K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 7

Bác sĩ – Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Trái tim yêu nước giữa chiến trường lửa đạn

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có biết bao người con ưu tú đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Một trong những hình ảnh đẹp và xúc động nhất là bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, người con gái Hà Nội mang trái tim nhân hậu đã để lại cho thế hệ sau một cuốn nhật ký đầy cảm xúc và lý tưởng sống cao đẹp.

Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại Hà Nội, trong một gia đình trí thức. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, chị đã từ bỏ cuộc sống yên bình nơi đô thành để lên đường vào chiến trường ác liệt ở miền Nam. Năm 1966, chị tình nguyện vào công tác tại chiến trường Quảng Ngãi, làm bác sĩ cho lực lượng giải phóng. Giữa những năm tháng chiến tranh khốc liệt, chị không chỉ là người thầy thuốc giỏi mà còn là người mẹ, người chị hết lòng vì thương bệnh binh và nhân dân vùng giải phóng.

Điều đặc biệt ở bác sĩ Đặng Thùy Trâm chính là cuốn nhật ký mà chị viết trong những năm công tác. Những dòng chữ mộc mạc, chân thực đã ghi lại biết bao nỗi đau, sự hy sinh, khát vọng hòa bình và tình yêu Tổ quốc cháy bỏng. Trong đó, người đọc không chỉ thấy một bác sĩ mà còn là một người phụ nữ trẻ đầy nghị lực, dũng cảm vượt lên gian khó, luôn sống vì lý tưởng và đồng đội.

Ngày 22 tháng 6 năm 1970, chị anh dũng hy sinh khi mới 27 tuổi trong một trận càn của quân Mỹ. Cuốn nhật ký của chị được một người lính Mỹ tên là Frederic Whitehurst giữ lại và hơn 30 năm sau đã được trao lại cho gia đình chị. Khi được xuất bản năm 2005 với tên gọi "Nhật ký Đặng Thùy Trâm", cuốn sách đã gây xúc động mạnh mẽ cho hàng triệu độc giả trong và ngoài nước.

Cuộc đời bác sĩ Đặng Thùy Trâm tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng rực rỡ. Chị là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến: giàu lòng yêu nước, sống lý tưởng, đầy nhân hậu và hy sinh thầm lặng. Tấm gương của chị là nguồn cảm hứng để thế hệ trẻ hôm nay sống đẹp, sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.

Tham khảo

Tham khảo

Bác sĩ Đặng Thùy Trâm (1942 – 1970) là biểu tượng sáng ngời của thanh niên Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Cuộc đời ngắn ngủi nhưng đầy cống hiến của chị để lại di sản vô giá về lòng yêu nước, ý chí kiên cường và y đức.

Tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội, chị xung phong vào chiến trường miền Nam khốc liệt, công tác tại Bệnh xá Đức Phổ, Quảng Ngãi từ năm 1967.

Tại đây, chị không quản hiểm nguy, tận tụy cứu chữa thương bệnh binh và nhân dân. Chị là bác sĩ giỏi chuyên môn, đồng thời là người chị, người bạn đầy tình thương. Trong hoàn cảnh thiếu thốn, chị vẫn kiên cường bám trụ, hoàn thành nhiệm vụ cao cả.

Những dòng nhật ký của chị, được tìm thấy sau này, lay động hàng triệu trái tim, thể hiện tâm hồn trong sáng, lòng nhân ái, ý chí sắt đá và tình yêu quê hương cháy bỏng.

Ngày 22/6/1970, bác sĩ Đặng Thùy Trâm anh dũng hy sinh ở tuổi 27. Tấm gương dũng cảm, tận hiến và y đức của chị đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, là ngọn lửa bất diệt nhắc nhở chúng ta về giá trị hòa bình và những con người đã hy sinh vì Tổ quốc.

30 tháng 11 2021

Tham khảo

Những người lính như các anh đã ngã xuống để đất nước Việt Nam "rũ bùn đứng dậy sáng loà" độc lập, thống nhất và phát triển. Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ: khắp nơi mọc lên các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... Đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Vãn hoá, giáo dục được coi trọng, phát triển... Như vậy, sự hi sinh của thế hệ cha anh đã không uổng phí...

30 tháng 11 2021

em rất biết ơn những anh hùng , liệt sĩ - những người đã hi sinh để dân tộc đc độc lập tự. Những ng có công với dân tộc , đất nước ; các ah tuy đã hi sinh nhưng hồn còn sống mãi với đất nước, với từng mảnh đất quê hương , nơi các ah chảy từng dòng máu đỏ để bảo vệ. Những hình ảnh các ah đã oanh liệt xông pha ra trận sẽ còn đc giữ mãi để các thế hệ sau tiếp nối và gìn giữ đất nước. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để trở thành một công dân có ích cho xã hội .  

4 tháng 10 2023

 Câu chuyện em có thể tìm đọc Bác sĩ vạn năng

Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo tên là Tôm. Một hôm bác đánh xe hai bò kéo chở đầy củi ra tỉnh bán cho một ông bác sĩ lấy hai Taler - hai đồng tiền vàng. Lúc trả tiền, bác sĩ đang ngồi ở bàn ăn. Nhìn thấy ông ta ăn uống linh đình, bác nông dân cũng muốn mình được như vậy.
Bác tần ngần đứng lại một lúc, rồi hỏi xem mình có thể làm bác sĩ được không.
Bác sĩ bảo:
- Được chứ, cũng nhanh thôi.
Bác nông dân hỏi:
- Vậy tôi phải làm gì ạ?
- Điều đầu tiên là mua quyển sách vỡ lòng ABC loại sách trang đầu có vẽ con gà trống. Rồi bán xe với bò lấy tiền mua sắm quần áo, đồ nghề của bác sĩ. Sau cùng thuê thợ kẻ biển "Tôi là bác sĩ vạn năng" và đóng đinh treo trước cửa.
Bác nông dân làm đúng theo lời khuyên. Bác làm bác sĩ chưa được bao lâu thì có một nhà quyền quý giàu có kia bị mất trộm. Ông ta nghe nói là có vị bác sĩ vạn năng ở làng nọ có thể đoán biết được tiền ăn trộm giấu ở đâu. Ông cho đánh xe đến làng và hỏi bác nông dân rằng:
- Bác có phải là vị bác sĩ vạn năng không?
- Quả đúng như vậy.
Ông mời bác cùng đi tìm của mất trộm. Bác đồng ý, nhưng phải để Grete vợ bác cùng đi. Khi họ tới nhà quyền quý kia thì bữa ăn đã dọn ra. Bác sĩ vạn năng đòi trước tiên phải được cùng ăn, không những bác mà bác gái cũng cùng ăn, vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Khi tên hầu thứ nhất bưng món ăn ngon vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Thứ nhất đấy!
Ý nói là người thứ nhất bưng món ăn vào. Tên hầu tưởng bác định nói "Tên trộm thứ nhất đấy." Chính tên hầu đã ăn trộm nên hắn hoảng sợ, ra ngoài nói với các bạn:
- Bác sĩ biết hết tất cả, thật nguy cho chúng ta. Ông ấy bảo tao là tên trộm thứ nhất. Tên thứ hai sợ không muốn vào, nhưng rồi cũng phải bưng vào. Khi hắn mang thẫu thức ăn vào, bác nông dân hích vợ bảo:

- Grete, thứ hai đấy!
Tên hầu sợ quá tìm cách lảng ra. Đến lượt tên thứ ba cũng vậy. Bác nông dân nói với vợ:
- Grete, tên thứ ba đấy!
Tên thứ tư mang thẫu thức ăn đậy kín. Chủ nhà bảo bác sĩ trổ tài, đoán xem là món gì. Đó là món tôm. Bác nông dân nhìn thẫu đậy kín không biết đoán mò sao, lúng ta lúng túng và kêu:
- Chà, chà, khổ cho cái thằng Tôm tôi quá!
Nghe xong nhà quyền quý reo lên:
- Tài thật! Bác biết chuyện này thì nhất định bác biết ai lấy trộm tiền!
Tên hầu chột dạ, nháy mắt cho bác sĩ ra ngoài. Bác ra, cả bốn tên hầu thú thật đã trót ăn trộm tiền. Chúng xin hoàn lại tiền và đưa bác thêm một khoản tiền lớn, chỉ xin bác đừng tố cáo, kẻo chúng có thể mất đầu như chơi. Chúng dẫn bác tới chỗ giấu của.
Bác sĩ trong bụng mừng thầm, lại ngồi vào bàn ăn, rồi nói:
- Thưa ông, để tôi tìm trong sách cẩm nang xem tiền giấu ở đâu.
Tên hầu thứ năm bò vào lò sưởi để dò xem bác sĩ có biết thêm gì nữa không. Bác sĩ ngồi giở sách đánh vần ABC, lật hết trang này đến trang khác để tìm con gà trống. Tìm mãi vẫn chưa thấy, bác nói:
- Ở đó thì ra đi chớ!
Tên hầu ở trong lò sưởi tưởng là nói mình, sợ quá nhảy ra, mồm nói lẩm bẩm cái gì cũng không ai rõ.
Rồi bác sĩ chỉ cho chủ nhà chỗ giấu của, nhưng không nói lộ cho biết ai ăn trộm.
Cả chủ nhà và đầy tớ đều cho bác nhiều tiền. Danh tiếng bác trở nên lừng lẫy.

6 tháng 2 2022

Tham khảo:

undefined

29 tháng 9 2023

1. Bài tham khảo:

- Chọn sự việc: thăm lăng Bác

- Các hoạt động: 

+ Xe xuất phát lúc 6 giờ sáng từ trường học.

+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng.

+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.

+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng.

+ Ra khỏi Lăng, các anh chị hướng dẫn viên dẫn chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng.

+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.
2. Bài tham khảo:

- Mở bài: Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.

- Thân bài:

+ Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. 

+ Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. 

+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang.

+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.

+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi.

+ Cuối cùng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.

+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.

- Kết bài: Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em càng biết ơn Bác Hồ, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
3. Em góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

30 tháng 3 2022

Tham khảo

Bác sĩ Ly là một bác sĩ giỏi. Một lần, bác sĩ đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ. Tên chúa tàu tỏ ra hung hẵn, quát nạt bác sĩ nhưng vị bác sĩ vẫn ôn tồn giảng cho ông chủ quán trọ cách trị bệnh. Bác sĩ Ly nhân từ, đức độ và nghiêm nghị đã khiến tên chúa tàu phải cúi gằm mặt và ngồi xuống. Trong nhà trọ ai cũng đều khâm phục thái độ kiên quyết, dũng cảm của bác sĩ Ly. Bác sĩ thật can đảm.

Bác sĩ Ly là một bác sĩ giỏi (Kiểu câu kể Ai là gì?)

Một lần, bác sĩ đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ.( Kiểu câu kể Ai làm gì?)

Bác sĩ Ly nhân từ, đức độ và nghiêm nghị đã khiến tên chúa tàu phải cúi gằm mặt và ngồi xuống (kiểu câu kể Ai thế nào?)

5 tháng 2 2022

(1) CN 1: Vợ chồng nhà sói

VN1: mất ngủ

CN2: Sói chồng

VN2: đau răng

(2) CN: Sói vợ

VN: mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bênh

(3) CN: Bác sĩ Gõ Kiến

VN: đến ngay

(4) CN: Bác sĩ gõ kiến

VN1,2: kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc

(5) CN: Sói chồng

VN1,2: hết đau, không rên hừ hừ nữa.

Câu kể ai làm gì: (2), (3), (4)

Anh làm cả 5 câu để em biết thêm thôi chứ câu cần tìm (2), (3), (4) nha ^^

5 tháng 2 2022

Tham khảo:

undefined

19 tháng 11 2023

Mình cho bạn một số ý nha . 

-Đầu tiên bạn nói bạn là bác sĩ (có thể nói là trong mơ) hoặc bố mẹ là bác sĩ , mình vô tình cứu sống 1 bệnh nhân nhờ biết một vài cách sơ cứu đơn giản rồi được khem là bác sĩ nhí ở đoạn cuối

- Còn về cảm xúc bạn có thể nói là e rất vui và cảm thấy mình như một anh hùng ! Có thể hứa thêm ví dụ e hứa sẽ cố gắng giúp đỡ nhiều người hơn nữa , ...

Đó là ý kiến riêng của mình thôi nha ! Có thể ko dúng như thầy cô dạy bạn vì mình ko học sách lớp 4 mới .☺

 

5 tháng 10 2023

Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những vùng quê, tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. Giữa bao nhiêu thiếu thốn và cô đơn, những người lính ấy vẫn quyết bám đảo, bám biển để bảo vệ vùng trời biển thiêng liêng mà bao liệt sĩ đã ngã xuống khi cuộc đời còn rất trẻ. Mặc dù chiến tranh tàn khốc đã thôi không trở lại, nhưng những âm mưu độc chiếm, âm mưu muốn tranh giành lãnh thổ của các nước ‘’láng giềng’’ vẫn còn sôi sục đó đây. Biển vẫn ngày đêm sóng dữ chưa nguôi. Các anh, những người lính trẻ không màng khó khăn, ngày đêm và ngày đêm chiến đấu. Các anh mang trong mình tư thế sẵn sàng, tay cầm súng, đầu mang chí lớn đối mặt với hiểm nguy nhưng can trường và vững chãi, hiên ngang giữa mênh mông biển cả.

Trạng ngữ: Nay trong thời bình

9 tháng 10 2023

 Những chi tiết ở đoạn 2 nói lên bác sĩ Tôn Thất Tùng là một người rất chăm chỉ nghiên cứu và cống hiến cho ngành cho nghề.

18 tháng 10 2023

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam.