Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.
* Kết quả:
- Năm 1993, chế độ Apacthai được xoá bỏ.
- Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
- Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.
⇒ Các nước đế quốc và các thế lực phản động câu kết với nhau chống phá cách mạng. Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới ra đời, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu.
⇒ Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn, một nửa số ruộng không thể cày cấy được.
⇒ Nạn đói cuối năm 1 năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người.
⇒ Ngân sách nhà nước gần như trống rỗng, Trung Quốc tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá của nước họ → tài chính nước ta càng thêm rối loạn.
⇒ Hơn 90% đồng bào ta không biết chữ do văn hóa chế độ thực dân phong kiến.
Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba, vì:
- Cuộc đấu tranh tuy không giành thắng lợi nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo Cu-ba.
- Khẳng định một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới, trẻ tuổi đầy nhiệt huyết và kiên cường nhất định sẽ làm nên thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân Cu-ba.
Đáp án A
Hai câu thơ trên nhắc đến việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau với ranh giới là vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải do âm mưu của đế quốc Mĩ
Đáp án B
Tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) và "Việt Nam Hóa chiến tranh"(1969-1973), Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới của chiến lược toàn cầu,. Tuy nhiên sự phá sản của các chiến lược chiến tranh khiến cho chiến lược toàn cầu bị đảo lộn.
Đáp án B
Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) của quân dân miền Bắc đã thể hiện sáng ngời chân lý “Không gì quý hơn độc lập, tự do” của chủ tịch Hồ Chí Minh
Đáp án D
Những câu thơ trên muốn nhắc đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Đây đoạn trích trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” được Tố Hữu viết vào tháng 5-1954.
Tham khảo:
Cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn, ở Trung Quốc được gọi là Sự kiện ngày 4 tháng 6 (tiếng Trung: 六四事件; Hán-Việt: Lục tứ sự kiện; bính âm: liùsì shìjiàn), là các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo được tổ chức tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh trong năm 1989.
Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 15 tháng 4 và bị đàn áp vào ngày 4 tháng 6 khi chính phủ tuyên bố thiết quân luật và cử Giải phóng quân Nhân dân chiếm đóng các khu vực của trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Quân đội được trang bị súng trường tấn công và xe tăng đã tấn công những người biểu tình đang cố gắng ngăn chặn cuộc tiến công của quân đội vào Quảng trường Thiên An Môn. Ước tính số người chết từ vài trăm đến vài nghìn, với hàng nghìn người bị thương.[1][2][3][4][5][6] Các cuộc biểu tình này đôi khi được gọi là Phong trào Dân chủ '89' (tiếng Trung: 八九民运; Hán-Việt: Bát cửu dân vận; bính âm: Bājiǔ mínyùn) hoặc Sự kiện Thiên An Môn (tiếng Trung: 天安门事件; Hán-Việt: Thiên An Môn sự kiện; bính âm: Tiān'ānmén shìjiàn).
Các cuộc biểu tình bắt đầu sau cái chết của tổng bí thư ủng hộ cải cách Hồ Diệu Bang vào tháng 4 năm 1989 trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh chóng và biến động xã hội ở Trung Quốc thời hậu Mao, phản ánh sự lo lắng của người dân và giới tinh hoa chính trị về tương lai của đất nước. Những cải cách trong những năm 1980 đã dẫn đến một nền kinh tế thị trường non trẻ mang lại lợi ích cho một số người nhưng lại gây bất lợi nghiêm trọng cho những người khác, hệ thống chính trị đơn đảng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Những bất bình phổ biến vào thời điểm đó bao gồm lạm phát, tham nhũng, sự chuẩn bị hạn chế của sinh viên tốt nghiệp cho nền kinh tế mới[7] và hạn chế tham gia chính trị. Mặc dù rất vô tổ chức và có mục tiêu khác nhau, các sinh viên đều kêu gọi trách nhiệm giải trình cao hơn, quy trình hợp hiến, dân chủ, tự do báo chí và tự do ngôn luận.[8][9] Vào đỉnh điểm của cuộc biểu tình, khoảng một triệu người đã tập trung tại Quảng trường.[10]
Khi các cuộc biểu tình diễn ra bùng nổ, các nhà chức trách phản ứng bằng cả biện pháp hòa giải và cứng rắn, làm lộ rõ sự chia rẽ sâu sắc trong giới lãnh đạo.[11] Đến tháng 5, một cuộc tuyệt thực do sinh viên thực hiện đã thu hút sự ủng hộ trên khắp cả nước cho những người biểu tình, và các cuộc biểu tình đã lan ra khoảng 400 thành phố.[12]
Trong số những lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Lý Bằng, bát đại nguyên lão Lý Tiên Niệm và Vương Chấn đã kêu gọi hành động dứt khoát bằng việc đàn áp bạo lực những người biểu tình, và cuối cùng lôi kéo được Lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình và Chủ tịch Dương Thượng Côn về phe của họ. Vào ngày 20 tháng 5, Quốc vụ viện tuyên bố thiết quân luật. Họ đã huy động tới 300.000 quân đến Bắc Kinh. Quân đội đã tiến vào các khu vực trung tâm Bắc Kinh trên các tuyến đường chính của thành phố vào sáng sớm ngày 4 tháng 6, giết chết cả người biểu tình và người ngoài cuộc. Các hoạt động sự dưới sự đồng chỉ huy của Tướng Dương Bạch Băng, anh trai cùng cha khác mẹ của Dương Thượng Côn.
Cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân quyền và các nhà phân tích chính trị đã lên án chính phủ Trung Quốc về vụ thảm sát. Nhiều nước phương Tây áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.[13] Chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ trên diện rộng những người biểu tình và những người ủng hộ họ, đàn áp các cuộc biểu tình khác xung quanh Trung Quốc, trục xuất các nhà báo nước ngoài, kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin các sự kiện trên báo chí trong nước, củng cố cảnh sát và lực lượng an ninh nội bộ, cách chức hoặc bắt giữ các quan chức mà họ cho là có thiện cảm với người biểu tình.[14] Cuộc đàn áp đã kết thúc những cuộc cải cách chính trị bắt đầu từ năm 1986 và tạm dừng các chính sách tự do hóa của những năm 1980, sau này chỉ được nối lại một phần sau chuyến công du phía Nam của Đặng Tiểu Bình vào năm 1992.[15][16][17] Được coi là một sự kiện khởi đầu, phản ứng đối với các cuộc biểu tình đã đặt ra các giới hạn về biểu hiện chính trị trong đất nước Trung Quốc, những giới hạn kéo dài cho đến tận ngày nay.[18] Các cuộc biểu tình này là dấu hỏi về tính hợp pháp của sự cai trị của Đảng Cộng sản và vẫn là một trong những chủ đề nhạy cảm và bị kiểm duyệt gắt gao nhất ở Trung Quốc.[19][20]
(Theo Wikipedia.org)