Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ " Mây và Sóng " của Tago quả thực đã mang đến cho bạn đọc bài học sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng cao đẹp trong cuộc sống con người. Mẹ - một tiếng đơn sơ ấy thôi nhưng ý nghĩa vô cùng. Mẹ đã sinh con ra, cho con sự sống, và hơn hết , mẹ còn nuôi dạy con lớn khôn lên người bằng tình cảm yêu thương sâu đậm nhất . Thử hỏi, trên thế gian này,có sự hi sinh nào cao quý bằng sự hi si nh mẹ dành cho con ? 9 tháng mang nặng đẻ đau, ấm ủ từng ngày chờ con trào đời và mở mắt ngắm nhìn thế giới , mẹ thực sự đã mang cả trái tim mình hòa quyện và cảm nhận nhịp thở của con.Thế rồi, khi đã sinh con ra , trách nhiệm của người mẹ không những không vơi đi mà nó càng nặng nề hơn khi mẹ phải gánh thêm trên lưng mình một mối lo cơm áo gạo tiền để lo cho con một cuộc sống đầy đủ nhất . Năm tháng trôi đi, nỗi vất vả của mẹ cứ lớn dần , cùng với đó là một tình yêu thương ngày càng lớn lao và không bao giờ vơi cạn . Mẹ là người luôn quan tâm, yêu thương và lo lắng cho đứa con của mình. Với mẹ con chưa bao giờ là lớn cả . Trong mắt mẹ, con luôn là đứa trẻ bé bỏng cần được vỗ về và yêu thương. Chính vì thế, cả cuộc đời của mẹ luôn hi sinh cho con mà không hề một lời oán tránh. Một đời người, mẹ đã hi sinh hết tất cả cho con, dành cho con những điều tuyệt vời nhất .Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống , là động lực cho cuộc đời đầy vất vả, chông gai của mẹ. Bởi vậy, làm được gì cho con, mẹ sẵn sàng làm hết, miễn sao con luôn vui vẻ và hạnh phúc là mẹ đã yên lòng rồi.Cảm nhận được tình yêu thương và quan tâm của mẹ, mỗi chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm hiếu thảo với cha mẹ. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần cố gắng học tập thật tốt để trở thành những người con ngoan biết vâng lời . Không những vậy, ta cần phải phấn đấu hơn nữa để sau này trở thành những người thành công, có đủ khả năng để chăm sóc và phụng dưỡng thật tốt cho mẹ già. Đó cũng chính là đạo làm con mà mỗi người phải luôn ghi nhớ.
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
- Đoạn trích được viết theo thể thơ năm chữ (ngũ ngôn)
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
2. Tìm từ láy có trong đoạn thơ.
Từ láy có trong đoạn: Ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng
3. Hai câu thơ sau mang hàm ý gì?
“Mẹ đặt tay lên tim
Có con đang ở đó”
- Hai câu thơ muốn người nghe (người đọc) hiểu theo hàm ý: Mẹ luôn yêu con tha thiết và trong trái tim người mẹ luôn lưu giữ hình ảnh của con mình
- Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu mẹ sâu sắc của tác giả.
Câu 2 (3 điểm).
"Cuộc sống quanh ta đang bị ngập trong rác."
Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu ý kiến của mình về vấn đề trên.
Câu 1 (2 điểm).
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Thể thơ: Năm chữ
Phương thức biểu đạt: biểu cảm
2. Tìm từ láy có trong đoạn thơ.
Từ láy có trong đoạn: Ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng
3. Hai câu thơ sau mang hàm ý gì?
“Mẹ đặt tay lên tim
Có con đang ở đó”
- Hai câu thơ trên mang hàm ý: Mẹ luôn yêu con tha thiết và trong trái tim người mẹ luôn lưu giữ hình ảnh của con mình
- Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu mẹ sâu sắc của tác giả.
" Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" gợi nhớ về nạn đói năm 1945. Nhà thơ sử dụng cụm từ ''mòn mỏi'' để ghép thành cụm từ ''đói mòn đói mỏi'' chỉ cơn đói kéo dài, dai dẳng, không biết đến khi nào thì kết thúc
" Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" gợi nhớ về nạn đói năm 1945. Nhà thơ sử dụng cụm từ ''mòn mỏi'' để ghép thành cụm từ ''đói mòn đói mỏi'' chỉ cơn đói kéo dài, dai dẳng, không biết đến khi nào thì kết thúc
Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí, hình ảnh chân thực, chi tiết sinh động, ngôn ngữ giản dị vô cùng và cô đọng giàu sức biểu cảm
- Bút pháp xây dựng hình ảnh trong Đoàn thuyền đánh cá:
+ Giọng điệu tươi vui, sôi nổi
+ Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, niềm vui của người lao động
- Bút pháp xây dựng trong bài Ánh trăng:
+ Kết hợp hài hòa giữa tự sự với trữ tình
+ Bài thơ như lời tâm tình tha thiết, nhịp thơ khi trôi chảy nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư
Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí, hình ảnh chân thực, chi tiết sinh động, ngôn ngữ giản dị vô cùng và cô đọng giàu sức biểu cảm
- Bút pháp xây dựng hình ảnh trong Đoàn thuyền đánh cá:
+ Giọng điệu tươi vui, sôi nổi
+ Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, niềm vui của người lao động
- Bút pháp xây dựng trong bài Ánh trăng:
+ Kết hợp hài hòa giữa tự sự với trữ tình
+ Bài thơ như lời tâm tình tha thiết, nhịp thơ khi trôi chảy nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư
Bếp Hoàng Cầm ra đời trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra, khi nấu ăn tránh máy bay phát hiện.
Hình ảnh bếp Hoàng Cầm trong thơ Phạm Tiến Duật gợi lên tình cảm thắm thiết như ruột thịt của những người lính.
Tác giả đưa ra cách định nghĩa thật thú vị về gia đình, vừa hài hước, tếu táo lại tình cảm sâu lắng, thiêng liêng giúp con người xích lại gần nhau hơn trong những cái chung: chung bát, chung đũa, chung nắm cơm, bếp lửa, chung hoàn cảnh, chung con đường với vô vàn thách thức nguy hiểm.
Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng không tuân thủ phương châm lịch sự.
Việc không tuân thủ như vậy không có lý do chính đáng, không có căn cứ
Hình ảnh “buồm trăng” là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp của con thuyền sánh với vũ trụ, thiên nhiên kì vĩ, con người làm chủ thiên nhiên và bầu trời.
+ Hình ảnh ẩn dụ “buồm trăng” được xây dựng dựa trên sự quan sát thực tế thông qua lăng kính lãng mạn của nhà thơ Huy Cận.
+ Từ xa nhìn lại, trên biển lúc con thuyền chìm vào khoảng sáng của vầng trăng, trăng, cánh buồm cong có hình vầng trăng.
+ Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhòa đi hình ảnh cánh buồm vất vả, cũ kĩ, đây là công việc nhẹ nhàng, lãng mạn.
Tham khảo!
Truyện ngắn "Bố của Xi-mông” kể về nỗi tủi nhục của một em bé "không có bố" với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo. Bé Xi-mông và mẹ em – chị Blang-sốt thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trọng lòng độc giả nhiều thương cảm. Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng" đã bị lầm lỡ tình yêu… Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt "cao lớn, xanh xao" phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời. Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố. Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ dùng những lời "ác độc" nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đã dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ "'quỷ quái" hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn tả thể xác lẫn tâm hồn. Bị bọn trẻ xua đuổi, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em không thể sống trong tủi nhục vì "không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi gian khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố". Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu ta đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “dương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ". Em khóc nức nở. Em “chi khóc mà thôi". Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lí bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé "không có bố”. Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn "cao lớn, rau tóc đen quăn… nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã “lau khô" đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu… một ông bố". Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em là Blăng-sôì. Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em "một ông bố". Đọan đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay trả về với mẹ. Tính cách bé Xi-mông được khắc họạ đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: "Chú có muốn làm bố cháu không?". Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: "Có chứ, chú có muốn" thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái lên Phi-lip vào lòng, với niềm tự hào "có bố". Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: "Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé!". Có bố đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc" (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn "như ném một hòn đá": “Bố tao ấy, bố tao là Phi-lip". Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ! Đọc truyện "Bố của Xi-mông", ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi- mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sông, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt. “Không có bố thì đau khổ!", "Có bố thì hạnh phúc". Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu !
Tham khảo nha em:
Truyện ngắn Bố của Xi-mông của nhà văn Pháp Mô-pa-xăng đã khắc họa thành công tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện là Xi-mông, bác Phi-lip và chị Blăng-sốt, qua đó tác giả nhắc nhở chúng ta lòng yêu thương con người.
Nhà văn viết truyện ngắn theo trình tự sự việc, qua từng sự việc đó, các nhân vật thể hiện tâm trạng và tính cách của mình. Trong truyện ngắn, mỗi nhân vật có một hoàn cảnh khác nhau nhưng giữa họ có một điểm chung là tình cảm của họ dành cho nhau rất chân thành.
Xi-mông là em bé có hoàn cảnh éo le. Em không có bố, em lớn lên trong sự dạy dỗ của mẹ mà thiếu tình thương của bố. Đến khi đi học, ngày đầu tiên em đến trường đã bị sự chế giễu của bạn bè. Hoàn cảnh đó đã làm em tuyệt vọng và em quyết tìm đến cái chết. Tuy nhiên, cũng như bao đứa trẻ khác, em là người ham chơi đến nỗi quên mất ý định ban đầu của mình. Ra bờ sông để tự tử, thấy cảnh đẹp, thấy chú nhái xanh, em quên mất ý định tự tử của mình và vui với những trò hấp dẫn. Nhưng chợt nhớ lại ý nghĩa ban đầu, em buồn bã khóc, khóc hoài. Trong đầu em lúc đó không thể nghĩ ra điều gì, không thể nào nghĩ ra cách để em có bố. Gặp bác Philip và bác hứa cho em một người bố, em như quên tất cả và vui vẻ theo bác về nhà như không có chuyện gì xảy ra trước đó. Tính cách trẻ con của Xi- mông được tác giả khắc họa rất thành công, nó vừa thể hiện được sự ngây thơ nhưng đồng thời cũng là cho thấy niềm khát khao có bố của em.
Nếu như trong truyện Những đứa trẻ, nhà văn Go-rơ-ki thể hiện lòng thương cảm đối với những em bé sống thiếu tình thương của mẹ thì trong truyện Bố của Xi-mông,Mô-pa-xăng lại thông cảm với số phận của những em bé sống thiếu tình thương và sự dạy dỗ của cha. Tình thương và lòng nhân ái luôn hiện hữu trong mỗi chi tiết truyện. Với tình thương của mình, không những bác Phi-lip làm cho Xi-mông từ bỏ cái ý định tự tử của mình mà còn mang lại cho em sự lạc quan, tin tưởng, tạo ra một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em. Không những thế, sự hi sinh của bác còn tạo cho người mẹ vững tâm hơn trong cuộc sống. Tình thương đã làm thay đổi tất cả. Đó là giá trị cao cả của tác phẩm và cũng là thông điệp tác giả muốn gửi gắm cho người đọc.
quành thị u