K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2021

ghĩa khác nhau của danh từ cổ:

Nghĩa 1: Bộ phận của cơ thể nối đầu với thânVí dụ: Tiện đây anh nắm cổ tay/ Anh hỏi câu này có lấy anh không?Nghĩa 2: Sự cứng cỏi không chịu thuyết phụcVí dụ: Tôi nói anh ấy không chịu thay đổi, cứng đầu cứng cổ lắmNghĩa 3: Bộ phận co lại ở phần đầu của một số đồ vật (cổ chai)Ví dụ: Cổ chai này bé quáNghĩa 4: Bộ phận của áo hoặc giàyVí dụ: Chiếc cổ áo này bị bẩn rồi
3 tháng 12 2018

Nghĩa của từ “cổ”:

     + Bộ phận của cơ thể nơi nối đầu với thân

     + Bộ phận của áo, nơi có ve áo

     + Cổ chân, cổ tay

     + Bộ phận của chai, lọ có phần hình trụ giống cái cổ

→ Từ nghĩa gốc cơ sở từ “cổ”được chuyển sang nhiều nghĩa khác nhau.

Đồng âm với từ cổ:

     + Cổ: cũ, xưa cũ ( cổ điển, nhạc cổ, nhà cổ…)

     + Cổ: Căn bệnh thuộc tứ chứng nan y, rất khó chữa ( phong, lao, cổ, lai)

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
19 tháng 7 2019

Bài 1.

a. 

- Cổ: 1 bộ phận của cơ thể (cái cổ)

- Cổ: xưa cũ (cổ truyền, cổ hủ, cổ lỗ,...)

b. Từ đồng âm: "Cổ cò" và "cổ truyền". Đồng âm với nhau nhưng khác xa nhau về nghĩa.

Bài 2.

- "thu" 1 là danh từ. "Thu" chỉ 1 trong 4 mùa trong năm.

- "thu" 2 là động từ. "Thu" chỉ hành động gom, nhặt, tập hợp thứ gì đó lại.

=> đây là hiện tượng đồng âm.

- 3 từ đồng nghĩa với "thu" 2: thu âm, thu nhặt, thu lượm

1 tháng 11 2016

a)

- Nghĩa của mỗi từ lồng:

+ loonhg : sự đan xen ( che chở ) giữa vật với vật

+ lồng : Đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác, dùng để nhốt chim, gà,…

+ lồng : Nói ngựa, trâu vùng lên hoặc chạy xông xáo;

b)

Nghĩa của hai từ lồng trên không có liên hệ gì với nhau. Đây là hiện tượng đồng âm: là hiện tượng các từ giống hệt nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.

c) Căn cứ vào ngữ cảnh , quan hệ của từ với các từ còn lại trong câu

d)Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

1 tháng 11 2016

a) -Lồng (1) : tầng lớp , đan cài, quấn quýt

-Lồng (2): Hoạt động của con vật đang đứng im bỗng nhảy dựng lên rất khó kìm giữ. (Động từ)
-Lồng (3): Chỉ đồ vật làm bằng tre, kim loại dùng để nhốt vật vật nuôi. (Danh từ)
b) c) *So sánh:
- Phát âm :giống nhau.
- Nghĩa: khác nhau không liên quan đến nhau.
d) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

4 tháng 11 2016

a ) Lồng : sự đan xen giữa vật vs vật

Lồng : đồ đan bg tre , nứa hoặc vật liệu khác , dùng để nhốt vịt , gà , ...

Lồng : Ns ngựa vùng lên hoặc chạy xông xáo

b) Nghĩa của ba từ lồng trên ko có liên hệ j vs nhau . Đây là hiện tượng đồng âm : là hiện tượng có từ giống hệt nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau , k liên wan j tới nhau

c) Căn cứ vào ngữ cảnh , wan hệ của từ vs các từ còn lại trog câu

d) Từ đồng âm là nhưng từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau , đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

 

8 tháng 11 2016

(1) _ " lồng 1 " : đan xen vào nhau

(2) _ " lồng 2 " : vật đc đan bằng tre nứa hoặc lm bằng sắt dùng để nhốt chim , gà ,...

(3) _ " lồng 3 " : cuồng lên

=> Những từ nghĩa khác nhau , ko liên quan đến nhau

=> Giống nhau về âm thanh .

8 tháng 11 2016

b ) chung co tieng giong nhau nhung lai khac nghia

con cau a ) bn Nguyen Phuong Thao tra loi zoi haha

21 tháng 2 2020

1. Qua câu tục ngữ, nhân dân khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố theo thứ tự: nước – phân – cần – giống. Đối với nông nghiệp trồng lúa nước, yếu tố quan trọng hàng đầu tất nhiên là nước. 

Kết cấu: song hành, các vế tương đồng.

Nhịp điệu: 2/2/2/2.

Cách lập luận: theo thứ tự quan trọng của các yếu tố trong công việc trồng lúa.

2. D

14 tháng 11 2016

 

a) lồng1:lồng lên,Đan xen vào nhau

Lông 2:đồ dùng Đan bằng tre dùng để nhốt chim

Lồng 3: hành động của con ngựa

b )nghĩa của các từ lồng trên không liên quan đến nhau

C) Căn cứ vào ngữ cảnh nói

D) từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa của chúng khác xa nhau,không liên quan tới nhau.

Chúc bn học tốt:))))

 

16 tháng 11 2016

a) - Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

Lồng trong câu:

+ Là động từ

+ Chỉ hoạt động cất vó lên cao với một sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ. -

- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

Lồng trong câu:

+ Là danh từ

+ Chỉ đồ vật đan thưa bằng tre, nứa, nhựa, sắt để nhốt chim hoặc gà, vịt, cá.

- Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

+ Lồng vào, đan xen vào nhau

b) Nghĩa ba từ "lồng" trên không liên quan gì với nhau, chúng còn khác nhau về mặt từ loại.

c) Chúng ta phân biệt được ý nghĩa của từ lồng ở hai câu trên là dựa vào mối quan hệ với các từ khác ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.

d) Từ đông âm là hiện tượng các từ giống hệt nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau


 

 


 

7 tháng 8 2018

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Code : Breacker

1/ Trong câu "Sáng nay, Nam nhặt được bao nhiêu châu chấu ?" , đại từ bao nhiêu dùng để :A. Hỏi về số lượngB. Hỏi về vật, ngườiC.Trỏ số lượng D. hỏi về hoạt động, tính chất2/ hình ảnh con cò có ý nghĩa gì trong ca dao ?A. Sự nhỏ bé, cô đơnB. sự trong trắngC. thân phận thấp hènD. sự tội nghiệp3/ Từ "cổ" trong từ nào sau đây đồng âm với từ "cổ " trong những từ còn lại ?A. cổ...
Đọc tiếp

1/ Trong câu "Sáng nay, Nam nhặt được bao nhiêu châu chấu ?" , đại từ bao nhiêu dùng để :

A. Hỏi về số lượng

B. Hỏi về vật, người

C.Trỏ số lượng

D. hỏi về hoạt động, tính chất

2/ hình ảnh con cò có ý nghĩa gì trong ca dao ?

A. Sự nhỏ bé, cô đơn

B. sự trong trắng

C. thân phận thấp hèn

D. sự tội nghiệp

3/ Từ "cổ" trong từ nào sau đây đồng âm với từ "cổ " trong những từ còn lại ?

A. cổ tích C. cổ kính

B. cổ thụ D. cổ tay

4/ những hình ảnh đứng sau từ " thân em" được sử dụng biện pháp tu từ nào ?

A. ẩn dụ

B. so sánh

C. hoán dụ

D. nhân hóa

5/ cách nào diễn đạt dùng cho ý câu văn sau ?

A. em tôi thông minh và lười

B. em tôi thông minh nhưng lười

C. em tôi lười cho dù rất thông minh

D. em tôi lười vì thông minh

-các bạn giúp mk với nha !hahamình đang cần gấp lắm khocroi-

6
27 tháng 11 2016

1/ Trong câu "Sáng nay, Nam nhặt được bao nhiêu châu chấu ?" , đại từ bao nhiêu dùng để :

A. Hỏi về số lượng

B. Hỏi về vật, người

C.Trỏ số lượng

D. hỏi về hoạt động, tính chất

2/ hình ảnh con cò có ý nghĩa gì trong ca dao ?

A. Sự nhỏ bé, cô đơn

B. sự trong trắng

C. thân phận thấp hèn

D. sự tội nghiệp

3/ Từ "cổ" trong từ nào sau đây đồng âm với từ "cổ " trong những từ còn lại ?

A. cổ tích C. cổ kính

B. cổ thụ D. cổ tay

4/ những hình ảnh đứng sau từ " thân em" được sử dụng biện pháp tu từ nào ?

A. ẩn dụ

B. so sánh

C. hoán dụ

D. nhân hóa

5/ cách nào diễn đạt dùng cho ý câu văn sau ?

A. em tôi thông minh và lười

B. em tôi thông minh nhưng lười

C. em tôi lười cho dù rất thông minh

D. em tôi lười vì thông minh

Chúc bn hc tốt!

27 tháng 11 2016

1.

A:hỏi về số lượng

2.

C:thân phận thấp hèn

3.

D:Cổ tay

4.

B:so sánh

5

B: em tôi thông minh nhưng lười