K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 giờ trước (21:17)

Ko thoát đc đâu ạ

11 giờ trước (21:17)

lớp học gì đó ạ? bạn phải ghi rõ ra nhé

29 tháng 8 2019

Ta có M=a(b+c)+3b(c+a)+5c(a+b)=a(3-a)+3b(3-b)+5c(3-c)=\(\frac{81}{4}\)-\(\left(a-\frac{3}{2}\right)^2+3\left(b-\frac{3}{2}\right)^2+5\left(c-\frac{3}{2}\right)^2\)

Đặt x=\(\left|a-\frac{3}{2}\right|\),y=\(\left|b-\frac{3}{2}\right|\),z=\(\left|c-\frac{3}{2}\right|\)=>x+y+z\(\ge\left|a+b+c-\frac{9}{2}\right|=\frac{3}{2}\)

Khi đó M=\(\frac{81}{4}-\left(x^2+3y^2+5z^2\right)\)

Đưa thêm các tham số\(\alpha,\beta,\gamma>0\)Áp dụng bất đẳng thức AM-GM:\(x^2+\alpha^2\ge2x\alpha\)(1);\(3y^2+3\beta^2\ge6y\beta\)(2);\(5z^2+5\gamma^2\ge10z\gamma\)(3)

Suy ra: \(M-\alpha^2-3\beta^2-5\gamma^2\le\frac{81}{4}-2\left(x\alpha+3y\beta+5z\gamma\right)\)

Ta chọn \(\alpha=3\beta=5\gamma\)\(\Rightarrow M\le\frac{81}{4}+\alpha^2+3\beta^2+5\gamma^2-2\alpha\left(x+y+z\right)\)\(\le\frac{81}{4}+\alpha^2+3\beta^2+5\gamma^2-3a\)

Ta thấy dấu bằng các bất đẳng thức (1),(2),(3) xảy ra khi \(x=\alpha,y=\beta,z=\gamma\)\(\Rightarrow\alpha+\beta+\gamma=\alpha+\frac{\alpha}{3}+\frac{\alpha}{5}=x+y+z=\frac{3}{2}\)\(\Rightarrow\alpha=\frac{45}{46}\),\(\beta=\frac{15}{46},\gamma=\frac{9}{46}\)

Vậy MaxM=\(\le\frac{81}{4}+\left(\frac{45}{46}\right)^2+3\left(\frac{15}{46}\right)^2+5\left(\frac{9}{46}\right)^2-3.\frac{45}{46}\)=\(\frac{432}{23}\)

11 tháng 7 2017

\(\left(\frac{9}{x.x^2-9.x}+\frac{1}{x+_{ }3}\right):\left(\frac{x-3}{x.3+x^2}-\frac{x}{3.x+9}\right)\) đk (x\(\ne\)o; công trừ 3)

<=>\(9+\frac{x.\left(x-3\right)}{x.\left(x^2-9\right)}\):\(\frac{3.\left(x-3\right)-x^2}{3x.\left(x+3\right)}\)

<=>\(-\frac{3}{x-3}=\frac{3}{3-x}\)

12 tháng 7 2017

Bạn ơi mk k hiểu sao lại ra bước 2 ... bạn giải chi tiết giùm mk nha

dù sao cx cảm ơn bạn đã giúp mk

15 tháng 10 2019

Gọi số học sinh lớp 8B là x bạn (x ∈ N, 0 ≤ x ≤ 50)

Bạn thứ nhất của lớp 8B (bạn Anh) quen 10 + 1 bạn của lớp 8A.

Bạn thứ hai của lớp 8B (bạn Bắc) quen 10 + 2 bạn của lớp 8A.

Bạn thứ ba của lớp 8B (bạn Châu) quen 10 + 3 bạn của lớp 8A.

…………………

Bạn thứ x của lớp 8B (bạn Yến) quen 10 + x bạn của lớp 8A. Mà bạn Yến quen tất cả các bạn lớp 8A nên số học sinh lớp 8A tham gia họp mặt là 10 + x.

Vì có tất cả 50 học sinh tham gia họp mặt nên ta có phương trình:

x + 10 + x = 50 ⇔ 2x = 40 ⇔ x = 20 (tm đk)

Vậy lớp 8A có 20 học sinh, lớp 8B có 30 học sinh dự họp mặt.

21 tháng 3 2017

Gọi số học sinh lớp 8B được tham gia cuộc họp là x (học sinh)

(Điều kiện 0<x<50)

Bạn An (bạn 1) quen: 1+10=11

bạn Bắc (bạn 2) quen: 2+10=12

bạn Châu (bạn 3) quen: 3+10=13

......................

bạn Yến (bạn cuối cùng trong lướp 8A được tham gia hay bạn x)

quen: x+10

mà bạn Yến (hay bạn x) quen tất cả các bạn trong lớp 8A được tham gia cuộc họp tức là số bạn tham gia của 8A là x+10.

Theo bài ra, ta có phương trình: x+x+10=50

<=> 2x=40 <=> x=20 (thỏa mãn điều kiện)

Vậy số học sinh lớp 8B tham gia cuộc họp là 20 bạn

=> 50-20=30 bạn lớp 8A được tham dự cuộc họp

2 tháng 9 2019

A B C E D M N I K

Trong tam giác ABC ta có:

E là trung điểm của cạnh AB

D là trung điểm của cạnh AC

Nên ED là đường trung bình của ∆ ABC

⇒ED//BC⇒ED//BC và ED=\(\frac{1}{2}BC\) (tính chất đường trung bình của tam giác)

Trong hình thang BCDE, ta có: BC // DE

M là trung điểm cạnh bên BE

N là trung điểm cạnh bên CD

Nên MN là đường trung bình hình thang BCDE ⇒ MN // DE

\(MN=\frac{DE+BC}{2}=\frac{\frac{BC}{2}+BC}{2}=\frac{3BC}{4}\)(tính chất đường trung bình hình thang)

Trong tam giác BED ta có:

M là trung điểm của BE

MI // DE

Suy ra: MI là đường trung bình của ∆ BED

\(\Rightarrow MI=\frac{1}{2}DE=\frac{1}{4}BC\)(tính chất đường trung bình tam giác)

Trong tam giác CED ta có:

N là trung điểm của CD

NK // DE

Suy ra: NK là đường trung bình của ∆ BED

\(\Rightarrow NK=\frac{1}{2}DE=\frac{1}{4}BC\)(tính chất đường trung bình tam giác)

\(IK=MN-\left(MI+NK\right)\)

\(=\frac{3}{4}BC-\left(\frac{1}{4}BC+\frac{1}{4}BC\right)=\frac{1}{4}BC\)

\(\Rightarrow MI=IK=KN=\frac{1}{4}BC\)

Chúc bạn học tốt !!!

3 tháng 9 2019

Cảm ơn hoang viet nhat nhé, nhưng lời giải này không được cô giáo mình chấp nhận vì cô bảo chưa học đến đường trung bình của hình thang nên nếu mình làm thế trên bảng thì các bạn sẽ không hiểu. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 1 2024

a) Để so sánh số lượng học sinh tham gia hai câu lạc bộ này ở từng lớp, ta chọn biểu đồ cột kép.

Biểu đồ cột kép biểu diễn số lượng của các lớp khối 8 tham gia các câu lạc bộ Thể thao và Nghệ thuật của trường như sau:

 

b) Để biểu diễn tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này ta dùng biểu đồ hình quạt tròn.

Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của khối 8 là:

8 + 16 + 12 + 4 + 10 + 8 + 5 + 8 = 71 (học sinh).

• Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8A là: 8 + 16 = 24 (học sinh).

Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8A so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là: \(\frac{{24}}{{71}} \approx 33,8\% \) .

• Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8B là: 12 + 4 = 16 (học sinh).

Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8B so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là: \(\frac{{16}}{{71}} \approx 22,5\% \)

• Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8C là: 10 + 8 = 18 (học sinh).

Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8C so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là: \(\frac{{18}}{{71}} \approx 25,4\% \).

• Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8C so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là:

100% − 33,8% − 22,5% − 25,4% = 18,3%.

Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này.