K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2018

doraemon ( tên cũ là đôrêmon ) là một chú mèo máy sinh ngày 3/9/2112.chú rất thích bánh rán , kẻ thù là chuột.chú đã đi cỗ máy thời gian về thế kỷ 20 để làm bạn vs Nobita . chiếc túi 4 chiều truóc bụng doraemon chứa đủ các bảo bối thần kì để cứu nguy cho cậu bn nobita mỗi khi cậu gặp rắc rối .

14 tháng 2 2018

Doraemon

Tên cũ : Doremon

Sinh ngày : 3 - 9 - 2112

Tại : Nhà máy sản xuất robot Mátushiba

Món khoái khẩu : bánh rán

Kẻ thù : chuột

Anh / chị / em ruột : Dorami

Là một nhân vật thuộc loại robot phỏng hình mèo trong bộ truyện và phim hoạt hình cùng tên .

Người tạo : Fujiko Fujio

Biệt danh : Mèo ú

Quốc tịch : Nhật Bản

Vật dụng thần kỳ : bảo bối

Loài : Mèo robot

Chiều cao : 129,3 cm

Cân nặng : 129,3 kg

Nghề nghiệp : trông trẻ .
 

27 tháng 5 2021

 Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

27 tháng 5 2021

doraemon.exe tên là doraemon.exe

24 tháng 6 2018

Ai cúng biết Jack với biệt danh "Vô thị ác ma" tức là Jack không có mắt. Theo mình biết biết thì Jack đã bị một nhóm sinh viên và người tên Jenny đã lấy đi đôi mắt của cậu.Mắt của E.J màu đen vì nó không có mắt cộng với viẹc sau khi lấy hai con mắt thì Jenny đã đổ một chất dịch nhầy mày đen vào mắt Jack.Nhiều người nghĩ Jack thích ăn thận, ừ thì điều đó đúng chắc vì đó là một thứ có liên quan đến một tổ chức tôn giáo bí ẩn trong trường.E.J sống ở những nơi như: Rừng, nhà bỏ hoang, hang động,...Có một điều khó hiểu mà không ai giải thích được là E.Jnhìn bằng cách nào và làm sao khônh có mắt anh vẫn có thể giết người và ăn thận??Có nhiều giả thuyết cho rằng anh là hồn ma, thần thánh, người ngoài hành tinh,...

     In my class , I have many fiends but my best friend is Duc . He is thirteen years old .He lives Phu Phuc village with his parents .He is tall and thin .He has short black hair .His face is oval .Duc has black eyes .His mouth is beutiful and he has small white teeth .Duc has a small nose .His favourite colour is orange . He is very talkative .He always on the phone , chatting to friends .He is also sporty .He can play football,table tennis,...Duc is the best student in my class because he is very hard - working.At the weekend,we always do our homework and play football together .Last Tet holiday , we made Banh Chung .I love Duc very much

     I and Huy are team mates in our school’s soccer team, and that is the reason we became best friends. At first we did not know each other, but we quickly became close after just a few weeks.Huy is a good player, so he always helps me prace to improve my skills. In order to thank him, I become his instructor in some of the subjects in class. I am as tall and slim as Huy, and many people say that we look brothers. In fact, we are even closer than brothers.We can share almost everything, from feelings to clothes and hobbies. I always proud of our friend ship, and we will keep it this as long as we can.

21 tháng 4 2018

Ko đăng câu hỏi linh tinh

21 tháng 4 2018

là 1 thứ đáng sợ và đừng đăng câu hỏi linh tinh

9 tháng 8 2018

Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng che Mặt Trời ko cho ánh sáng của Mặt Trời chiếu tới Trái Đất

Nguyệt thực là hiện tượng Trái Đất che Mặt Trăng ko cho ánh sáng của Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng

9 tháng 8 2018

    Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất. Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.

Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (xem mặt phẳng hoàng đạo), do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, và nó thường ở đủ xa Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn để che khuất hoàn toàn Mặt Trời lúc nhật thực. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo; và có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm. Tuy nhiên, tại một nơi cụ thể trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm bởi vì bóng của Mặt Trăng trong lúc hiện tượng này xảy ra đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7 năm 1955).

Hiện tượng che khuất là hiện tượng của tự nhiên. Tuy thế, trong lịch sử cổ đại và quan niệm của một số người hiện đại, nhật thực thuộc về hiện tượng siêu nhiên. Hiện tượng nhật thực toàn phần gây ra sự sợ hãi đối với người dân thời cổ đại do thiếu hiểu biết về thiên văn học, khi Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày và bầu trời tối đen trong vài phút.

Rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Do vậy để quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt hoặc quan sát gián tiếp hình ảnh lúc nhật thực. Nhưng khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, mắt có thể an toàn quan sát hiện tượng này trong lúc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Những người ưa thích hiện tượng này thường đi du lịch đến những nơi sắp xảy ra để chứng kiến và chụp ảnh.

  Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xẩy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của trái đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

Không giống như nhật thực, mà chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực tương đối nhỏ trên thế giới, nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của trái đất. Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ, trong khi nhật thực toàn phần chỉ kéo dài trong vài phút tại bất kỳ vị trí nào do kích thước nhỏ hơn của bóng của Mặt trăng. Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ.

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực một phần: 6 giờ.

hok tốt~~

5 tháng 1 2024

giúp mình với

 

29 tháng 11 2023

- Thế giới tự nhiên rất sinh động, thú vị và nhiều điều kì thú.

- Em xem video về vòng đời phát triển của sâu bướm và biết được vòng đời của bướm gồm bốn giai đoạn phát triển là: trứng, sâu bướm, kén, nhộng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

Tham khảo:

25 tháng 10 2016

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.



 

25 tháng 10 2016

Con người chúng ta, ai cũng có một quê hương. Tôi cũng vậy. Quê hương đã dạy tôi cách gọi "Mẹ" và chính mảnh đất yêu thương ấy cũng là mẹ tôi. Cùng với dòng thời gian đang trôi không ngừng nghỉ, quê hương tôi cũng đang có sự đổi mới vượt bậc.

 

Sau một thời gian xa cách, quê hương tôi đã thay đổi rất nhiều, nào từ con đường đất đỏ năm xưa: gồ ghề, lóc xóc giờ đây đã là đổng lúa thơm ngào ngạt như dòng sữa mẹ, một bên là con sông trong veo có thể soi rõ từng hạt cát, hạt phù sa dưới đáy. Con đường đi êm ả như đang đi trên lụa vậy. Xe cộ cứ đi bon bon mà chẳng còn sợ "ngã" như ngày xưa. Lúc nào về quê, tôi cũng rủ cái Tẩy đi ra ngoài vườn chơi. Nhà tôi có cái vườn rất đẹp và cái ao nông lắm, cá bơi tung tăng và có cây khế với bao nhiêu quả chín mọng. Tẩy là em tôi, nó sống ở đây nên thuộc như lòng bàn tay nơi này vậy. Tôi hớn hở ra chơi bờ ao. "Ôi! Cái ao đâu rồi?". Tôi gặng hỏi mãi mà Tẩy chỉ gãi đầu gãi tai. Tôi hỏi lại lần nữa, nó trả lời:

– Người ta đã mua nó xây khách sạn rồi!

 

Giờ đây tôi mới để ý một điều: Quê hương tôi mới có thêm nhiều khách sạn, chắc là ở quê tôi, ngành du lịch đã rất phát triển. Tôi cũng mừng thầm vì điểu đó nhưng… cái ao nông… với từng đàn cá bơi lượn ấy… là cả tuổi thơ tôi. Tôi cũng rất buồn…

Đi trên đường đến nhà cô bác chào hỏi tôi mới để ý: Trạm y tế xã đã mỡ cửa lại để tiêm phòng, chữa bệnh cho dân làng, cái tường “lởm chởm” được sơn lại, hàng ghế chờ bằng sắt đã hoen gỉ nay đã được thay bằng ghế nhựa cứng ngồi rất thoải mái. Ngôi trường trong làng đã xây thêm nhiều lớp học hơn, lớp nào cũng có quạt mát, đèn sáng, bàn ghế mới sạch, đẹp. Mọi thứ đều rất hiện đại. Tuy vậy các lễ hội dân gian vẫn diễn ra thường xuyên và có cả phát thanh viên tuyên truyền, loa đi khắp xóm thông báo về ngày hội: "Loa… loa… sắp có hội Gò, xin quý ông, quý bà và mọi người cùng đến tham dự..

Đó là sự thay đổi lớn về vật chất ở quê tôi.

Quê hương tôi không chỉ thay đổi về vật chất mà còn có thay đổi về cách giao tiếp, nếp sống. Các cô gái ăn mặc chẳng khác gì các cô ở thành phố, cũng quần bò cạp trễ, áo ba lỗ, áo ren,… Con trai con gái nhiều người nhuộm tóc, có anh để đầu đinh rất ngầu. Xe máy chạy vè vè khắp làng. Tết đến, trẻ con chạy lon ton đi mọi nhà nhận lì xì, mọi người vui vẻ qua nhà nhau chúc Tết. Tiếng chúc nào: "An khang thịnh vượng, phát tài, phát lộc…" vang lên khắp xóm. Không chỉ riêng Tết mà ngày nào cũng vậy. Chốc chốc cậu hàng xóm chạy sang:

– Bà ơi, cho cháu xin củ hành với ít lá chanh được không ạ?

Cậu cu nhỏ lớp hai lại thở hổn hển phóng qua:

– Bà ơi, cho cháu ãn cơm với bà nhé! Bố mẹ cháu ra đồng về muộn rồi.

Hầu như ngày nào mọi người hỏi thăm, nhờ cậy và đều được những người hàng xóm sẵn sàng giúp đỡ. Mỗi giờ tan học, tiếng trẻ con hát"… chào đón chúng em mau bước nhanh chân tới trường…" rồi tiếng bàn bạc:

– Tuấn ơi, tối nay mình sang nhà cậu học nhóm nhé?

– Ừ

Ai cũng vậy, quê tôi mọi người sống hoà thuận, yêu thương nhau, văn minh hơn trước kia.

Ngày xưa, hầu hết trẻ em không được đi học mà phải giúp cha mẹ làm ruộng kiếm vài đồng qua ngày. Giờ đây trẻ thơ được vui vẻ cắp sách tới trường. Sáng sáng, tiếng trẻ con tới trứòng tíu tít:

– Lan ơi đi học thôi!

– Hạnh à? Tớ ra ngay đây!

Bạn này đèo bạn kia trên chiếc xe đạp đi bon bon trên con đường bê tông. Bên trường học, tiếng hát của các em "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng…" rồi cả tiếng bi bô đánh vần của học sinh lớp một, tiếng đọc bảng cửu chương của cô cậu lớp hai… Thỉnh thoảng vài chú chim sà bên cửa sổ xanh như say mê ngắm các anh chị học trò đang say sưa nghe cô giáo giảng. Mặt ai cũng đăm chiêu suy nghĩ, quạt thổi vù vù mà trán cô cậu nào cũng mướt mát mồ hôi. Giờ ra chơi, các học sinh nhảy dây, đọc sách… toàn những trò chơi bổ ích, lành mạnh và lí thú. Nhiều trường đi học bán trú, từng suất ăn đầy đủ chất dinh dưỡng tiếp cho học sinh năng lượng dồi dào để học buổi chiều. Ánh nắng chói chang chiếu vào lớp học sạch sẽ, không một mẩu giấy được các bạn giữ gìn. Nắng còn chiếu vào phòng tin học với toàn máy tính mới cho học sinh nâng cao hiểu biết về thông tin điện tử. Rồi nắng đi vào phòng thư viện, ngồi ghé đọc sách, nào là: Tốt-tô-chan – cô bé ngồi bên cửa sổ của Ku-rô-y-a-na-gi, Không gia đình của Héc-to Ma-lô, Những vì sao của An-phông-xơ Đô-đê,…, ánh sáng cứ như người dẫn đường cho chúng ta. Ngoài đồng, các bác nông dân nghe tiếng trẻ thơ ngoan ngoãn học hành thì chắc đỡ vất vả phần nào.

Nhiều khi tôi vẫn tự hỏi: "Sao quê hương tôi lại có thể đổi mới?". Và tôi đã tìm được câu trả lời cho mình. Nhờ có sự phát triển của kinh tế cùng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mà quê hương tôi phát triển. Nhưng chúng ta cũng không quên công sức của mọi người và tôi mong sao một ngày nào đó tôi sẽ cùng những người dân chăm chỉ nơi đây chung xây mảnh đất này và cùng làm cho đất nước giàu đẹp hơn, hiện đại hơn như Bác Hồ cũng như những người đi trước mong muốn.