(0.5 điểm)

Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.<...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(0.5 điểm)

Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Bài đọc:

​TỐNG BIỆT HÀNH

Đưa người, ta không đưa qua sông,

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Đưa người ta chỉ đưa người ấy

Một giã gia đình, một dửng dưng...

 

- Li khách! Li khách! Con đường nhỏ,

Chí nhớn chưa về bàn tay không,

Thì không bao giờ nói trở lại!

Ba năm mẹ già cũng đừng mong!

 

Ta biết người buồn chiều hôm trước:

Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,

Một chị, hai chị cũng như sen

Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.

 

Ta biết người buồn sáng hôm nay:

Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay,

Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc

Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...

 

Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!

Mẹ thà coi như chiếc lá bay,

Chị thà coi như là hạt bụi,

Em thà coi như hơi rượu say.

(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932 – 1941), NXB Văn học, Hà Nội, 2007, tr. 280 – 281)

*Giới thiệu: Thâm Tâm (1917 – 1950), tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Trình, sinh tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương, là một trong những gương mặt của phong trào Thơ mới 1932 – 1945. Ông nổi tiếng với bài thơ “Tống biệt hành”.

0
I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:             Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó.

            Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có cả dinh thự lộng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng. Không chịu được sự “bất công” đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai…

            Chính lòng đố kị đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại.

            Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

(Trích Về những câu chuyện ngụ ngôn, nguồn Internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả ngụ ngôn lại cho rằng: mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó. (0.5 điểm)

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục? (1.0 điểm)

Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì tâm đắc nhất từ đoạn ngữ liệu trên? Vì sao? (1.0 điểm)

8
20 tháng 5 2021

hhj

 

1 tháng 2 2024

Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.

(0.5 điểm) Xác định ngôi kể của người kể chuyện. Bài đọc: SAO SÁNG LẤP LÁNH Nguyễn Thị Ấm        Đó là năm 1972.        Tiểu đội trinh sát của tôi được bổ sung một lính mới, rất trẻ, vừa tròn mười tám tuổi. Cậu ta tên là Minh, người Hà Nội. Tuổi trẻ mà, chúng tôi quý nhau ngay như anh em ruột thịt. Một đêm mưa rừng, cánh lính trẻ chúng tôi mắc võng nằm tán gẫu…...
Đọc tiếp

(0.5 điểm)

Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Bài đọc:

SAO SÁNG LẤP LÁNH

Nguyễn Thị Ấm

       Đó là năm 1972.

       Tiểu đội trinh sát của tôi được bổ sung một lính mới, rất trẻ, vừa tròn mười tám tuổi. Cậu ta tên là Minh, người Hà Nội. Tuổi trẻ mà, chúng tôi quý nhau ngay như anh em ruột thịt. Một đêm mưa rừng, cánh lính trẻ chúng tôi mắc võng nằm tán gẫu… Tôi lấy tấm hình vợ chưa cưới của mình ra cho đồng đội xem. Đến lượt Minh, cậu ta cầm tấm ảnh trên tay bỗng cười cười cất tiếng:

       – Vợ chưa cưới của tiểu đội trưởng rất đẹp… Nhưng chưa đẹp bằng người yêu của em.

       Cả tiểu đội nhao nhao:

       – Ảnh đâu!… Đưa ra đây xem nào?

       Minh gãi đầu buồn bã:

       – Các vị quên à?… Trước khi đi B, cấp trên chẳng thu hết các giấy tờ, các tấm ảnh của người thân rồi còn gì.

       – Sao mày không cố giấu lấy tấm hình của người yêu?

       – Ngày đó không biết, nghe lời cấp trên mới ngốc chứ.

       – Người yêu làm nghề gì?

       – Học sinh trường múa Việt Nam.

       – Trời!

       Tất cả trầm trồ xuýt xoa. Bởi chắc chắn rằng học sinh trường múa phải đẹp hớp hồn. Có tiếng nói lại vang lên:

       – Tên là gì?

       – Tên là Hạnh.

       – Làm quen… Và yêu như thế nào, kể cho bọn tao nghe đi.

       Minh lại cười cười.

       – Ờ thì kể. Nhưng cấm mọi người được cười đấy.

       Rồi cậu ta nhìn vào ngọn lửa bập bùng cất tiếng nói: “Hồi còn đóng quân ở gần Hà Nội, có một hôm, tớ được tranh thủ về thăm nhà. Bước chân lên chuyến xe buýt Cầu Giấy – Bờ Hồ, tớ vô tình đứng sau một cô gái mặc áo hoa. Tò mò muốn xem cô có đẹp không, nên tớ cố len lên. Chưa kịp nhìn đã va phải cô ấy. Cô gái lườm rồi đứng tránh ra. Tớ ngượng quá, ấp úng:

       – Xin lỗi!… Tôi không có tiền mua vé. Bạn có thể mua giùm tôi được không?

       Cô gái nhìn nghi ngờ. Anh bán vé tiến lại. Cô lấy tiền mua hai chiếc vé. Rồi đưa cho tớ một chiếc nhưng không nói một lời. Tớ vẫn đứng như trời trồng, thỉnh thoảng lại nhìn trộm… Một cô gái mắt to và sáng lấp lánh như sao. Xe đỗ cạnh Bờ Hồ. Cô gái bước xuống. Không hiểu sao tớ cũng bị bước theo như sắt gặp nam châm. Tớ đi sau cô khoảng mười lăm bước chân. Cô gái rẽ trái, tớ cũng rẽ trái. Cô rẽ phải, tớ cũng rẽ phải. Bỗng cô gái quay lại, cất tiếng:

       – Anh bộ đội… Tại sao anh lại đi theo em?

       Tớ cười, gãi đầu, ấp úng:

       – Tôi… tôi… muốn biết nhà… để trả tiền.

       Cô gái cười giòn:

       – Không… không phải trả tiền đâu.

       Rồi cô chạy vụt vào sau một cái cổng sắt. Mặt tớ đỏ bừng, bước đi như người say rượu.

       Chiều hôm sau, tớ quay lại để trả tiền vé xe buýt. Gặp cô gái, tớ liều lĩnh mời cô đi xem phim. Cô đã nhận lời… Và chúng tớ yêu nhau…”.

       Đêm đó, khi cơn mưa rừng vừa tạnh, những người lính chúng tôi cứ nhìn những vì sao lấp lánh trên bầu trời... mà không ngủ được.

       Sáu tháng sau, một đêm tháng Mười, tôi và Minh được phái đi trinh sát cảng Cửa Việt. Sau ba tiếng đồng hồ tiếp cận mục tiêu, hai đứa rút ra ngoài. Ba giờ sáng, chúng tôi cố gắng băng ngang qua những đồi cát trắng mênh mông để trở về cứ. Bỗng một loạt pháo dàn từ biển bắn vào. Tôi bò xoài lăn mình trên cát để tránh. Sau loạt đạn, tôi chồm dậy cất tiếng gọi. Không có tiếng trả lời. Tôi vùng dậy chạy ngay đến chỗ Minh. Cậu ta nằm úp sấp. Một mảnh pháo đã cắm vào ổ bụng. Máu trào qua lớp áo. Tôi băng bó rồi cõng Minh đi thật nhanh. Máu từ vết thương trào ra thấm ướt lưng tôi rồi nhễu xuống cát trắng. Bỗng Minh tỉnh lại thều thào:

       – Anh!… Để em xuống đi… Em không sống được nữa đâu.

       Tôi khẽ đặt Minh nằm xuống đồi cát. Minh nhìn tôi, giọng đứt đoạn:

       – Anh chôn em tại đây… Cố về đơn vị nhanh kẻo trời sáng.

       Gió biển thổi vù vù. Người Minh lạnh toát. Tôi nắm lấy tay Minh cuống cuồng:

       – Thế!… Thế! Em có nhắn gì cho Hạnh?

       Minh cố cười:

       – Chuyện… chuyện đó em tưởng tượng đấy! Em chưa được cô gái nào yêu cả. Cũng tại em mồ côi cha mẹ nên không còn người thân nào hết…

       Nước mắt tôi trào ra. Bỗng Minh lại lên tiếng:

       – Em có một lá thư… ở trong túi áo ngực. Bao giờ hoà bình, anh đem bỏ vào thùng thư hộ em…

       Một cơn gió thổi đến. Người đồng đội của tôi theo gió ra đi. Tôi sờ túi áo ngực của Minh, thấy một mảnh giấy gấp làm tư. Tôi vội vã bấm đèn pin để đọc. Trong tờ giấy chỉ có mỗi một dòng chữ liêu xiêu: “Hạnh ơi!… Anh cô đơn lắm…”. Và kí tên.

       Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi theo đoàn quân ào ạt tiến về giải phóng Sài Gòn. Năm giờ chiều, thành phố tràn ngập cờ hoa. Tôi thẫn thờ ra chợ mua một cái phong bì. Rồi bỏ lá thư bị vương máu vào trong. Bên ngoài bì thư tôi viết: Gửi Hạnh – Học sinh trường múa Việt Nam – Khu Cầu Giấy, Hà Nội.

       Những người lính trong tiểu đội của tôi tin rằng… lá thư đó đã đến tay cô gái có đôi mắt như vì sao sáng lấp lánh.

 

(Theo isach.infor)

* Tác giả, tác phẩm

Nhà văn Nguyễn Thị Ấm, quê ở Long An, sinh sống, làm việc và viết văn tại Hà Nội. Đây là một trong những cây bút nữ tiêu biểu xuất hiện trong giai đoạn đổi mới của nền văn học Việt Nam (1986). Một số truyện ngắn của Nguyễn Thị Ấm: Giấc ngủ nơi trần thế, Sao sáng lấp lánh, Người đến từ phía cánh rừng, Tự do cho một kiếp người,…

0
15 tháng 5 2021

Câu 1

Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em có rất nhiều suy nghĩ về ý nghĩa của sống hữu ích trong cuộc đời mỗi con người. Vậy sống hữu ích là gì? Đó là lối sống tích cực, luôn mang lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Người sống hữu ích sẽ được mọi người yêu mến và ngợi ca. Thực tế cho thấy có rất nhiều người có phong cách sống này. Tiêu biểu Nick Vujicik, dù là người khuyết tật, những tưởng anh sẽ chẳng thể sống có ích, đem lại nhiều điều cho cuộc sống. Nhưng không, anh đã cảm hóa được rất nhiều người có hoàn cảnh như anh. Hơn hết, anh còn khơi gợi lên những giá trị vô cùng tốt đẹp đến với thế giới này. Thật vậy, sống có ích không chỉ giúp tâm hồn bạn được rộng mở mà nó còn giúp bạn có cái nhìn thiện cảm với đời hơn. Chưa dừng lại ở đó, sống hữu ích còn là một trong những lối sống được mọi người ưa chuộng, làm theo. Tuy nhiên, cạnh bên những người sống có ích vẫn còn có những người sống chỉ biết nghĩ đến bản thân, không biết san sẻ hạnh phúc của mình cho người khác. Nhưng ta cũng không thể sống tốt đẹp với những kẻ bần tiện, vô lương tâm. Thật vậy, mỗi chúng ta hãy sống tốt, sống luôn tỏa hương thơm ngát cho đời. Đừng sống vị kỉ và xấu xa.

15 tháng 5 2021

Câu 2:

– Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong di sản văn học của Người, thơ ca là mảng sáng tác rất có giá trị, trong đó có thể kể đến tập thơ “Nhật kí trong tù”được sáng tác trong những ngày Người bị giam giữ ở các nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây. Chiều tối (Mộ -1942) là bài thơ được trích từ tập thơ này.

– Tố Hữu là nhà cách mạng, cũng là nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu nhất của nền thơ ca cách mạng. Sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp thơ ca của ông. Từ ấy (1938) là bài thơ hay được trích trong tập thơ cùng tên ghi lại thời khắc đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và nghệ thuật của Tố Hữu khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tìm thấy con đường đi cho cuộc đời mình và thơ ca.

– Cả hai bài thơ đều hướng tới khắc họa vẻ đẹp trong tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.

(0.5 điểm) Hình ảnh nào của nhân vật Hạnh để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho Minh và đồng đội của anh? Bài đọc: SAO SÁNG LẤP LÁNH Nguyễn Thị Ấm        Đó là năm 1972.        Tiểu đội trinh sát của tôi được bổ sung một lính mới, rất trẻ, vừa tròn mười tám tuổi. Cậu ta tên là Minh, người Hà Nội. Tuổi trẻ mà, chúng tôi quý nhau ngay như anh em ruột thịt. Một đêm mưa...
Đọc tiếp

(0.5 điểm)

Hình ảnh nào của nhân vật Hạnh để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho Minh và đồng đội của anh?

Bài đọc:

SAO SÁNG LẤP LÁNH

Nguyễn Thị Ấm

       Đó là năm 1972.

       Tiểu đội trinh sát của tôi được bổ sung một lính mới, rất trẻ, vừa tròn mười tám tuổi. Cậu ta tên là Minh, người Hà Nội. Tuổi trẻ mà, chúng tôi quý nhau ngay như anh em ruột thịt. Một đêm mưa rừng, cánh lính trẻ chúng tôi mắc võng nằm tán gẫu… Tôi lấy tấm hình vợ chưa cưới của mình ra cho đồng đội xem. Đến lượt Minh, cậu ta cầm tấm ảnh trên tay bỗng cười cười cất tiếng:

       – Vợ chưa cưới của tiểu đội trưởng rất đẹp… Nhưng chưa đẹp bằng người yêu của em.

       Cả tiểu đội nhao nhao:

       – Ảnh đâu!… Đưa ra đây xem nào?

       Minh gãi đầu buồn bã:

       – Các vị quên à?… Trước khi đi B, cấp trên chẳng thu hết các giấy tờ, các tấm ảnh của người thân rồi còn gì.

       – Sao mày không cố giấu lấy tấm hình của người yêu?

       – Ngày đó không biết, nghe lời cấp trên mới ngốc chứ.

       – Người yêu làm nghề gì?

       – Học sinh trường múa Việt Nam.

       – Trời!

       Tất cả trầm trồ xuýt xoa. Bởi chắc chắn rằng học sinh trường múa phải đẹp hớp hồn. Có tiếng nói lại vang lên:

       – Tên là gì?

       – Tên là Hạnh.

       – Làm quen… Và yêu như thế nào, kể cho bọn tao nghe đi.

       Minh lại cười cười.

       – Ờ thì kể. Nhưng cấm mọi người được cười đấy.

       Rồi cậu ta nhìn vào ngọn lửa bập bùng cất tiếng nói: “Hồi còn đóng quân ở gần Hà Nội, có một hôm, tớ được tranh thủ về thăm nhà. Bước chân lên chuyến xe buýt Cầu Giấy – Bờ Hồ, tớ vô tình đứng sau một cô gái mặc áo hoa. Tò mò muốn xem cô có đẹp không, nên tớ cố len lên. Chưa kịp nhìn đã va phải cô ấy. Cô gái lườm rồi đứng tránh ra. Tớ ngượng quá, ấp úng:

       – Xin lỗi!… Tôi không có tiền mua vé. Bạn có thể mua giùm tôi được không?

       Cô gái nhìn nghi ngờ. Anh bán vé tiến lại. Cô lấy tiền mua hai chiếc vé. Rồi đưa cho tớ một chiếc nhưng không nói một lời. Tớ vẫn đứng như trời trồng, thỉnh thoảng lại nhìn trộm… Một cô gái mắt to và sáng lấp lánh như sao. Xe đỗ cạnh Bờ Hồ. Cô gái bước xuống. Không hiểu sao tớ cũng bị bước theo như sắt gặp nam châm. Tớ đi sau cô khoảng mười lăm bước chân. Cô gái rẽ trái, tớ cũng rẽ trái. Cô rẽ phải, tớ cũng rẽ phải. Bỗng cô gái quay lại, cất tiếng:

       – Anh bộ đội… Tại sao anh lại đi theo em?

       Tớ cười, gãi đầu, ấp úng:

       – Tôi… tôi… muốn biết nhà… để trả tiền.

       Cô gái cười giòn:

       – Không… không phải trả tiền đâu.

       Rồi cô chạy vụt vào sau một cái cổng sắt. Mặt tớ đỏ bừng, bước đi như người say rượu.

       Chiều hôm sau, tớ quay lại để trả tiền vé xe buýt. Gặp cô gái, tớ liều lĩnh mời cô đi xem phim. Cô đã nhận lời… Và chúng tớ yêu nhau…”.

       Đêm đó, khi cơn mưa rừng vừa tạnh, những người lính chúng tôi cứ nhìn những vì sao lấp lánh trên bầu trời... mà không ngủ được.

       Sáu tháng sau, một đêm tháng Mười, tôi và Minh được phái đi trinh sát cảng Cửa Việt. Sau ba tiếng đồng hồ tiếp cận mục tiêu, hai đứa rút ra ngoài. Ba giờ sáng, chúng tôi cố gắng băng ngang qua những đồi cát trắng mênh mông để trở về cứ. Bỗng một loạt pháo dàn từ biển bắn vào. Tôi bò xoài lăn mình trên cát để tránh. Sau loạt đạn, tôi chồm dậy cất tiếng gọi. Không có tiếng trả lời. Tôi vùng dậy chạy ngay đến chỗ Minh. Cậu ta nằm úp sấp. Một mảnh pháo đã cắm vào ổ bụng. Máu trào qua lớp áo. Tôi băng bó rồi cõng Minh đi thật nhanh. Máu từ vết thương trào ra thấm ướt lưng tôi rồi nhễu xuống cát trắng. Bỗng Minh tỉnh lại thều thào:

       – Anh!… Để em xuống đi… Em không sống được nữa đâu.

       Tôi khẽ đặt Minh nằm xuống đồi cát. Minh nhìn tôi, giọng đứt đoạn:

       – Anh chôn em tại đây… Cố về đơn vị nhanh kẻo trời sáng.

       Gió biển thổi vù vù. Người Minh lạnh toát. Tôi nắm lấy tay Minh cuống cuồng:

       – Thế!… Thế! Em có nhắn gì cho Hạnh?

       Minh cố cười:

       – Chuyện… chuyện đó em tưởng tượng đấy! Em chưa được cô gái nào yêu cả. Cũng tại em mồ côi cha mẹ nên không còn người thân nào hết…

       Nước mắt tôi trào ra. Bỗng Minh lại lên tiếng:

       – Em có một lá thư… ở trong túi áo ngực. Bao giờ hoà bình, anh đem bỏ vào thùng thư hộ em…

       Một cơn gió thổi đến. Người đồng đội của tôi theo gió ra đi. Tôi sờ túi áo ngực của Minh, thấy một mảnh giấy gấp làm tư. Tôi vội vã bấm đèn pin để đọc. Trong tờ giấy chỉ có mỗi một dòng chữ liêu xiêu: “Hạnh ơi!… Anh cô đơn lắm…”. Và kí tên.

       Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi theo đoàn quân ào ạt tiến về giải phóng Sài Gòn. Năm giờ chiều, thành phố tràn ngập cờ hoa. Tôi thẫn thờ ra chợ mua một cái phong bì. Rồi bỏ lá thư bị vương máu vào trong. Bên ngoài bì thư tôi viết: Gửi Hạnh – Học sinh trường múa Việt Nam – Khu Cầu Giấy, Hà Nội.

       Những người lính trong tiểu đội của tôi tin rằng… lá thư đó đã đến tay cô gái có đôi mắt như vì sao sáng lấp lánh.

 

(Theo isach.infor)

* Tác giả, tác phẩm

Nhà văn Nguyễn Thị Ấm, quê ở Long An, sinh sống, làm việc và viết văn tại Hà Nội. Đây là một trong những cây bút nữ tiêu biểu xuất hiện trong giai đoạn đổi mới của nền văn học Việt Nam (1986). Một số truyện ngắn của Nguyễn Thị Ấm: Giấc ngủ nơi trần thế, Sao sáng lấp lánh, Người đến từ phía cánh rừng, Tự do cho một kiếp người,…

0
Đọc đoạn văn bản:           A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản:

          A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

          Tài năng văn học của Puskin thể hiện trên nhiều thể loại. Ngoài hơn tám trăm bài thơ trữ tình, ông còn viết tiểu thuyết bằng thơ Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin một kiệt tác của văn học thế giới, nhiều trường ca thơ tầm cỡ (Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ…). Truyện ngắn của ông cũng rất xuất sắc (Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân…). Tác phẩm Con gái viên đại úy là một tiểu thuyết lịch sử mẫu mực. Đồng thời, Puskin còn viết nhiều vở kịch nổi tiếng.

          Puskin trước hết là nhà thơ. Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đường thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa dạng của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi viết về nhũ mẫu (1), trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Tôi yêu em (1829) là một trong những bài thơ tình hay nhất của Puskin, được ví như “viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga”.

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.165-166)

(1) Nhũ mẫu: người ở nuôi con chủ nhà bằng sữa của mình, còn gọi là vú nuôi.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin.

Câu 3. Đọc đoạn văn bản, anh/chị hiểu “Mặt trời của thi ca Nga” nghĩa là gì?

Câu 4. Thơ Puskin cùng bài thơ Tôi yêu em gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách ứng xử trong tình yêu?

106
17 tháng 5 2021

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh.

Câu 2:

-Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử,kịch...

Câu 3:

        Theo tôi "Mặt trời của thi ca Nga" là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.

         Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.

          Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIXvaf đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

Câu 4:

         "Tôi yêu em" không chỉ đơn thuần là một bài thơ để thể hiện sự chân thành của A.Pu-skin dành cho người mình yêu mà còn đem đến bài học thật sâu sắc về thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Tình yêu là sự rung động mãnh liệt về cảm xúc, về trái tim của con người, thật khó có định nghĩa nào toàn diện về khái niệm này. Tình yêu không chỉ là tình cảm lứa đôi, không phải chỉ xuất phát từ trái tim mà còn đến từ khối óc của con người. Đó là thái độ ứng xử có văn hóa. Vậy điều này được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô như A. Pu-skin đã từng nói một cách đầy tình cảm rằng Tôi / em. Cách gọi ấy thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Không những thế, tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu  cũng là việc ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Pu-skin đã không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. Yêu nhưng luôn hướng về đối phương để em không bận lòng vì em nữa, hi sinh vì niềm đam mê, vì hạnh phúc nơi em chọn lựa. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đòi. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không thể đến, không có cơ hội trao duyên mong thành đôi thì mong người con gái ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.

 
 
              
 

         

 

 

7 tháng 12 2023

 Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

 

7 tháng 12 2023

tích nha cô

 

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ           Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ

          Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng lớn.

          Tất nhiên, bạn cần thực tế và ứng xử khôn khéo khi làm việc trong môi trường của mình. Tôi đồng ý rằng việc áp dụng các quan niệm phổ biến với người khác cũng quan trọng. Những rủi ro ngu ngốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhưng như đã nói, đừng nên sợ hãi trước thất bại hay thất vọng để rồi không dám ước mơ.

          Đừng lúc nào cũng tỏ ra có lý và thực dụng, quá nhạy cảm đến nỗi bạn từ chối không chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi nó đến. Hãy đẩy xa giới hạn của những gì bạn nghĩ mình có thể thực hiện. Đừng quên rằng những kẻ chỉ trích luôn cười nhạo tầm nhìn của nhiều nhà tư tưởng can trường, nhiều nhà khai phá nổi tiếng. Đừng để ý đến những lời chỉ trích. Luôn ghi nhớ rằng những tiến bộ vượt bậc mà con người đạt tới đều nhờ nỗ lực can trường của một người nào đó từng bị chỉ trích rằng ý tưởng của họ là viễn vông, không thể trở thành hiện thực. Thế giới cần nhiều người biết ước mơ. Cần người vô lý biết đấu tranh chống lại những gì thông thường. Cần người chống lại sự cám dỗ của tính tự mãn và dám hành động theo cách họ vẫn luôn thực hiện. Bạn có thể là một trong những người ấy. Từ ngày hôm nay.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma,

NXB Trẻ, 2014, Tr. 29)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau chỗ nào?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là người vô lí?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “thế giới cần nhiều người biết ước mơ” không? Vì sao?

7
15 tháng 5 2021

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ:

“Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.”

Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại.

Câu 3.  Dựa vào đoạn trích, người vô lí  được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viển vông…

Câu 4.

- Đồng tình vì:

+ Người biết ước mơ dám suy nghĩ đến những điều không tưởng.

+ Người biết ước mơ lớn tưởng như viển vông nhưng có năng lực, ý chí có thể đạt đến những thành tựu…

15 tháng 5 2021

c1; nghị luận

c2; người có lí...... thế giới,người vô lí...bản thân

c3?

c4?

[ e mới học lớp 7 thôi ko biết có đ ko]

k cho e ạ , mong chị thông cảm

18 tháng 5 2021

C2

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người đã chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam đồng thời Người cũng là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá thế giới. Tuy văn chương không phải sự nghiệp chính của cuộc đời Bác nhưng Hồ Chủ tịch đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn thơ có giá trị. Trong đó, "Nhật kí trong tù" là một tập thơ đặc sắc cả về mặt nội dung và nghệ thuật đặc biệt là bài "Chiều tối" với sự kết hợp hết sức hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại.

18 tháng 5 2021

Câu 1. (2 điểm)

"Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.".

Sử dụng câu văn trên là câu chủ đề, hãy viết tiếp khoảng 10 câu làm rõ cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nhân loại.

          Cách mạng công nghệ 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh, sự phát triển của internet vạn vật giúp tạo ra bản sao ảo của thế giới vật lý, cho phép mọi người ở khắp nơi trên thế giới kết nối với nhau thông qua mạng internet dịch vụ qua các thiết bị di động ở mọi lúc, mọi nơi. Công nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số của sản xuất thông qua việc tích hợp các hệ thống và quy trình khác nhau . Có thể mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người, năng suất và chất lượng cuộc sống của con người được tăng cao: Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối - Hồ Chí Minh. 

                                                                    Bài làm

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người đã chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam đồng thời Người cũng là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá thế giới. Tuy văn chương không phải sự nghiệp chính của cuộc đời Bác nhưng Hồ Chủ tịch đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn thơ có giá trị. Trong đó, "Nhật kí trong tù" là một tập thơ đặc sắc cả về mặt nội dung và nghệ thuật đặc biệt là bài "Chiều tối" với sự kết hợp hết sức hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại.

                                      "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

                                   Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

                                       Cô em xóm núi xay ngô tối

                                       Xay hết lò than đã rực hồng"

"Nhật kí trong tù" là tập thơ gồm 134 bài thơ chữ Hán được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và đày ải đi khắp các nhà lao. Tập thơ đã thể hiện một cách sinh động phong cách thơ Hồ Chí Minh với sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Trước hết, nói đến màu sắc cổ điển trong thơ là nói đến các yếu tố về mặt nghệ thuật và nội dung có sự ảnh hưởng rõ nét của văn chương phương Đông mà chủ yếu là thơ Đường, còn màu sắc hiện đại là những cách tân về mặt nghệ thuật và nội dung mang tinh thần của thời đại. Lý giải về điều này trong thơ Bác, ta có thể hiểu, Hồ Chí Minh vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, cha là nhà Nho, mẹ là người rất am hiểu ca dao, dân ca, nên Bác đã có những kế thừa hết sức tự nhiên. Bên cạnh đó với việc từng học trường Tây và có hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác đã học hỏi không ít từ văn học phương Tây và đưa chúng vào trong những tác phẩm của mình. Và với sự tài hoa trong ngòi bút, nét cổ điển và hiện đại ấy đã được kết hợp hết sức hài hoà.

          Trước tiên, nét cổ điển của bài thơ được thể hiện ở văn tự chữ Hán và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - một thể thơ tiêu biểu và quen thuộc của thơ Đường Trung Quốc, thể thơ đòi hỏi sự hàm xúc cô đọng, đó là lý do vì sao bài thơ với chỉ vỏn vẹn 28 chữ cũng đã miêu tả được cảnh vật thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thi đề của bài thơ - cảnh vật thiên nhiên - cũng là một thi đề khá quen thuộc và được các thi nhân xưa sử dụng khá nhiều.

                                                   "Chim mỏi về rừng tìm chỗ ngủ

                                                Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không"

          Câu thơ mở ra khung cảnh rừng núi lúc về chiều. Cảnh vật có phần hiu quạnh được tác giả gợi ra qua biện pháp ước lệ quen thuộc của thơ cổ và đã nói lên chính xác hoàn cảnh của Bác. Chỉ bằng hai nét bút và điểm nhìn hướng lên cao, người tù đã dễ dàng thu vào tầm mắt mình hình ảnh "cánh chim bay" và "chòm mây trôi". Hai hình ảnh xuất hiện tự nhiên, hài hòa và đăng đối. Bút pháp chấm phá, nghệ thuật ước lệ tượng trưng được vận dụng sáng tạo. Không có bất kì từ ngữ nào chỉ thời gian nhưng người đọc vẫn cảm nhận được thời gian lúc này là chiều tối. Nhìn chim bay, mây trôi ta cảm thấy bầu trời lúc này bao la hơn, mênh mông, rợn ngợp hơn, nỗi cô đơn cũng vì thế mà tăng theo, cánh chim nhỏ nhoi cũng theo vậy mà nhỏ bé, đơn độc hơn. Bóng tối dường như theo cánh chim phủ lên vạn vật. Câu thơ gợi cho ta nhớ tới hình ảnh cánh chim trong thơ xưa khi tả cảnh chiều tối. Như Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã viết:

   "Chim hôm thoi thót về rừng

 Hay bậc nữ lưu tài danh của dân tộc - bà Huyện Thanh Quan cũng viết:

   "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi". 

Hoặc Lý Bạch - nhà thơ lớn của Trung Quốc viết trong "Độc tọa Kính Đình Sơn":

"Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn".

          Nếu cánh chim xưa của Lí Bạch như bay vút vào không gian, tan biến vào vĩnh hằng thì cánh chim trong thơ Bác chỉ chuyển trạng thái từ bay sang nghỉ ngơi để rồi lại tiếp tục bay. Đến đây, hình ảnh cánh chim lẻ loi và chòm mây cô đơn dường như đang mang theo nỗi lòng tác giả đi tới khắp mọi nơi mà Người đã đi qua cùng với sự đày ải cơ cực, tuy nhiên Người đã không san sẻ nỗi buồn đau của mình cho cảnh vật mà Người lại đồng cảm, hòa hợp với thiên nhiên tạo vật xung quanh mình. Đằng sau bức tranh phong cảnh ấy hiện lên một phong thái ung dung của một con người tuy bị mất tự do nhưng vẫn làm chủ bản thân trong mọi tình huống. Chính những điều này đã cho thấy vẻ đẹp hiện đại của thơ Bác ẩn chứa và hoà hợp ngay trong những thi liệu đậm chất cổ điển.

Đến hai câu thơ sau, bức tranh sinh hoạt thường nhật của con người nơi xóm núi đã được tái hiện rất chân thực.

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng"

          Nếu hai câu thơ đầu có phần ảm đạm hiu quạnh thì hai câu thơ sau với hình ảnh "cô em xóm núi xay ngô tối" đã toát lên một vẻ đẹp khoẻ khoắn, trẻ trung. Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật vẽ mây nẩy trăng truyền thống, dùng hình ảnh lò than để nói về bóng tối của không gian vùng sơn cước khi màn đêm buông xuống. Hình ảnh thơ vừa giản dị vừa độc đáo, làm nổi bật nét mới mẻ, hiện đại của bài thơ. Bên cạnh đó, hình tượng thơ cũng luôn vận động, hướng về tương lai, về ánh sáng: hình ảnh cánh chim bay, hình ảnh chòm mây trôi, hình ảnh người lao động làm việc hăng say, ngay cả thời gian cũng vận động từ chiều tối cho tới tối hẳn. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng vận động từ cô đơn, buồn bã sang vui tươi, hồ hởi. Cách miêu tả và quan sát của tác giả từ cao đến thấp, từ xa đến gần. Nhãn tự "hồng" của bài thơ có sức lan tỏa lớn. Sắc hồng nóng ấm của lò than đã xua tan đi bóng đêm và sự lạnh lẽo của núi rừng khi chiều tối, nhân lên niềm vui niềm lạc quan của con người, củng cố và mài sắc thêm ý chí của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày nơi xa xứ.

          Bằng sự tài hoa trong ngòi bút của Hồ Chí Minh, vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã được hòa quyện hết sức hài hoà và nhuần nhuyễn, tạo nên phong cách thơ ca độc đáo của Bác và góp phần giúp người đọc hình dung đầy đủ và rõ nét chân dung Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất sáng tạo: bút pháp chấm phá, ước lệ tượng trưng, vẽ mây nẩy trăng, lấy điểm tả diện, tả thực. Đọc bài thơ, chúng ta cũng cảm nhận được rằng, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh vẫn luôn lạc quan, ung dung tự tại, luôn hướng về phía trước, về tương lai, luôn biết làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh gian khó nhất.

Bài thơ bốn câu thơ vỏn vẹn 28 chữ với sự tài tình trong ngòi bút Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công bức tranh cảnh vật thiên nhiên và chân dung con người lao động nơi xóm núi. Đồng thời vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối đã mang đến cho tác phẩm cả nét truyền thống và mới mẻ, để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc cho đến mãi về sau này.

Mở SGK 11 tập 2 trang 109. Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây. Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học     MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN I. KỊCH 1. Khái lược về kịch - Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:…………. -...
Đọc tiếp

Mở SGK 11 tập 2 trang 109.

Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây.

Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học

 

 

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

I. KỊCH

1. Khái lược về kịch

- Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:………….

- Đặc trưng của kịch:

+ Đối tượng phản ánh:………………

+ Hành động kịch:………………

+ Nhân vật kịch:………………..

+ Cốt truyện kịch: ………………….

+ Ngôn ngữ kịch:…………..

- Phân loại kịch:

+ Theo nội dung, ý nghĩa:…………

+ Theo hình thức ngôn ngữ diễn đạt:………….

3. Yêu cầu đọc kịch bản văn học

(Tóm tắt ngắn gọn các yêu cầu vào vở )

II. Văn nghị luận

1. Khái lược về văn nghị luậ.

- Khái niệm: Nghị luận là………………. Ví dụ:

- Phân loại:

+ Theo thời gian:…………………..

+ Theo đối tượng và vấn đề nghị luận:…………………….

2. Yêu cầu đọc văn nghị luận: (Tóm tắt ngắn gọn vào vở)

III. Luyện tập

Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích Romeo và Juliet- Sechxpia) bằng việc trả lời câu hỏi sau:

- Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn trở bởi điều gì?

- Tìm những biểu hiện cho thấy cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho tình yêu của mình trước những thử thách không dễ vượt qua.

- Những suy nghĩ của các nhân vật đã thôi thúc họ hành động như thế nào? - Những suy nghĩ và hành động của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?

 

13
2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

2 tháng 3 2022

loading...  loading...