viết 1 đoạn văn ngắn có sd yếu tố tự sự, mt, biểu cảm ns về cảm nghĩ của em về câu nói ''Học đi đôi vs hành''.Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ yếu tố đó
Thanks
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đi bộ là một hoạt động thể chất rất có lợi cho sức khỏe. Chạy bộ đều đặn, thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn trở nên thon gọn, cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh. Không chỉ dáng người mà cả làn da cũng sẽ mịn màng, bóng khỏe và tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, chạy bộ còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng và giảm bệnh tật hiệu quả. Thật vui sướng làm sao khi cảm nhận cơ thể ta khỏa khoắn, linh hoạt hơn mỗi ngày nhờ đi bộ.
Mùa thu ơi, sao mà đẹp nhé! Đẹp đến ngất ngây lòng người. Xuân ấm áp, hè oi ả đông lạnh lạ còn thu đẹp ở mùa lá vàng rơi đẹp ở những cơn gió se se lạnh. Những điều đó đã làm cho mùa thu đẹp ở trong lòng tôi và mọi người.Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia Trái Đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại. Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi. Bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Bấy giờ, hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn. Bấy giờ, hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Và bấy giờ, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió…Một thứ đặc trưng không lẫn vào đâu của mùa thu – gió heo may. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa Đông Bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt. Không hiểu sao tôi lại yêu gió heo may đến thế! Yêu nhiều lắm, nhưng cũng vừa đủ để người khác yêu thêm. Cơn gió ấy, nó thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả. Nó thích lùa vào tóc người thiếu nữ thanh thanh, mang hương tóc ngọc lan vào lòng tôi. Nhưng nó thích nhất là uốn mình qua gánh hàng hoa của các chị mỗi buổi sáng tinh mơ nhịp bước chân vào phố. Thu đến là lúc ngày khai giảng, ngày mà tôi nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu của mình. Có lẽ với tôi mùa thu đã chiếm một phần nào đó rất quan trọng.CẢm ơn đã cho tôi cảm nhận được vẻ đẹp của thu , cho tôi cảm nhận được cảm giác se se lạnh cảm nhận được tình người.
Năm nay tôi đã lên lớp Tám, đã quá thân thuộc với không khí học đường, nhưng cứ mỗi đợt thu về, nhìn thấy những cô cậu học sinh với chiếc cặp trên vai đang chập chững bước vào lớp Một, lòng tôi lại bồi hồi nhớ về những kỉ niệm ngày đầu tiên tôi đi học.
Tôi còn nhớ đó là một buổi sáng mùa thu trời trong xanh và hơi se lạnh. Mặc bộ đồng phục của trường, đeo chiếc cặp mà mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ lên vai, tôi theo mẹ đến trường. Con đường đến trường hôm nay thật náo nhiệt và đông đúc: toàn những cô cậu học trò áo trắng. Chiếc xe của mẹ tôi từ từ dừng lại. Trước mắt tôi là ngôi trường cao to, sừng sững đang mở rộng cánh cổng đón học trò chúng tôi. Phía trên cổng trường là một dòng chữ lớn màu trắng mà tôi nhanh chóng đánh vần được: “Trường Tiểu học Thủ Khoa Huân”. Mẹ bảo rằng ngôi trường này là nơi tôi sẽ gắn bó suốt những năm tháng tiều học.
Tôi bước vào trường, mẹ dẫn tôi đến trước cửa lớp Một 12, cô giáo vui vẻ ra đón tôi vào lớp. Tôi cảm thấy hồi hộp vô cùng, không muốn xa bàn tay của mẹ, nhưng nhìn thấy lớp học đầy điều mới lạ, tôi lấy hết dũng khí chào tạm biệt mẹ. Tôi ngoảnh đầu nhìn lại, mẹ tôi vẫn còn đứng vẫy tay chào, một số bạn trạc tuổi tôi đang khóc mếu máo không chịu rời mẹ, còn mấy anh chị lớp lớn không có vẻ gì lo sợ, đang vui vẻ trò chuyện với nhau sau ba tháng hè xa cách. Bỗng tiếng trống “tùng…tùng…tùng…” vang lên làm tôi giật bắn mình, cô giáo bảo đó là tiếng trống khai trường mở đầu cho một năm học mới. Tôi nhìn quanh, mẹ đã ra khỏi trường, mấy anh chị lúc nãy cũng nhanh chóng xếp hàng rồi vào lớp, chỉ có học trò lớp Một bọn tôi là bối rối, không biết phải làm gì. Rồi cô giáo hướng dẫn chúng tôi xếp hàng và bắt đầu điểm danh. Ngay lúc ấy, trán tôi đẫm mồ hôi, tim tôi đập thình thịch theo từng tiếng nói của cô, cuối cùng cũng đến tên tôi, tôi cố gắng “dạ” thật to rồi bước vào lớp. Lúc này đây, tôi như bước vào một thế giới hoàn toàn mới, cái thế giới mà ba tôi bảo là của nguổn tri thức vô tận. Cảm giác sợ sệt và lo lắng trong tôi biến mất.
“Tùng…tùng…tùng…”, tiếng trống ấy lại vang lên, nhưng lần này là báo hiệu đã đến giờ ra về. Học sinh chúng tôi ùa ra như ong vỡ tổ, ai cũng muốn được về nhà sau một ngày đầy thú vị. Trước cổng trường, ba mẹ tôi đã chờ sẵn, nhưng phải mất một lúc lâu tôi mới chen được ra khỏi dòng người ấy. Thật lạ, không đợi mẹ tôi phải hỏi, tôi huyên thuyên kể về những điều tôi đã nhìn thấy hôm nay: nào là ngôi trường to cao, sừng sững với cái tượng ông Thủ Khoa Huân đặt ngay giữa sân, rồi bồn hoa, cột cờ, ngay cả nhà ăn, nhà xe tôi đều mang ra kể hết. Tôi còn kể cả tiết học đầu tiên mà cô giáo dạy chúng tôi; chuyện cô trò chúng tôi làm quen nhau; chuyện cô kiểm tra tập sách, bút viết; rồi cả chuyện tôi quen được nhiều bạn bè nữa,… Đường về nhà hôm ấy thật náo nhiệt. Tối ấy, trong tâm trí tôi không ngừng hiện lên hình ảnh về ngôi trường, lòng tôi nôn nao mong cho trời mau sang để lại được đi học.
Ôi cái cảm giác về ngày đầu tiên tôi đi học thật thú vị và tuyệt vời làm sao. Cho đến tận bây giờ, khi đã là một học sinh lớp Tám, trải qua tám lần tựu trường, nhưng cái cảm giác ấy vẫn bồi hồi xao xuyến trong lòng tôi như mới xảy ra hôm qua. Người ta nói thời gian có thể làm phai nhòa tất cả, nhưng không, nó không thể xóa nhòa những kỉ niệm thời tôi chập chững đến lớp – ngày đầu tiên đi học – tôi sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí
Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất.
Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.
Tham khảo:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.
Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”