Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta :
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp :
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông...,
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/tinh-than-khang-chien-chong-phap-xam-luoc-cua-nhan-dan-ta-duoc-the-hien-nhu-the-nao-c83a14391.html#ixzz52zfhnRcl
Câu 2.
Câu 3:Tham khảo ở đây nha bạn (câu 12)
Bài 24 : Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến ...
Câu 2
a. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
-Đập tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga. Mở ra kỷ nguyên mới,Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa công nhân, nông dân lên nắm quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa. -Đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng của nó là chủ nghĩa đế quốc, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới. -Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc -Cung cấp cho phong trào cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý giá.Đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở đầu thời kì mới – thời kì lịch sử thế giới hiện đại. Vai trò của Lê-nin đối với cách mạng tháng 10 Nga - Là vai trò to lớn của một vị lãnh tụ,người giơ cao ngọn cờ cách mạng tại Nga.:- Lê-nin là người trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 10 đi đôi với trọng trách to lớn tại quốc tế cộng sản.
Với luận cương tháng tư và các luận cương đảng cộng sản,Lê-nin đã vạch ra đường lối rõ rệt cho cuộc cách mạng tháng mười Nga diễn ra sau cách mạng tháng 2 năm 1917. Đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga:
-Với chính sách kinh tế mới thay cho chính sách cộng sản thời chiến,Lê-nin đã sáng suốt vực dậy nền kinh tế Nga sau chiến tranh (vốn thiệt hại nặng nề),từng bứoc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần ở Nga và khôi phục vị trí tại trường thế giới.
-Lê-nin đặc biệt quan tâm đến vai trò và lợi ích của giai cấp công nhân trước và sau chiến tranh,chính vì vậy ông nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía quần chúng.Làm tốt vai trò của người lãnh đạo đất nước.
Câu 4
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) được thể hiện rõ trên các mặt sau đây:
- Kinh tế: Tàn phát tất cả các ngành kinh tế , kéo lùi sức sản xuất…
- Xã hội: Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
- Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở nhiều nước (Đức, I –ta –li –a và Nhật Bản).
- Quan hệ quốc tế: Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Câu 1: Trình bày những nét chính về cuộc công nghiệp ở Anh. Vì sao nói đến nửa đầu thế kỷ XIX nước Anh lại trở thành công xưởng của thế giới?
Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.
Năm 1765 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.
Năm 1769, Richard Arkrwight đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.
Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá.
Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.
Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ.
Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm
Câu 3: Những nét chính ở cuộc cách mạng Nga 1905-1907
Nguyên nhân của CM Nga 1905 – 1907:
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống.
- Từ năm 1905 đến năm 1907, Nga Hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu 'Đả đảo chế độ chuyên chế". "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 – 1907.
Diễn biến sự kiện chính về cách mạng Nga 1905 - 1907:
- 9/1/1905, 14 vạn công nhân Pê – téc – bua đưa bản yêu sách lên nhà vua ( Nga Hoàng)
- Tháng 5/1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào địa chủ phong kiến.
- Tháng 6/1905, thuỷ thủ chiến hạn Pô – tem – kin khởi nghĩa
- Tháng 12/1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát – xcơ – va.
Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản là gì?
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.
Câu 2: Tính chất của cách mạng tháng tháng Hai năm 1917 là gì?
B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản
Câu 3.Tháng Hai năm 1917, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích ở Nga nêu khẩu hiệu gì?
D. “Biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc”.
Câu 4: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.
Câu 5: Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam là
A. do nhu cầu về thị trường, thuộc địa và lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô
Câu 6. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa
Câu 7. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
C. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
Câu 8. Bản chất chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa là
A. kìm hãm dân ta trong vòng lạc hậu, ngu muội và đào tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng
Câu 9. Nguyên nhân đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là
D. triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng, không kiên quyết đánh Pháp.
Câu 10. Trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới nào?
D. Tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân.
1.Bị bóc lột ngày càng nặng do lệ thuộc vào máy móc, nhịp độ nhanh và liên tục. Công nhân phải làm việc nhiều giờ (14-l6h/ngày), nặng nhọc mà tiền lương thấp, điều kiện lao động, ăn ở thấp kém.
2.Lao động trẻ em bị trả lương thấp, trẻ em chưa có ý thức chống lại chủ.
3.Sự xuất hiện của máy móc trong xã hội tư bản không cải thiện đời sống công nhân, thậm chí nhờ đó mà bọn chủ tăng cường bóc lột công nhân. Họ tưởng rằng chính máy móc là nguyên nhân của tình trạng làm họ khổ. Vì vậy họ trút căm thù vào máy móc. Phong trào đập phá nổ ra mạnh mẽ trong thập niên đầu thế kỉ XIX ở Anh, sau đó lan sang các nước Pháp, Đức, Bỉ.
4.Còn nhiều hình thức khác, từ thấp lên cao như bãi công, biểu tình, đòi tăng lương, giảm giờ làm, thành lập nghiệp đoàn, công đoàn.
5.Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân, có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc (vệ sinh môi trường, an toàn lao động...), giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn (đau ốm, tai nạn, thất nghiệp...).
6.
Năm | Phong trào | Nội dung chủ yếu | Kết quả |
Đầu thế kỉ XIX | - Đập phá máy móc. - Bãi công |
- Phá máy móc, đốt công xưởng. - Đòi tăng lương, giảm giờ làm. |
- Thành lập các công đoàn. |
1831 | - Khởi nghĩa công nhân dệt tơ ở Li-ông (Pháp). | - Đòi tăng lương giảm giờ làm. - Đòi thiết lập chế độ cộng hòa. |
- Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. |
1844 | - Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din (Đức). | - Chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ | - Khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu. |
1836- 1847 | - “Phong trào Hiến chương” ở Anh. |
- Mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị . - Đòi quyền bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm. |
- Phong trào bị dập tắt nhưng đã mang rõ tính chất quần chúng rộng lớn, có tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét. |
7.Nét mới trong phong trào công nhân những năm 1830-1840 là đấu tranh chính trị, tiến tới đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
8.Các phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX đều thất bại, bị đàn áp dẫm máu song nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, là cơ sở cho sự ra đời lí luận cách mạng.
9.Phong trào công nhân các nước châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX thất bại vì những nguyên nhân sau :
- Trình độ giác ngộ và tổ chức của giai cấp công nhân còn yếu.
- Chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng phi vô sản.
- Chưa có lí luận khoa học và cách mạng.
- Thiếu sự lãnh đạo của một chính đảng cách mạng.
- Giai cấp tư sản còn rất mạnh.
11.Giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiến hành cuộc đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại giai cấp tu sản.
12.C. Mác và Ăng-ghen.
13.Các Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở thành phô Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác đã nổi tiếng thông minh, học giỏi. Năm 23 tuổi, đỗ Tiến sĩ triết học. Năm 1843, bị trục xuất khỏi Đức vì hoạt động cách mạng, Mác sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Mác sớm kết luận rằng, giai cấp công nhân phải được vũ trang bằng lí luận cách mạng mới có thể đảm đương sứ mệnh lịch sử là giải phóng loài người khỏi ách áp bức.
Ăng-ghen sinh năm 1820 trong gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác- men (Đức). Ông sớm nhận ra bản chất bóc lột, thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Cũng như Mác, Ăng-ghen sớm nhận thấy sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lật đổ sự thống trị của tư sản, giải phóng mọi áp bức bất công.
14. Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản và nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Cùng có tư tưởng đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản bất công, xây dựng một xã hội bình đẳng.
Tình bạn đẹp, cao cả và vĩ đại, được xây dựng trên cơ sở tình bạn, tình yêu chân chính, tinh thần vượt khó, giúp đỡ nhau để phục vụ sự nghiệp cách mạng mà hai ông theo đuổi.
Nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là đánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giải phóng giai cấp vô sản và loài người khỏi ách áp bức bóc lột.
15.Tháng 2-1848, cương lĩnh được công bố ở Luân Đôn dưới hình thức tuyên ngôn - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - do Mác và Ăng-ghen soạn thảo.
16.Trước sự phát triển của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, yêu cầu bức thiết phải có một lí luận khoa học cách mạng cho phong trào công nhân quốc tế.
17.Tuyên ngôn đã trình bày những vấn đề cơ bản về lí luận cách mạng:
- Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của sản xuất và lịch sử của đấu tranh giai cấp.
- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội dựa trên chế độ tư hữu.
- Sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản Giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản có sứ mệnh xoá bỏ chế độ tư hữu, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến bộ.
18.Tuyên ngôn là một kiệt tác trình bày học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học một cách ngắn gọn, rõ ràng, có hệ thống (sau được gọi là chủ nghĩa Mác). Chủ nghĩa Mác là một hệ thống lí luận cách mạng, phản ánh quyền lợi của gai cấp công nhân, nhân dân lao động, là vũ khí lí luận trong cuộc đấu tranh chống giai
cấp tư sản, chỉ cho họ con đường đấu tranh đi đến thắng lợi cuối cùng. Trước đó, do thiếu vũ khí này nên giai cấp vô sản còn đấu tranh tự phát và gặp nhiều thất bại. Mở ra một giai đoạn “tự giác” của phong trào công nhân quốc tế, phong trào cộng sản.
19.Giai cấp công nhân đã nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình. Có sự đoàn kết quốc tế trong phong trào công nhân vì có chung kẻ thù.
20.Có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh, vì thế đòi hỏi phải thành lập một tổ chức cách mạng quốc tế của giai cấp vô sản thế giới.
21.Đến giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt (điển hình là cuộc khởi nghĩa của công nhân Pa-ri ngày 23-6-1848). Nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã diễn ra đều thất bại do thiếu lãnh đạo và chiến đấu lẻ tẻ. Thực tế đòi hỏi giai cấp công nhân phải đoàn kết và thành lập một tổ chức cách mạng quốc tế của giai cấp vô sản ngày càng trở nên cần thiết.
22.Từ khi thành lập đên năm 1870, Quốc tế thứ nhất vừa truyền bá chủ nghĩa Mác, vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế. Qua các kì đại hội được tổ chức hàng năm, Quốc tế thứ nhất đã đấu tranh chống lại tư tưởng phi vô sản, chủ nghĩa cơ hội...
23.C.Mác đã chuẩn bị cho sự thành lập Quốc tế thứ nhất rồi đưa Quốc tế thứ nhất đấu tranh chống lại các tư tưởng sai lệch và thông qua những nghị quyết Đại hội hết sức đúng đắn (đòi ngày làm 8 giờ, thành lập công đoàn...) tiến hành những hoạt động cụ thể (vận động vô sản quốc tế ủng hộ công nhân Anh, Pháp bãi công đến thắng lợi. Mác không chỉ lãnh đạo mà còn có những đóng góp xuất sắc, giữ vững đường lối hoạt động của Quốc tế thứ nhất, kết hợp lí luận vớt thực tiễn => C.Mác còn được xem là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”).
Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học. ... trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. ... Theo cha trở lại kinh đô Huế mùa hè năm 1906, cậu bé Nguyễn Sinh Cung ... giáo Lê Thiện, người làng Phú Lương (Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế).
2.
**Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
=> Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
**Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.