Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Vì em đạt được điểm cao, bố mẹ rất vui.
b. Nghe thấy tiếng nhạc, đàn cá heo lại kéo đến.
c. Để có sức khỏe tốt, em chăm chỉ tập thể dục.
d. Để bảo vệ môi trường, chúng em tích cực phân loại rác.
a. Hoa hướng dương là loài hoa em thích nhất.
b. Những ngôi sao sáng lấp lánh trên bầu trời đêm.
c. Người dân tham gia Tết trồng cây.
d. Người gần gũi với em nhất là mẹ của em.
e. Chùm hoa phượng đỏ rực.
g. Những chú voi rất dễ thương.
Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…
Những lúc khó khăn, chúng ta cảm thấy rất ấm áp khi được bạn bè cảm thông, chia sẻ. Chúng ta cũng rất hạnh phúc khi được quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh. Đó là biểu hiện của lòng nhân hậu - một trong những truyền thống đẹp làm nên tính cách, phẩm chất của người Việt Nam.
Mình rất thích câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ" vì nó có một số hình ảnh và chi tiết mà khiến mình rất cảm động và thích thú:
- Đầu tiên là lời kể sinh động. Người kể câu chuyện đã tận dụng các từ gợi tả âm thanh, màu sắc, hình ảnh,... để tạo nên một bức tranh hết sức sống động và sinh động trong đầu người đọc hoặc nghe.
- Thứ hai là nội dung câu chuyện hấp dẫn và có yếu tố kì ảo nhưng lại nói về ước mơ của con người. Câu chuyện không chỉ đơn thuần là một kỳ quan cổ tích mà còn rút ra được những bài học ý nghĩa về sự kiên trì, dũng cảm và lòng hiếu thảo.
- Thứ ba là tính cách của nhân vật được thể hiện qua hành động, lời nói. Cô bé quàng khăn đỏ được tạo hình là một nhân vật thông minh, dũng cảm, hiếu thảo và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ" là một câu chuyện kinh điển, với các giá trị tinh thần cao được truyền tải và đem lại nhiều cảm xúc khác nhau cho người đọc hoặc người nghe. Mình rất xúc động và khâm phục trước lòng can đảm và tình yêu thương của cô bé đối với bà của mình.
a. Để chào đón các em lớp Một, chúng em đã chuẩn bị một chương trình văn nghệ đặc biệt.
b. Nhờ chăm chỉ và tự giác, Ngân được cô giáo khen.
c. Vì có kĩ thuật và sức khoẻ, hai chàng trai đã chinh phục được đỉnh núi.
d. Do mưa, quãng đường trở nên lầy lội.
e. Nhằm giúp đỡ các bạn học sinh vùng lũ, trường em đã vận động học sinh quyên góp quần áo, sách vở,.
- Lớp em cần có tủ sách vì: Hoạt động đọc sách của học sinh trong các giờ ra chơi cần được phổ biến và duy trì thường xuyên để tăng sự hiểu biết cũng như để giải trí
- Những việc cần làm để đóng góp sách: kêu gọi quyên góp sách, mỗi bạn sẽ quyên góp tùy theo số lượng và điều kiện gia đình, xin kinh phí từ nhà trường, từ phụ huynh,...
- Cách sắp xếp sách:
Tầng 1: Để sách giáo khoa, sách bài tập
Tầng 2: Để truyện, thơ,...
Tầng 3: Để sách báo, tạp chí
- Cách sử dụng sách: đọc trong giờ ra chơi, được mượn về nhà đọc
Sau cơn mưa rả rích, nước mưa vẫn còn róc rách, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu giang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạch. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo trên nên trời. Một dải mây mỏng, mềm mại như dải lụa quấn ngang các chòm núi. Dưới mặt đất, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.
- Có nghĩa giống với từ đẹp: xinh, xinh xắn, mỹ lệ, kiều diễm.
- Có nghĩa trái ngược với từ đẹp: xấu, xấu xí, khó coi.
Có nghĩa giống với đẹp là:xinh xắn,mỹ lệ,xinh xinh.
Có nghĩa trái ngược với đẹp là:xấu xí,rất xấu,xấu
1.
- Tranh 1: Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bổ nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.
- Tranh 2: Ông thường đem hết của cái trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người nghèo khổ bệnh tật ông thường cho ở nhà mình, cấp cơm cháo và chữa trị nên ai cũng trọng vọng.
- Tranh 3: Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.
- Tranh 4: Một lần, có người đến gõ cửa mời đến chữa trị cho một người đàn bà đang nguy kịch, ông bảo người đó đi ngay.
- Tranh 5: Nhưng tới cửa lại gặp sứ giả do vương sai tới mời vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Phạm Bân nói với sứ giả rằng bệnh đó không gấp, còn tính mạng của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc nên sẽ cứu họ trước rồi đến vương phủ. Quan Trung sứ lấy làm tức giận nói với Phạm Bân: “Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình sao?”. Phạm Bân cương quyết chịu tội rồi đi cứu người kia trước.
- Tranh 6: Lát sau, đến yết kiến bị vương quở trách liền bỏ mũ ra, tạ tôi. Vương vui mừng khen ông là vị lương y có đức độ
2.
Phạm Bân vốn có nghề ý gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. Ông thường đem hết của cái trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người nghèo khổ bệnh tật ông thường cho ở nhà mình, cấp cơm cháo và chữa trị nên ai cũng trọng vọng.
Một lần, có người đến gõ cửa mời đến chữa trị cho một người đàn bà đang nguy kịch, ông bảo người đó đi ngay. Nhưng tới cửa lại gặp sứ giả do vương sai tới mời vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Phạm Bân nói với sứ giả rằng bệnh đó không gấp, còn tính mạng của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc nên sẽ cứu họ trước rồi đến vương phủ. Quan Trung sứ lấy làm tức giận nói với Phạm Bân: “Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình sao?”. Phạm Bân cương quyết chịu tội rồi đi cứu người kia trước. Lát sau, đến yết kiến bị vương quở trách liền bỏ mũ ra, tạ tôi. Vương vui mừng khen ông là vị lương y có đức độ
3. Điều đáng quý nhất là tấm lòng y đức, không vì tiền tài, vật chất, địa vị mà đặt việc cứu người lên hàng đầu.