K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sự đô thị hóa nhanh chóng thật sự mang lại tiện ích và hiện đại hóa cho cuộc sống, nhưng đồng thời cũng gây ra những hậu quả đáng lo ngại. Qua quá trình phát triển đô thị, nhiều giá trị truyền thống và những mối quan hệ gắn kết trong cộng đồng có thể bị mất đi. Sự vội vã của cuộc sống đô thị cũng khiến cho con người hiếm khi dành thời gian cho những giá trị như gia đình, bạn bè, và sự bình yên trong tâm hồn. Do đó, việc cân nhắc giữa sự tiện nghi và giữ gìn những giá trị truyền thống trong cuộc sống đô thị là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự cân bằng và hạnh phúc cho mọi người.

16 tháng 3 2023

có cl

Ai cũng muốn làm điều gì đó lớn lao”, nghĩa là hiện hữu nơi trần gian, phần đa ai cũng có những mong muốn, dự định lớn lao cho tương lai tùy theo sở thích và đam mê riêng bản thân. Tuy nhiên, chính những mong muốn và dự định này đôi khi làm cho con người chỉ lo thực hiện cho bằng được mà quên đi những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Vì thế, câu nói là một lời khẳng định về giá trị của sự thành công hay một điều gì đó trong cuộc sống được thêu dệt nên bởi những điều bình thường trong cuộc sống. Sâu xa hơn, đó là một bài học để ta biết quý trọng mỗi phút giây trong hiện tại. Trong cuộc sống, ai cũng có những mơ ước. Ước mơ nào cũng đẹp. Chính vì đẹp nên người ta mới ước mơ. Chẳng có ai mơ ước những điều xấu, nếu có thì do lòng còn đầy những sân hận, những mong cầu nơi bản thân nhằm thỏa mãn cho cái tôi ham thích hưởng thụ, đang chứa đầy nơi con tim. Vì con người sinh ra tính đã thiện, nghĩa là, từ lúc con người được thụ thai trong lòng mẹ thì “tâm” đã thiện. Đó là một quy luật tất yếu dành chung cho hết thảy mọi người, ngay cả một số loài động vật cũng có tính thiện này. Do có tính thiện mà con người cũng như một số động vật luôn có xu hướng bảo vệ con cái của mình hay cùng chủng loại khỏi những sự giết hại của kẻ thù. Nhưng suy cho cùng thì ước mơ về một tương lai tốt đẹp thì ai cũng muốn. Mơ ước thì dễ nhưng để thực hiện cho được những ước mơ thì cả một chặng đường gian nan. Hạnh phúc cũng vậy, nó cũng hệ tại bởi những niềm vui góp nhặt trong đời thường. Hiểu theo chiều hướng này thì để đạt được điều lớn lao trong cuộc sống ta cũng phải biết quý trọng những thành công nhỏ trong từng ngày.

Trong cuộc sống không thể không kể đến công lao to lớn của các vị anh hùng thời xưa nhưng cũng từ đó mà mọi người quên mất ý nghĩa của những điều dù chỉ là nhỏ nhặt trong cuộc sống.Sự thành công đôi khi không đến từ sự lớn lao mà có thể xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất mà trước nay dường như chúng đều đã bỏ qua.Sự cố gắng,nỗ nực của mỗi con người không thể chỉ kể về những gì lớn lao mà họ đã làm được mà phải kể về cả nhứng cống hiến dù là nhỏ của họ đã góp phần làm vẻ vang sự nghiệp,thành công cho nước nhà.Chắc hẳn trong cuộc sống ai cũng có những ước ma mà bây giờ vẫn đang cố gắng từng ngày để hoàn thành ước mơ của mình,cần cố gằng từng chút một dể hoàn thành được ước mơ chứ không phải ngày một ngày hai làm mà  được.Mong sao rằng những điều nhỏ nhoi tưởng chừng vô hình trong cuộc sống sẽ được mọi người quan tâm đến nhiều hơn vì không làm được những điều nhỏ nhoi ấy làm sao có thể làm được những việc lớn lao trong tương lai.

chúc bn học tốt !!! yeu

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:

(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.

(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị. Chính các phương tiện truyền thông xưa nay là những người dọn sẵn những mảnh đất màu mỡ cho các loại cây "thần tượng" mọc lên. Hãy xem hội chứng “cuồng" các ngôi sao Hàn hiện nay. Đó chính là hệ quả của hàng chục kênh truyền hình, hàng chục tờ báo mạng suốt ngày cứ chiếu ra rả và viết không ngừng về những “ngôi sao", những bộ phim hay các ban nhạc xứ Hàn..

(3) Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng “hướng thượng" đó của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm.

(4) Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới. Và đó phải chăng là trách nhiệm của giáo dục, của truyền thông...? phát 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của văn bản trên. (1.0 điểm)

Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả trình bày nội dung theo cách nào? (0.5 điểm) A. Diễn dịch.C. Tổng - phân - hợp. B. Quy nạp. D. Song hành

Câu 3: Theo tác giả bài viết, điều gì đã thúc đẩy tâm lí thần tượng của tuổi trẻ? (0.5 điểm)

Câu 4: Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn văn trên. (1.0 điểm)

Câu 5: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu “Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới" thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn đó. (1.0 điểm)

Câu 6: “Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng "hướng thượng" đô của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng và phát triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm". Em có đồng ý với. quan điểm này không? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 7: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng cuông thàn tượng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. (5.0 điểm)

1
7 tháng 5 2020

1. Nghị luận

2. A

3. - Phương tiện truyền thông dọn sẵn đường

13 tháng 3 2022

Trong cuộc sống ngày nay, sự hòa bình trong cuộc sống vẫn là điều quý giá và đáng được bảo vệ. Thật vậy, đối với sự phát triển ổn định và lâu dài của một xã hội, quốc gia, nhân dân thì sự bình yên là nền tảng của hạnh phúc, là gốc rễ của sự phát triển lâu dài, thịnh vượng. Trên thực tế, cuộc sống hòa bình của Việt Nam vẫn đã và đang được duy trì tốt bởi các lực lượng cảnh sát, dân quân, bộ đội và còn bởi chính những người dân bình thường khác nữa

Hòa bình là trạng thái không có xung đột, không có chiến tranh mà là sự bình yên, ổn định, đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền vững của xã hội, đất nước. Ở Việt Nam, phần lớn tầng lớp nhân dân vẫn đang được hưởng sự bình yên và hạnh phúc đó. Trẻ em được đến trường, người lớn đi làm, nhà nhà vui vẻ, làm việc, thi đua và đóng góp cho sự phát triển đất nước. Tất cả đều bắt đầu từ sự hòa bình mà chúng ta được hưởng. Trên mảnh đất Việt Nam này, hiện nay ta không còn phải đối mặt với sự hiểm nguy của bom đạn, của sự hy sinh chết chóc nữa. Ta có thể tận hưởng sự mát mẻ của trận mưa rào ngày hè, tận hưởng tiếng chim hót sáng sớm và ngắm nhìn bông hoa mới nở. Tất cả đều là nhờ sự bình yên trong cuộc sống. Sự bình yên đó đượn gìn giữ bởi lực lượng công an, lực lượng bộ đội,... Họ đều đã và đang làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh, duy trì sự bình an trong cuộc sống, để cho cuộc sống an tâm đi làm, đi học của mọi người. Công việc của họ dù vất vả nhưng đó là nhiệm vụ giữ gìn hòa bình cao quý, dù là nơi biển xa hay trên đất liền, ở biên giới. Hiện nay, trên nhiều quốc gia vùng Trung Đông vẫn còn những trận chiến tàn khóc, những trận đánh bom kinh hoàng đe dọa đến sự hạnh phúc và cuộc sống của nhân dân. Vì thế, bảo vệ và duy trì cuộc sống hòa bình là trách nhiệm và bổn phận của bất cứ của mọi nhân dân trên hành tinh này. 

Tóm lại, cuộc sống hòa bình là điều quý giá bậc nhất trên thế gian này. Chúng ta cần hành động vì một cuộc sống hòa bình trên thế gian này. 

 

 

13 tháng 3 2022

ghi "Tham khảo" vào nha em.

2 tháng 4 2021

tham khảo

Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói luôn là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “ Lời nói là vàng” và lời khuyên; “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. “Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người, lời nói không phải mua bán mới có được, điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xược là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị người khac coi thường…Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu: “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là dùng lời lẽ hoa mĩ để nịnh bợ, khoác lác. Điều quan trọng là thái độ chân thành ta đặt trong lời nói. Lời hay, ý đẹp sẽ tạo nên sự tin cậy, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lời nói tuy “không mất tiền mua”, nhưng lựa được lời hay, ý tốt để giao tiếp không phải là dễ mà phải học tập rèn luyện kiến thức ngôn ngữ và ý thức mới có được.

2 tháng 4 2021

tham khảo

Vậy trước hết ta cần phải hiểu được khái niệm “tế nhị” và” tôn trọng”. Tế nhị là một cách ứng xử tỏ ra khéo léo, nhã nhặn, nọi hàm kín kẽ trong quan hệ đối xử biết nghĩ đến những điểm nhỏ thương bị dễ bỏ qua. Tế nhị là phong thái mà mỗi người trong thời đại ngày nay cần có. Hơn nữa tôn trọng là một thái độ đánh giá cao và cho là không vi phạm hay xúc phạm đối với người giao tiếp. Tính e dè là một tính cách bình thường của con người là chất liệu tạo thành tính tế nhị. Tôn trọng nhau là biết coi trọng sự sống của người khác không còn phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ, sang giàu hay nghèo hèn, nông thôn hay thành thị, tôn giáo hay dân tộc. Dù là một em bé hay người lớn hơn, tế nhị và tôn trọng vẫn là cách sống đặt hàng đầu. Sống là thường xuyên giao tiếp với người khác nên để có kết quả tốt đẹp khi giao tiếp, mỗi chúng ta nên rèn luyện đức tính đó

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có...
Đọc tiếp

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:

  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."

Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?

Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?

Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi

0
26 tháng 4 2021

Trong cuộc sống, kẻ thù lớn nhất đối với mỗi chúng ta đó là sự lười biếng. Thật vậy, sự lười biếng biểu hiện bằng việc con người không chịu động chân, động tay, động não hay bắt tay vào làm bất cứ việc gì trong cuộc sống của mình.Vậy nên, tác hại đầu tiên mà sự lười biếng đem đến đó là sự ì ạch, chậm trễ trong công việc. Con người lười biếng sẽ trì hoãn công việc đến khi nào có thể, hậu quả là công việc chẳng bao giờ được hoàn thành trong tâm thế chủ động, được hoàn thành tốt và trau chuốt. Như vậy thì kết quả sản phẩm cũng thấp. Thứ hai, sự lười biếng sẽ dẫn đến sự ì ạch, chậm chạp trong trí tuệ.Người thường xuyên lao động và làm việc sẽ có khả năng phản ứng với những tình huống khác nhau trong cuộc sống dễ dàng và nhạy bén hơn. Ngược lại, kẻ lười biếng sẽ luôn đi chậm sau người khác, khó mà làm nên được thành tựu gì. Cuối cùng, sự lười biếng sẽ dẫn đến thất bại. Lỗ Tấn từng nói "Trên con đường của người thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng". Lười biếng thì làm sao có thể làm việc bằng cả tâm huyết của mình để mà cố gắng và đạt được thành công. Đồng thời, lười biếng cũng sẽ suy giảm ý chí và nhiệt huyết, con người sẽ khó có được sức mạnh đi lên. Tóm lại, sự lười biếng chính là kẻ thù và là chướng ngại vật do chính chúng ta tạo ra trên con đường tiến tới thành công của mình.

  • Tham khảo trên Internet.

Cuộc sống hiện đại ngày nay với sự bùng nổ của nền công nghệ 4.0 đã giúp cho cuộc sống của chúng ta càng ngày thuận tiện và dễ dàng hơn nhưng nó cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường, và một trong số đó là căn bệnh Lười biếng. Do quá ỷ lại vào sự hỗ trợ của máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại hoặc do bản tính thích hưởng thụ nhưng không muốn làm gì cả mà con người đã trở nên lười từ lúc nào không hay. Lười biếng tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau và ở nhiều người, lâu dần không thay đổi, sẽ trở thành một căn bệnh khó chữa. Có người mắc thói lười học, có người lười suy nghĩ, lười làm việc, thậm chí lười biếng ngay cả trong những công việc vệ sinh cá nhân, lười vận động rèn luyện thể thao, lười ăn, lười ra ngoài,... Những người mắc bệnh lười thường là những người vô cùng thụ động, dễ dàng đầu hàng trước những khó khăn thử thách, không chịu cố gắng vươn lên, lười biếng từ những việc nhỏ nhặt nhất, dần dần sẽ trở thành những con người thất bại một cách thảm hại. Nói đến đây, hẳn là bạn vẫn còn nhớ đến câu chuyện cười Há miệng chờ sung với nhân vật anh lười "không cha không mẹ, không chịu học hành làm lụng việc gì, hằng ngày anh ta chỉ có công việc duy nhất là nằm dưới gốc cây sung há miệng chờ sung rụng vô miệng thì ăn. Ngày này qua ngày khác, anh ta chờ mãi nhưng vẫn không quả sung nào rụng trúng miệng. Một lần có người đi qua, anh ta gọi lại nhờ nhặt giùm quả sung vào miệng nhưng thật không may cho anh ta, gặp phải đúng anh chàng cũng lười y hệt mình. Anh kia bèn lấy chân, gắp quả sung bỏ vào miệng anh chờ sung khiến anh chàng bực mình phải gắt lên: - Người đâu mà lại lười thế!". Tác giả dân gian đã rất khéo léo mượn tiếng cười và xây dựng tình huống thú vị để phê phán những hạng người có sức vóc, có đầu óc minh mẫn nhưng lại lười biếng, chỉ muốn chực chờ ăn sẵn, những người như vậy sớm muộn gì cũng chuốc lấy những thất bại mà thôi. Vậy nên, chúng ta nhất là những người trẻ là những người có sức khỏe, có tài năng, trí tuệ và trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ đang sôi trào mãnh liệt, không bao giờ được cho phép bản thân lười biếng mà phải luôn chăm chỉ, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để trở thành những người có ích, cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất.