K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

2. Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp.

3. Công cuộc đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm 1986.

4. Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động chuyên nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa.

5. Ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta lần lượt từ Bắc xuống Nam là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

6. Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng: Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

7. Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở miền núi như Tây Bắc, dọc dãy Trường Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên,…

8. Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm hơn 1 triệu người.

9. Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường tài nguyên.

      + Sự gia tăng dân số quá nhanh là ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, nền kinh tế khó có thể phát triển được.

      + Sự gia tăng dân số và gia tăng sức mua đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất đáp ững nhu cầu của nhân dân, làm cho nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức (đất, rừng, nước...).

      + Khi dân số tăng nhanh , các dịch vụ y tế, giáo dục khó nâng cao được chất lượng. Gia tăng dân số nhanh làm tăng nhanh nguồn lao động, vượt quá khả năng thu hút của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng lên.

- Lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta.

      + Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

      + Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

      + Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

10. Để giảm bớt tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp chủ yêu là cần phải thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.

7 tháng 11 2023

11. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 

12. Ngành dịch vụ tiêu dùng.

13. Rừng sản xuất.

14. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là đất feralit do nước ta chủ yếu là đồi núi.

15. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực dưới sự tác động của quá trình CNH-HĐH, theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.

16. Hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ là gây sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm.

17. Vùng duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt.

18. Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông, Khơ Mú,…

19. Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.

20. Công nghiệp năng lượng.

1Cho bảng số liệu sau : DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1985-2014 Năm 1985 1995 2000 2010 2014 Cây công nghiệp hàng năm 600,7 716,7 778,1 797,6 710,0 Cây công nghiệp lâu năm 470,3 902,3 1451,3 2010,5 2134,0 Căn cứ vào bảng số liệu trên cho biết nhận xét nào sau đây là đúng với tình hình diện tích cây công nghiệp của nước ta giai...
Đọc tiếp

1Cho bảng số liệu sau :

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1985-2014

Năm 1985 1995 2000 2010 2014
Cây công nghiệp hàng năm 600,7 716,7 778,1 797,6 710,0
Cây công nghiệp lâu năm 470,3 902,3 1451,3 2010,5 2134,0

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho biết nhận xét nào sau đây là đúng với tình hình diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1985-2014

A.Diện tích cây công nghiệp hàng năm luôn lớn hơn cây công nghiệp lâu năm

B.Diện tích cây công nghiệp lâu năm không tăng liên tục

C.Diện tích cây công nghiệp lâu năm luôn nhỏ hơn cây công nghiệp hàng năm

D.Diện tích cây công nghiệp hàng năm không tăng liên tục

2.Biểu hiện nào sau đây là đúng với sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế nước ta

A.Hình thành các lãnh thổ tập trung công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

B.Tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng

C.Tỉ trọng dịch vụ khá cao nhưng không ổn định

D.Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa

3.Ở đồng bằng sông cửu long hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển chủ yếu là do

A.khí hậu mang tính chất cận xích đạo

B.có ngư trường rộng lớn

C.đất phì nhiêu mầu mỡ

D.diện tích mặt nước rộng

5
10 tháng 6 2019

Đáp án:

1. D

2. A

3. D

Chúc em học tốt!

10 tháng 6 2019

Nếu như câu nào còn chưa hiểu thì cmt vào đây cô sẽ giải thích cho nhé!

29 tháng 7 2018

- Tài nguyên thuỷ, hải sản có giới hạn và ở nước ta đang cạn kiệt, nhất là ở vùng biển ven bờ. Phương thức khai thác trắng, vô tổ chức, quá nhiều lao động và tàu thuyền nhỏ đã tạo nên sự mất cân đối giữa nguồn hải sản với số lượng phương tiện và người đánh bắt, dẫn đến cạn kiệt thuỷ sản ven bờ.

- Trữ lượng hải sản của vùng biển nước ta là khoảng 4 triệu tấn, khả năng đánh bắt khoảng 1,9 triệu tấn / năm nhưng từ năm 2000 sản lượng đánh bắt đã vượt 2 tiệu tấn/ năm và chủ yếu là đánh bắt ven bờ. khả năng cạn kiệt hải sản ven bờ là điều đang xẩy ra. Vì vậy , cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ để tránh nguwy cơ cạn kiệt thủy sản ven bờ.

3 tháng 7 2018

- Về đặc điểm khí hậu đây là hai tỉnh (Ninh Thuận và Bình Thuận) khô hạn nhất trong cả nước. Các chỉ số trung bình năm tại trạm Phan Rang cho thấy: nhiệt độ: 27oC, lượng mưa: 925mm, độ ẩm không khí: 77%, số giờ nắng: 2.500 - 3.000, số ngày nắng: 325; nguồn nước ngầm bằng 1/3 so với bình quân cả nước.

- Hiện tượng sa mạc hoá: đang có xu thế mở rộng. Dải ven biển Ninh Thuận trải dài 105km có địa hình chủ yếu là đồi cát, cồn cát đỏ. Tại Bình Thuận, địa hình đồi cát và cát ven biển chiếm hơn 18% diện tích toàn tỉnh, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Thuận, ơ huyện Bắc Bình, các đồi cát và cồn cát có diện tích rất rộng với chiều dài khoáng 52km, chỗ rộng nhất tới 20km. Các cồn cát ở đây có dạng lượn sóng, độ cao khoảng 60 - 222m. Phía ngoài là các cồn cát trắng xen giừa cồn cát đỏ và vàng có độ cao 60 - 80m. Những cồn cát vàng đang thời kì phát triển với độ cao trung bình 10 – l5m thường di động dưới tác động của gió.

- Tại Hội nghị quốc tế về Sa mạc hoá ở Việt Nam (Hà Nội, tháng 9/2004), một số nhà khoa học cảnh báo sự cần thiết phải chống sa mạc hoá ở Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Trong khi chờ đợi các công trình nghiên cứu cơ bản về sa mạc hoá ở dải đất khô hạn này, thì vấn đề bảo vệ rừng và phát triển rừng được coi là giải pháp bền vững nhất, nhằm hạn chế và tiến tới kiểm soát tình hình, đồng thời qphát triển kinh tế rừng, góp phần cải thiện đời sống dân cư.

19 tháng 9 2017

- Phía Bắc và đông bắc giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam và tây nam giáp đồng băng sông Cửu Long, phía tây và tây bắc giáp Cam – pu – chia và đông nằm giáp biển đông.

- Ý nghĩa:

      + Là cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long; nối giữa đất liền với Biển Đông giàu tiềm năng, đặc biệt tiềm năng về dầu khí trên thềm lục địa phía Nam.

      + Giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực — thực phẩm số một của cả nước; giáp Tây Nguyên là vùng giàu tài nguyên rừng, cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. Biển Đông đem lại cho Đông Nam Bộ tiềm năng khai thác dầu khí ở thềm lục địa, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển.

      + Từ TP. Hồ Chí Minh (khoảng 2 giờ bay) có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á, tạo ra lợi thê giao lưu kinh tế và văn hoá với các nước trong khu vực.

21 tháng 6 2020

- Thuận lợi:

  • Đất phù sa màu mỡ.
  • Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
  • Có một mùa đông lạnh rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh, cho phép phát triển vụ đông với nhiều loại rau.
  • Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình; sét cao lanh (Hải Dương); than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).
  • Nguồn tài nguyên biển: sinh vật biển phong phú, có địa điểm xây dựng cảng nước sâu thuận lợi (Cái Lân), có các địa điểm du lịch nổi tiếng như biển Hải Phòng, Thái Bình...

- Khó khăn:

  • Diện tích đất bình quân đầu người thấp, đất bị bạc màu.
  • Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.
  • Thiên tai thường xảy ra: bão, úng lụt, rét đậm, sâu bệnh,...

Câu hỏi:  Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế? Trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên ở đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời: 

- Thế mạnh:

 + Có diện tích rộng với nhiều loại đất,đặc biệt là loại đất ohù sa ngột ở dọc sông Tiền và sông Hậu vs diện tích 1, 2 triệu ha thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.

 + Kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện để  phát triển nông nghiệp, giao thông,...

 + Tài nguyên phong phú, đặc biệt là rừngngâph mặn.

- Hạn chế:

 + Mùa khô kéo dài, bị nước biển xâm nhập mặn.

 + Phần lớn diện tích là đất phèn, đất nhiễm mặn.

- Biện pháp:

 + Dự trữ lượng ngọt cho mùa khô bằng các xây các đạp, hồ chứa nước.

 + Cải tạo đất phèn, đất nhiễm mặn.

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về nhiệm vụ của các dự án để sự phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ bền vững A. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng B. Hạn chế sản xuất nhỏ, tăng cường sản xuất công nghiệp của nhà nước C. Bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp cân đối trên địa bàn toàn vùng D. Tăng cường xuất khẩu khoáng sản thô C Câu 3: Trong cơ cấu kinh tế...
Đọc tiếp

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về nhiệm vụ của các dự án để sự phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ bền vững

A. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng

B. Hạn chế sản xuất nhỏ, tăng cường sản xuất công nghiệp của nhà nước

C. Bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp cân đối trên địa bàn toàn vùng

D. Tăng cường xuất khẩu khoáng sản thô

C

Câu 3: Trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là:

A. Nông – lâm – ngư nghiệp.

B. Công nghiệp, xây dựng.

C. Dịch vụ.

D. Không có ngành nào.

Câu 4: Cây trồng quan trọng nhất của vùng là

A. Hạt điều

B. Hồ tiêu

C. Cà phê

D. Cao su

Câu 5: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:

A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ.

B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.

C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí.

D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Câu 6: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:

A. Điều

B. Cà phê

C. Cao su

D. Hồ tiêu

Câu 7: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:

A. Thủy lợi

B. Phân bón

C. Bảo vệ rừng đầu nguồn

D. Phòng chống sâu bệnh

Câu 8: Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm:

A. 30 %

B. 45 %

C. 90 %

D. 100 %

Câu 9: Năm 2002, GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đạt 289 500 tỉ đồng, chiếm bao nhiêu % GDP của cả nước? (biết rằng năm 2002, GDP của cả nước là 534 375 tỉ đồng).

A. 54,17%.

B. 184,58%.

C. 541,7%.

D. 5,41%.

Câu 10: Vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là:

A. Nghèo tài nguyên

B. Dân đông

C. Thu nhập thấp

D. Ô nhiễm môi trường

0