrô nên nước đóng băng luôn có thể tích lớn hơn nước ban đầu
-hợp chất hữu cơ là hợp chất của cac bon vì các hợp chất hữu cơ đều cháy và phản ứng cháy đều sản sinh ra CO2 và một lượng nhiệt lớn,chỉ có cac bon khi phản ứng với oxi mới sinh ra một lượng nhiệt lớn như vậy

Câu 3:

Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết. Vì vậy, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong tế bào. Nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

13/ lipit khác với gluxit về câu trúc và chức năng như thế nào? 14/ viết công thức khái quát và nêu vai trò của axit amin cừng với các thành phần của nó trong tế bào. Thế nào là axit amin không thay thế và nó có vai trò như thế nào trong tế bào và cơ thể? 15/ mô tả các bậc cấu trúc của protein và mối quan hệ giữa chúng 16/ protein có những chức năng gì? Sự khác biệt...
Đọc tiếp

13/ lipit khác với gluxit về câu trúc và chức năng như thế nào?

14/ viết công thức khái quát và nêu vai trò của axit amin cừng với các thành phần của nó trong tế bào. Thế nào là axit amin không thay thế và nó có vai trò như thế nào trong tế bào và cơ thể?

15/ mô tả các bậc cấu trúc của protein và mối quan hệ giữa chúng

16/ protein có những chức năng gì? Sự khác biệt giữa các dạng protein dạng sợi và dạng cầu thể hiện ở những điểm nào? từ những điểm trên có thể rút ra kết luận gì về tầm quan trọng của protein trong tế bào và cơ thể? tính đặc trưng và đa dạng của protein được biểu hiện như thế nào?

20/nêu cấu trúc hóa học của các nucleotit và vai trò của chúng trong tế bào?

21/ mô tả cấu trúc bậc 1 và bậc 2 của ADN. tính chất đặc trưng và đa dạng của ADN do những yếu tố nào quy định?

22/ thế nào là biến tính và hồi tính của ADN? Ứng dụng của chúng vào việc lai phân tử như thế nào?

23/ dựa vào chức năng cơ thể, phân loại ARN như thế nào?

24/ nêu cấu trúc và chức năng của mARN, tARN, rARN

25/ tại sao axit nucleic được xem là hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong tế bào và cơ thể?

5
15 tháng 8 2018

15.

-Cấu trúc bậc 1 : Là trình tự sắp xếp các aa trong chuôi pôlipeptit

-Cấu trúc bậc 2 :Là do chuỗi pôlipeptit có cấu trúc bậc 1 có thể xoắn α và gấp nếp β . Được hình thành bởi liên kết peptit và liên kết H

-Cấu trúc bậc 3: Chuỗi pôlipeptit có cấu trúc bậc 2 tiếp tục cuộn xoắn để hình thành nên cấu trúc bậc 3 (hình cầu)

-Cấu trúc bậc 4 : Hai nhiều chuỗi polipeptit có cấu trúc bậc 3 để tạo nên prôtêin có cấu trúc bậc 4-

-Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao , độ PH thấp có thể làm phá vỡ cấu trúc ko gian của prôtêin dẫn đến làm prôtêin bị biến tính

Câu 24:

mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có

  • Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN
  • Mã mở đầu : tín hiệu khởi đầu phiên mã
  • Các codon mã hóa axit amin:
  • Mã kết thúc , mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã

tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .

rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. r ARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.



Nguồn: google

1 tháng 12 2020
Vì chuyển hoá vật chất gồm 2 quá trình là đồng hoá và dị hoá: - Đồng hóa: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất đơn giản đồng thời tích lũy năng lượng.( năng lượng được chuyển hoá từ động năng sang thế năng chứa trong các liên kết hoá học). - Dị hóa: Là quá trình phân giải những chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản. Trong quá trình này, các liên kết hoá học bị bẻ gãy đồng thời giải phóng năng lượng.Như vậy, năng lượng đã chuyển từ thế năng sang động năng để thực hiện các hoạt động sống của tế bào. => Do vậy: Khi nói đến chuyển hoá vật chất luôn hiểu rằng là kèm theo năng lượng.
QUANG HỢP Câu 1: Vì sao khi có mặt của nhiều loại sắc tố sẽ làm tăng hiệu quả quang hợp? A. Vì nếu loại này bị hỏng thì sẽ có loại khác thay thế B. Vì khi đó hiệu suất hấp thụ ánh sáng sẽ cao hơn C. Vì lá có màu sắc sặc sỡ nên quang hợp sẽ tốt hơn D. Vì khi đó sẽ có nhiều trung tâm phản ứng quang hợp Câu 2: Trong chu trình Canvin, chất nhận CO2 đầu tiên...
Đọc tiếp

QUANG HỢP

Câu 1: Vì sao khi có mặt của nhiều loại sắc tố sẽ làm tăng hiệu quả quang hợp?

A. Vì nếu loại này bị hỏng thì sẽ có loại khác thay thế

B. Vì khi đó hiệu suất hấp thụ ánh sáng sẽ cao hơn

C. Vì lá có màu sắc sặc sỡ nên quang hợp sẽ tốt hơn

D. Vì khi đó sẽ có nhiều trung tâm phản ứng quang hợp

Câu 2: Trong chu trình Canvin, chất nhận CO2 đầu tiên là

A. AlPG (Anđêhit photphoglixêric) B. APG (Axit photphoglixêric)

C. AM (Axit malic) D. RiDP (Ribulôzơ-1,5-điphotphat)

Câu 3: Sản phẩm đầu tiên của quá trình chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong quang hợp là

A. Glucôzơ B. ATP và NADPH C.APG (Axit photphoglixêric) D. NADPH

Câu 4: Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin là

A. ATP, NADPH B. APG (Axit photphoglixêric)

C. AlPG (Anđêhit photphoglixêric) D. RiDP (Ribulôzơ-1,5-điphotphat)

Câu 5: Trong quang hợp, các nguyên tử ôxi của phân tử CO2 cuối cùng sẽ có mặt ở chất nào sau đây?

A. O2 thải ra B. Glucôzơ C. O2 và Glucôzơ D. Glucôzơ và H2O

0

Câu 7: Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có đặc điểm như thế nào?

A. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền giống nhau.
B. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền khác nhau.

C. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào phức tạp hơn.

D. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào đơn giản hơn.

HÔ HẤP Câu 1: Chu trình Creb không có sự tham gia của chất nào sau đây? A. Axit piruvic B. Axêtyl-CoA C. FAD+ D. NAD+ Câu 2: Chu trình Creb sẽ không xảy ra khi thiếu chất nào sau đây? A. ATP B. NADH C. NADP+ D. FAD Câu 3: Những đặc điểm nào sau đây là đặc điểm giống nhau giữa hô hấp tế bào với phản ứng cháy? I. Có sự tham gia của ôxi II. Năng lượng được giải phóng ra từ từ III. Có giải...
Đọc tiếp

HÔ HẤP

Câu 1: Chu trình Creb không có sự tham gia của chất nào sau đây?

A. Axit piruvic B. Axêtyl-CoA C. FAD+ D. NAD+

Câu 2: Chu trình Creb sẽ không xảy ra khi thiếu chất nào sau đây?

A. ATP B. NADH C. NADP+ D. FAD

Câu 3: Những đặc điểm nào sau đây là đặc điểm giống nhau giữa hô hấp tế bào với phản ứng cháy?

I. Có sự tham gia của ôxi

II. Năng lượng được giải phóng ra từ từ

III. Có giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt

IV. Nguyên liệu được phân giải đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O

A. I, II, III B. I, II, IV C.I, III, IV D. II, III, IV

Câu 4: Trong quá trình hô hấp, khi tế bào thiếu NAD+ và FDA+ thì những giai đoạn nào sau đây bị ức chế?

I. Đường phân

II. Chuỗi truyền điện tử

III. Chu trình Creb

A. I, II B. II, III C. I, III D. I, II, III

0