Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em sẽ rót nước cho cha sau những ngày nóng nực. Đấm lưng cho cha khi cha mỏi. Kể những việc tốt mà em làm để cha vui.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước ấy xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
-không sử dụng những từ viết tắt,viết sai,pha tạp làm hao mòn tiếng việt.
-Không quá lạm dụng từ hán việt hay tiếng Anh và các ngôn ngữ khác khi nói.
-Không nói tục,chửi bậy.
-Tự hào vì mình là người Việt Nam, được nói tiếng Việt.
May mắn được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình, chiến tranh đã lùi dần về quá khứ, tôi cũng như bao lớp trẻ khác không còn phải sống trong sự tàn khốc của chiến tranh nhưng không thể quên trang sử hào hùng của dân tộc trong trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm bao năm qua. Nhưng cũng vì lẽ đó mà lớp trẻ hiện nay cũng sẽ không bao giờ có cơ hội được gặp, được nghe giọng nói của Người - một người ông, người cha thân yêu, hiền từ của mỗi người Việt Nam. Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm con đường đấu tranh mang lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Người một đời giản dị, cần mẫn hy sinh vì đất nước, vì dân, vì ngày mai tươi sáng hơn cho muôn thế hệ mai sau.
Được xem những bài văn, bài báo, những thước phim tư liệu nói về Bác tôi càng thấm nhuần về tư tưởng, đạo đức lối sống của Người. Bất cứ cương vị nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ nhưng Bác luôn nghĩ về dân: “Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Là thế hệ sinh sau, được thừa hưởng nền độc lập, tự do, hòa bình thống nhất của đất nước, tôi càng biết ơn những hy sinh to lớn mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta và của bao thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu và hy sinh. Khi nghe về đức Vua trong những câu chuyện cổ, ta thường nhớ đến những cung điện nguy nga tráng lệ, bên cạnh hàng trăm tùy tùng hiến dâng vô vàn món ngon, vật lạ. Nhưng Bác lại hoàn toàn khác, với đôi dép cao su mà bôn ba cả thế giới, khiến bè bạn năm châu nể phục vì sự giản dị, đơn sơ. Người không câu nệ chuyện lễ nghi “Bác có phải là Vua đâu?”. Bác luôn hòa mình, chia ngọt sẻ bùi cùng nhân dân đến từng bát cơm, manh áo. Người không đồng ý việc mình được đối đãi đặc biệt như một vị lãnh tụ, một ông Vua mà chỉ mong được bình đẳng như mọi người. Năm 1961, khi về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, Bác đứng nói chuyện với đồng bào giữa cái nóng gay gắt, đồng chí Chủ tịch huyện tìm mượn chiếc ô che cho Bác thì Người quay lại hỏi “Thế chú có đủ ô để cho tất cả đồng bào không?”. Cái tôi cá nhân trong con người vĩ nhân luôn đứng sau cái chung của quần chúng. Bác bình đẳng, quan tâm tới mọi giai cấp. Từ cụ già đến em bé, từ miền ngược đến miền xuôi, mỗi tầng lớp như nằm riêng một ngăn nơi trái tim bao la yêu thương của Người. Hình ảnh Bác ngồi quạt cho thương bệnh binh hay ra đồng làm ruộng với nông dân hiện lên trong tôi đầy xúc động. Với một trái tim lớn chứa đựng “ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
Người trở thành một nhà cách mạng mang trong mình tâm trí của một nhà văn hóa lớn. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ những thành tựu cũng như những sai lầm mà phong trào cách mạng đã trải qua. Người hiểu cần thanh lọc và tiếp nhận những gì có lợi nhất có mục tiêu đã xác định. Người đứng vượt hẳn lên những người đương thời ở tư duy và cái nhìn biện chứng nhờ vào những kinh nghiệm mà phong trào cách mạng đã trải qua để khi về với Tổ quốc, hôn nắm đất quê hương đang đói nghèo, đau khổ, Người hiểu rõ cần phải làm gì cho nhân dân”: độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu trước sau như một của Người. Được xem những thước phim tư liệu về Bác tôi đã nhiều lần rơi nước mắt. Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức vĩ đại của Bác ngày qua ngày được truyền tụng, được kể lại như những bài học về cách làm người, về chữ tài, chữ đức trong mỗi con người ở mọi thời đại. Mỗi khi nghe kể, được biết đến hơn bao giờ hết, tôi cảm phục tấm gương một Vị Chủ tịch nước vĩ đại mà giản dị, gần gũi với tất cả niềm thành kính khôn nguôi. Ngày Người ra đi, câu cuối cùng để lại cho Đảng, cho dân tộc: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Chữ “Dân” luôn ở vị trí trung tâm trong trái tim Bác, luôn ở vị thế cao nhất trong tâm tưởng Người. Chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài Hồ Chí Minh bất tử trong lòng người dân Việt Nam.
Đó là những cảm nhận của tôi, một con người của thế hệ đi sau - đang được sống và học tập trong một
nền độc lập, tự do, một đất nước không còn chiến tranh mà Bác Hồ kính yêu và biết bao các thế hệ người Việt
Nam yêu nước đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để xây dựng lên một nền độc lập cho đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tôi luôn thầm hứa với Bác và với các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, phải ra sức phấn đấu học tập hơn nữa, rèn luyện sức khỏe, trí tuệ, trau dồi đạo đức cách mạng để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa bởi “cuộc đời hoạt động cách mạng và tư tưởng vĩ đại của Người sẽ trường tồn và sống mãi trong sự nghiệp của dân tộc ta".
Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ , đó là Hồ Chí Minh : vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam , anh hùng giải phóng dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới . Trước hết ta thấy Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại ,anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam .Bác là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ , lãnh đạo dân ta tới chiến thắng ,khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam .Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường đi và tương lai cho đất nước ,giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ .Người đã dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi đói nghèo ,đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp .Tư tưởng của Người có giá trị vô cùng to lớn đối với Cách Mạng Việt Nam ,nhân dân Việt Nam .Người đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc ,Người yêu nước thương dân sâu sắc ,bởi vậy triệu triệungười dân Việt Nam đều là con cháu của Người .Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng cách đối xử của Bác đối với cá nhân từng người vô cùng thân mật và gần gũi: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người .” (Tố Hữu ) Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một vị lãnh tụ giản dị và gần gũi với mọi người như thế :Sống trong ngôi nhà sàn nhỏ ,ăn những món ăn dân dã, mặc áo bà ba nâu và tư trang chỉ là một chiếc rương nhỏ và mấy bộ quần áo bạc màu …Có lẽ bởi vậy mà với người Việt Nam , Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là vị lãnh tụ vĩ đại được mọi người dân Việt Nam kính yêu và ngưỡng vọng . Bác Hồ còn được biết đến ở cương vị một danh nhân văn hoá thế giới .Bác dã từng là chủ bút tờ báo “Người cùng khổ ”ở Pháp, đã từng viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”gây tiếng vang lớn.Người còn là nhà văn ,nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập truyện ký bằng tiếng Pháp,“Tuyên ngôn độc lập”và“ Nhật ký trong tù”cùng rất nhiều những vần thơ khác nữa…Bác Hồ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới,thông thạo nhiều thứ tiếng,am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộc.Bác đã rèn giũa và tạo dựng cho mình một phong cách riêng, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại,thanh cao và giản dị,giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam . Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong lòng mọi người dân Việt Nam Bác vẫn là người đẹp nhất: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ . Càng tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại và cao đẹp của Bác,em càng kính yêu và tự hào về Bác hơn.Điều đó khơi dậy trong em mong muốn học tập, phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành con người có ích cho xã hội . Bác là tinh hoa khí phách của dân tộc,cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng. Bởi vậy mà chúng ta cần “Sống, chiến đấu ,lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại ”.
OK. trả lời
A) - Đứa trẻ thứ hai mặt mũi sạm nắng,hai bàn tay thô sơ,nổi chai.-Cháu đem gieo hạt giống xuống đất,sau đó tưới nước,...........B)SẼ ĐEM LẠI:-Một cánh đồng mênh mông lúa vàng,-Thực hiện được ước mơ của mình,-Thành công trong công việc,cuộc sống,-được mọi người quý mến.
yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên là sống hòa hợp gắn bó với thiên nhiên tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên không làm những điều có hại cho thiên nhiên, khắc phục hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra
cho trẻ em đến trường
bảo vệ trẻ em
dạy dỗ trẻ em
lần sau có gì gửi tin nhắn nhé
BÀI THƠ: BỐN MÙA YÊU THƯƠNG
Tác giả: Đặng Minh Mai
Hoa đua nở đón chào mùa xuân đến
Em xinh tươi dễ mến quá môi cười
Nét xuân thì duyên dáng lắm em ơi!
Cả đất trời rạng ngời lên sức sống
Ánh mắt em khiến tim anh rung động
Bao đêm dài mơ mộng mãi không thôi
Muốn gặp em để trao gửi bao lời
Nguyện cùng em dựng xây đời hạnh phúc
Mùa hạ sang nóng ran trong tâm thức
Hình bóng em có sức hút lạ kỳ
Cả đêm ngày ôm trọn mối tình si
Tim vui sướng từ khi em đón nhận
Thu đến rồi lá vàng rơi ngơ ngẩn
Heo may về từng ngọn rất trong xanh
Tay trong tay em vui bước bên anh
Tim ca hát cùng yến oanh rộn rã
Lá bàng rơi mùa đông về khắp ngả
Cái lạnh đầu mùa ta đã có nhau
Đón em về vui duyên thắm trầu cau
Ngày vu quy bừng lên màu hạnh phúc
Bài thơ: Quê hương.
Tác giả: Nguyễn Đình Huân
Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
2. Bài thơ: Yêu lắm quê hương
Tác giả: Hoàng Thanh Tâm
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
3. Bài thơ: Tình quê.
Tác giả: Hoa Lục Bình
Chiều tà nắng ngã triền đê
Mục đồng thông thả đi về lưng trâu
Dòng sông xanh ngắt một màu
Một đàn cò trắng từ đâu bay về
Bình yên một buổi chiều quê
Khói đồng lan tỏa đêm về vắng tanh
Ngoài đồng cây lúa còn xanh
Chiều quê êm ả trong lành biết bao
Nhìn đàn gà nhỏ gọi nhau
Mọi người xong việc gọi nhau ra về
Giờ đây đêm cũng đã về
Thoảng đâu trong gió tóc thề thơm hương
Bình minh một sớm mù sương
Đàn trâu nhai có ngoài vườn nhởn nhơ
Cánh cò bay lạc vào thơ
Làm cho tôi mãi ngẫn ngơ giữa đồng
Con đò nằm dưới bến sông
Hình như nó cũng chờ mong một người
Người người rôm rả nói cười
Đồng xanh bát ngát thơm mùi mạ non
Tình quê một dạ sắc son
Ở nơi thành thị em còn nhớ không
Con đò bến cũ chờ mong
Hôm nào anh cũng chờ trông em về.
4. Thơ lục bát: Miền quê
Tác giả: Đức Trung – TĐL
Tôi thầm nhớ một miền quê
Ước mơ thăm lại trở về tuổi thơ
Đồng xanh bay lả cánh cò
Hương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều
Vi vu gió thổi sáo diều
Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ?
Dòng sông, bến nước, con đò
Có người lữ khách bên bờ dừng chân
Xa xa vẳng tiếng chuông ngân
Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim
Tuổi thơ thích chạy trốn tìm
Cây đa giếng nước còn in trăng thề
Xa rồi nhớ mãi miền quê
Trong tim luôn nhắc trở về ngày xưa…
5. Bài thơ : Quê hương qua lời mẹ kể.
Tác giả: Công Vinh
Con nghe Mẹ kể ngày xưa,
Quê hương của Mẹ, mỗi trưa nắng hè.
Bình yên những mái tranh che,
Sông Thu in bóng luỹ tre ven làng.
Quê hương hai tiếng dịu dàng,
Mà sao vẫn thấy ngỡ ngàng trong con.
Làm trai, chữ hiếu chưa tròn
Quê Cha, đất Tổ, mỏi mòn thiệt hơn.
Ngày xưa, Mẹ kể nguồn cơn,
Quê hương của Mẹ, đã hơn mươi đời.
Sông Thu, một thuở thiếu thời,
Chiến tranh, Mẹ phải xa rời quê hương.
Miền trung chín nhớ, mười thương
Con như cánh Nhạn, lạc đường lẽ loi.
Sông Thu bên lỡ, bên bồi
Quê hương in dấu, một đời Mẹ Cha.
Con chưa về lại quê nhà,
Nên đâu biết được, đường xa hay gần?
Lòng con day dứt, băn khoăn
Nữa đời tóc đã pha dần màu sương.
Bao giờ về lại quê hương
Để xem Vĩnh Điện, An Tường là đâu?
Sông Thu xanh thẫm một màu
Bãi bồi cùng những ruộng dâu, nong tằm.
Bây chừ, Mẹ đã yên nằm
Lấy ai dìu dắt về thăm quê nhà
Đời con rồi cũng sẽ qua,
Quê hương rồi cũng chỉ là giấc mơ.
Quê hương đẹp tựa vần thơ
Sông Thu với những bến bờ yêu thương.
Dù cho xa cách dặm trường,
Lòng con vẫn mãi vấn vương Thu Bồn…
6. Bài thơ: Quê hương nỗi nhớ.
Tác giả: Hoàng Thanh Tâm
Trở về tìm mái nhà quê
Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa
Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa
Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho
Tìm đàn trâu với con đò
Áo bà ba mẹ câu hò trên sông
Nón lá nghiêng nắng nước ròng
Miền quê khó nhọc con còng con cua
Lục bình tim tím mùa mưa
Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo
Khói lên cháy bếp nhà nghèo
Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi
Heo gà chạy ngược chạy xuôi
Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê
Cánh cò trắng xóa vọng về
Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên
Đậm đà ký ức giao duyên
Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao
Con dù biền biệt phương nào
Quê hương một dạ dạt dào khó phai.
7. Thơ lục bát: Quê hương
Tác giả: Đức Trung – TĐL
Quê hương xa cách phương trời
Nỗi buồn thương nhớ đầy vơi trong lòng.
Đêm ngày hết nhớ lại mong
Hướng về quê mẹ ròng ròng lệ rơi..!
Nhớ chiều ra ngắm biển khơi
Cánh buồm theo gió về nơi chốn nào?
Quê hương hai tiếng ngọt ngào
Đường xa vạn dặm nôn nao nhớ thầm.
Mẹ cha xa cách bao năm
Ban ngày thương nhớ, đêm nằm chiêm bao.
Tuổi thơ – kỷ niệm dạt dào
Vẫn còn đầy ắp xuyến xao tâm hồn.
Nhớ quê lòng dạ bồn chồn
Mỗi lần ngắm cảnh hoàng hôn… xa nhà.
Quê hương – hai tiếng thiết tha
Còn in ký ức đậm đà yêu thương…
Tuổi thơ cắp sách đến trường
Lớn lên đi khắp bốn phương chân trời.
Nhớ về quê mẹ yêu ơi!
Bâng khuâng lại thấy bồi hồi trong tim.
8. Bài thơ: Quê hương thanh bình
Tác giả: Lãng Du Khách
Cảnh quê bình dị khiêm nhường
Mà sao quá đỗi thân thương với đời
Trưa hè vọng tiếng ru hời
Đong đầy thương mến trong lời mẹ ru
Chiều tà tiếng sáo vi vu
Mênh mang trời đất lãng du thanh bình
Người quê mộc mạc chân tình
Cùng nhau đùm bọc hết mình đói no
Đồng quê mỏi rã cánh cò
Cho ta hạt gạo thơm tho nuôi người
Dân quê rạng rỡ nụ cười
Yêu thương đùm bọc lòng người thiện chân
Bản tính vốn rất chuyên cần
Hăng say lao động gian truân chẳng sờn
Cùng nhau xây dựng giang sơn
Để cho cuộc sống đẹp hơn với đời
Cảnh quê xanh thắm tuyệt vời
Thân thương gắn bó với đời dân quê
Bình dị mà vẫn đam mê
Đó là nơi chốn ta về ai ơi.
3.
1,chào hỏi người lớn thể hiện sự kính trọng , lễ phép với người già
dùng hai tay khi đưa vật gì đó cho người già
....
2,kể chuyện cho em nhỏ nghe
nhường ghế cho người già và em nhỏ khi đi xe buýt
...
=>người già và em nhỏ là những người cần đc quan tâm và giúp đỡ ở mọi nơi , mọi lúc