Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm là vì: * Có thế mạnh lâu dài: - Nguồn lao động dồi dào: ... + Giá nhân công rẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực, là điều kiện thuận lợi cho việc hạ giá thành sản phẩm và tham gia lao động gia công hàng xuất khẩu.
Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Có thế mạnh lâu dài. B. Đóng góp ít trong cơ cấu thu nhập quốc dân.
C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao. D. Tác động đến các ngành khác
(Đóng góp ít trong cơ cấu thu nhập quốc dân không đúng khi nói về ngành công nghiệp trọng điểm. Ngành công nghiệp trọng điểm thường đóng góp một phần lớn vào cơ cấu thu nhập quốc dân. Nó tạo ra nhiều việc làm, thu hút đầu tư và đóng góp vào GDP của quốc gia.)
Tham khảo
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì: ... + Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp. + Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).
Tham khảo :
a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.
+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.
+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).
- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.
+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:
+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.
+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.
b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:
-Về mặt kinh tế:
+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.
+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.
c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.
- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.
Ngành công nghiệp trọng điểm nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá tri sản xuất công nghiệp ở nước ta:
a. Chế biến lương thực, thực phẩm
b. Hóa chất
c. Khai thác nhiên liệu
d. Vật liệu xây dựng
Câu 1:
Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm và tình hình phát triển của chúng:
1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đã đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong GDP và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, ô tô, máy móc, dệt may, gỗ và nông nghiệp chế biến đã phát triển mạnh mẽ.
2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành này với các dự án khai thác dầu khí và mỏ gas, cũng như phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời.
3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhà ở và các dự án đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của ngành này.
4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn thực phẩm cho dân số. Sản xuất lương thực, chế biến thủy sản, chế biến gia cầm và sản xuất đường là những ngành được đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm không đồng đều giữa các khu vực và kinh đô thị của Việt Nam. Các thành phố lớn và khu vực ven biển thường có sự tập trung cao hơn các vùng nông thôn hay khu vực nội địa. Đồng thời, việc hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm vẫn được chính phủ Việt Nam quan tâm và thúc đẩy để đạt được sự cân bằng phát triển kinh tế và xã hội.
Câu 2:
Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam:
1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành điện tử và viễn thông.
- Ngành ô tô và xe máy.
- Ngành máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Ngành dệt may và da giày.
- Ngành gỗ và sản phẩm gỗ.
2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành khai thác dầu khí và mỏ gas.
- Ngành điện lực và nhiệt điện.
- Ngành năng lượng tái tạo (điện gió, năng lượng mặt trời).
3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Ngành bất động sản và quản lý nhà ở.
4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm.
- Ngành chế biến thủy sản.
- Ngành chế biến gia cầm.
- Ngành sản xuất đường.
5. Ngành công nghiệp hóa chất:
- Ngành sản xuất phân bón và hóa chất công nghiệp.
- Ngành sản xuất sơn và chất tẩy rửa.
6. Ngành công nghiệp điện tử và tin học:
- Ngành sản xuất linh kiện điện tử.
- Ngành sản xuất máy tính và thiết bị viễn thông.
- Công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta : công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử
-Ngành công nghiệp trọng điểm của một quốc gia là ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp, có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - môi trường, đồng thời có ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác.
-Ở Việt Nam có thể kể đến một số ngành công nghiệp trọng điểm hiện nay như:Công nghiệp hóa chất, phân bón, cao su.Công nghiệp năng lượng.Dệt may.Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.Công nghiệp cơ khí, điện tửCông nghiệp dầu khíCông nghiệp khai thác khoáng sản.
4 a) Ngành có thế mạnh lâu dài
* Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú
- Nguyên liệu từ ngành trồng trọt:
+ Lúa: diện tích hơn 7,3 triệu ha (năm 2005), sản lượng khoảng 36 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp xay xát.
+ Cây công nghiệp (lâu năm và hàng năm): Mía: 28 - 30 vạn ha; chè: 10 - 12 vạn ha; cà phê: gần 50 vạn ha. Đây là nguồn nguyên liệu tại chỗcho công nghiệp mía đường, chế biến chè, cà phê,...
+ Rau (trên 500 nghìn ha), đậu các loại (trên 200 nghìn ha), cây ăn quả, là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, hoa quả.
- Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi:
+ Chăn nuôi lấy thịt: lợn (hơn 27 triệu con, năm 2005); gia cầm: khoảng 220 triệu con; bò: 5,5 triệu con,...
+ Chăn nuôi lấy trứng, sữa (gia cầm, bò).
+ Là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi.
- Nguyên liệu từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:
+ Diện tích mặt nước rộng, có thể nuôi nhiều loại thủy sản.
+ Đường bờ biển dài (3.260km) với nhiều bãi cá, bãi tôm.
+ Sản lượng thủy sản khai thác đạt: 1.987,9 nghìn tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng: 1.478,0 nghìn tấn (năm 2005).
+ Là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thủy, hải sản.
* Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Nhu cầu về các sản phẩm của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở các nước ngày càng tăng, đã thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp này.
- Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, điều, rau quả chế biến, cá tôm đông lạnh,... của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường thế giới và khu vực. Thị trường này rất rộng lớn, đa dạng, tạo điều kiện đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
* Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển khá mạnh
- Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ra đời từ lâu và đã có cơ sở sản xuất nhất định.
- Các nhà máy, xí nghiệp lớn tập trung ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) hoặc ở các vùng nguyên liệu.
b) Mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Hiệu quả kinh tế của ngành này thể hiện ở chỗ:
+ Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước.
+ Sản lượng một số sản phẩm chính: khoảng 39 triệu tấn gạo, ngô/năm; khoảng 1 triệu tấn đường/năm; 12 vạn tấn chè (búp khô); 80 vạn tấn cà phê nhân; 160 - 220 triệu lít rượu, 1,3 - 1,4 tỉ lít bia; 300 - 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát; 190 - 200 triệu lít nước mắm,...
+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
-Giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi.
c) Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
-Đối với các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), ngư nghiệp.
-Đối với các ngành khác (dịch vụ,...).
2
a) Thế mạnh lâu dài:
- Nguồn năng lượng phong phú:
+ Than trữ lượng lớn, tập trung ở Quảng Ninh…
+ Dầu, khí trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa phía Nam.
+ Tiềm năng thuỷ điện lớn (hơn 30 triệu kw), tập trung trên hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
+ Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời…
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu ngày càng tăng.
b) Mang lại hiệu quả cao:
- Đã và đang hình thành mạng lưới các nhà máy điện cùng với hệ thống đường dây tải điện cao áp 500 kv.
- Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.
- Phục vụ các ngành kinh tế và đời sống của người dân.
c) Tác động đến các ngành kinh tế khác:
- Phát triển điện lực đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH.