Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên
-Cách để tạo ra dòng điện cảm ứng là đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vao trong một cuộn dây dẫn kín , khi đó số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng giảm liên tục (biến thiên )
-Dòng điện luân phiên đổi chiều là dòng điện xoay chiều
- Tác dụng của dòng điện xoay chiều là tác dụng nhiệt, tác dụng quang , tác dụng từ
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
Tổng hợp 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều
- Cách thứ nhất: Đặt một cuộn dây dẫn quay bên trong từ trường: Cho 1 cuộn dây dẫn kín quay quanh 1 trục thẳng đứng trong từ trường của 1 nam châm.
- Cách thứ hai: Đặt nam châm quay xung quanh trước cuộn dây dẫn kín.
Người ta sử dụng tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
→ Đáp án D
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều biến thiên tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định
Có hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
- Cách thứ 1: Đặt một cuộn dây dẫn kín và cho nam châm quay xung quanh.
- Cách thứ 2: Để cuộn dây dẫn kín quay quanh từ trường của nam châm.
- Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi.
- Tạo ra dòng điện xoay chiều bằng các cách:
+ Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
+ Cho cuộn dây quay trong từ trường.
- Khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm nên xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
Đáp án: D
Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B . Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng
=>Người ta sử dụng tác dụng từ của dòng điện
Tham khảo:
Tác dụng của dòng điện xoay chiềuCũng tương tự như dòng điện một chiều, tác dụng dòng điện xoay chiều cũng có tác động nhiệt, phát sáng, tác động từ. Một điểm khác với dòng điện một chiều là đối với dòng điện xoay chiều, khi dòng điện đổi chiều thì lực từ tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
+ Tác dụng nhiệt.
VD: Dòng điện chạy qua dây tóc của bóng đèn làm dây tóc nóng đến
nhiệt độ cao và phát sáng.
+ Tác dụng phát sáng.
VD: Dòng điện chạy qua chất khí bên trong bóng đèn của bút thử điện
làm chất khí này phát sáng.
+ Tác dụng từ.
VD: Dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt non làm cho cuộn dây trở
thành nam châm điện.
+ Tác dụng hoá học.
VD: Dòng điện chạy qua dung dịch đồng sunphat làm đồng tách ra
khỏi dung dịch và đến bám vào thỏi than nối với cực âm.
+ Tác dụng sinh lí.
VD: Dòng điện chạy qua cơ thể người làm cơ co giật ....
1. Tác dụng nhiệt
Rất dễ thấy, tác dụng nhiệt của dòng điện biểu hiện khi cho dòng điện chạy qua một vật dẫn điện thì vật đó sẽ bị nóng lên. Nguyên nhân có tác dụng nhiệt là do các vật dẫn có điện trở, trở kháng cản trở dòng điện nên sinh ra nhiệt.
Ứng dụng của tác dụng nhiệt được biểu hiện qua sự vận hành của bàn là. Khi cắm điện, dòng điện chạy qua làm bàn là nóng lên cho khả năng là phẳng quần áo. Ngoài ra tác dụng này còn được biểu hiện qua đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, cầu chì,…
2. Tác dụng quang
Dòng điện đi qua các thiết bị như bóng đèn biến điện năng thành quang năng khiến bóng đèn phát sáng. Đó là một trong những tác dụng rất quan trọng của dòng điện. Dòng điện cho khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện và đèn điot phát quang mặc dù chưa tới nhiệt độ cao. Tác dụng quang được ứng dụng để chế tạo các loại đèn. Ngày nay, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu ra nhiều loại bóng đèn giúp tiết kiệm điện năng như đèn huỳnh quang, compact, đèn led,…
3. Dòng điện có tác dụng từ
Mọi điện tích dịch chuyển luôn sinh ra từ trường. Khi dòng điện chạy qua một cuộn dây quấn quanh lõi sắt sẽ làm cho kim nam châm bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng cũng như cho khả năng hút kim loại. Ứng dụng thực tiễn từ tác dụng từ của dòng điện chính là để chế tạo chuông điện, động cơ điện, nam châm điện,…
4. Tác dụng hóa học
Để có thể làm rõ được tác dụng này chúng ta cần tiến hành làm thí nghiệm. Cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng. Sau một thời gian, thỏi than trong dung dịch muối đồng nối với cực âm của nguồn sẽ được phủ một lớp đồng. Hiện tượng này chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.
Ứng dụng trong công nghiệp đúc điện, mạ điện (mạ vàng, mạ bạc, mạ đồng...), tinh luyện kim loại và nạp điện cho acquy...
5. Tác dụng sinh lí
Nếu dòng điện đi qua cơ thể người hay động vật có thể gây ra những cơn co giật, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt và có thể chết. Ta nói dòng điện có tác dụng sinh lí.
Lưu ý:
- Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Cho nên phải hết sức thận trọng khi dùng điện, nhất là với mạng điện gia đình.
- Trong y học, người ta vẫn có thể dùng dòng điện để chữa một số bệnh.
Ví dụ:
+ Máy kích tim: Khi tim đã ngừng đập, người ta có thể dùng liệu pháp sốc điện để cố gắng kích thích tim đập lại với hy vọng duy trì sự sống.
+ Máy châm cứu: Chữa các bệnh tai biến, đau đầu, đau lưng, méo mồm miệng, đầy bụng, thoái hóa khớp, giảm thị lực...
⇒ Ngoài các tác dụng trên ta có thể nói dòng điện có tác dụng cơ học. Vì khi dòng điện chạy qua động cơ thì làm quay động cơ. Tác dụng cơ học có ứng dụng là chế tạo động cơ điện dùng trong đời sống hàng ngày như: quạt điện, máy bơm nước, máy xay...