Hãy kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng và rút ra ý nghĩa câu chuyện.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn đi hỏi người mù nhưng hắn ra sức chối cãi. Hai bên không ai chịu ai bèn dắt nhau lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
Thấy người mù khăng khăng không nhận, quan hỏi:
- Nhà ngươi có mang theo tiền không?
Người mù đáp:
- Có ạ thưa quan, đấy là tiền của tôi.
- Hãy đưa ra đấy của ai rồi sẽ rõ.
Quan sai người múc một chậu nước, bảo người mù bỏ tiền vào chậu. Một lúc sau thấy trong chậu nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.
Quan nghi người này giả mù bèn sai lính lấy roi ra đánh. Lúc đầu hắn chối cãi nhưng chỉ sau ba roi đành mở cả hai mắt.
Trong thời đó, ở Quảng Trị có Truông Nhà Hồ là nơi bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp, quan sai chế ra một loại hòm gỗ kín, có lỗ thông hơi rồi cho quân sĩ ngồi sẵn trong đó. Quan lại cho đánh tiếng rằng đây là số hòm vàng bạc của một vị quan sắp ra Bắc. Bọn cướp tưởng bở, rình lúc đoàn người đi ngang bèn ra cướp lấy, đem về đến tận sào huyệt.
Về đến nơi, các võ sĩ ngồi trong hòm bất ngờ xông ra. Vừa lúc đó, quân triều đình ập đến, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Nguyễn Khoa Đăng đưa bọn cướp ấy đi khai khẩn những vùng đất hoang, lập nên những làng xóm đông đúc.
Gợi ý :
1. Năm 1235, khi Trần Quốc Tuấn mới 5, 6 tuổi, cha ông là Trần Liễu có chuyện tị hiềm với vua Trần Thái Tông. Năm 1251, Trần Liễu lâm bệnh nặng, trước khi mất có trăng trối dặn Trần Quốc Tuấn phải vì cha mà giành lại ngôi vua. Biết cha không quên hận cũ, thương cha, Quốc Tuấn đành gật đầu để cha yên lòng, nhưng ông không cho đó là điều phải và luôn tìm cách hoà giải mốì hiềm khích trong gia tộc.
2. Cuối năm 1284, nhà Nguyên lại kéo hàng chục vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Thế giặc mạnh như chẻ tre. Vua Trần Nhân Tông (cháu Trần Thái Tông) cho mời Trần Hưng Đạo về kinh. Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (con vua Trần Thái Tông) đến cùng bàn kế đánh giặc. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được tắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa:
- Hôm nay, thật may mắn, tôi được tắm hầu Thái sư.
Quang Khải cũng không kìm nổi xúc động, đùa lại:
- Tôi mới thật có may mắn vì được Quốc công Tiết chế tắm cho.
Trước tấm lòng chân tình của cả hai người, mối hiềm khích cùa cả hai bên dược cởi bỏ.
3. Hôm sau, hai người vào cung. Vua đã chờ sẵn để bàn việc nước.
Nhà vua băn khoăn:
- Lần trước, giặc Nguyên đá bị ta đánh bại. Nhưng lần này chúng đông và mạnh hơn trước bội phần. Các khanh xem có kế gì để giữ yên xã tắc?
Trần Hưng Đạo trình bày kĩ mọi việc, từ trấn giữ biên thuỳ, cắt cử các tướng..., đoạn ông nhấn mạnh:
Nên triệu gấp bô lão cả nước về kinh để cùng bàn luận. Có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh trăm họ! Anh em hoà thuận, trên dưới một lòng thì giặc kia dẫu mạnh mấy cũng phải tan!
Vua y lời.
Một sáng đầu xuân năm 1285, bô lão từ mọi miền đất nước tụ hội về điện Diên Hồng. Vua quan nhà trần tề tựu đông đủ. Vua ướm hỏi:
- Nhà Nguyên sai sứ giả mang thư sang, xin mượn đường để đánh Chăm-pa. Ý các khanh thế nào?
Hưng Đạo tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước!
Cả điện đồng thanh:
- Không cho giặc mượn đường!
Vua hỏi tiếp:
- Ta nên hoà hay nên đánh?
Điện Diên Hồng như rung lên bởi những tiếng hô cùa muôn người:
- Nên đánh!
- Sát Thát!
4. Nhờ trên dưới đồng lòng, vua tôi hoà thuận... quân dân ta đã đánh tan giặc Nguyên, giữ vững độc lập dân tộc.
Gợi ý:
1. Năm 1235, khi Trần Quốc Tuấn mới 5, 6 tuổi, cha ông là Trần Liễu có chuyện tị hiềm với vua Trần Thái Tông. Năm 1251, Trần Liễu lâm bệnh nặng, trước khi mất có trăng trối dặn Trần Quốc Tuấn phải vì cha mà giành lại ngôi vua. Biết cha không quên hận cũ, thương cha, Quốc Tuấn đành gật đầu để cha yên lòng, nhưng ông không cho đó là điều phải và luôn tìm cách hoà giải mốì hiềm khích trong gia tộc.
2. Cuối năm 1284, nhà Nguyên lại kéo hàng chục vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Thế giặc mạnh như chẻ tre. Vua Trần Nhân Tông (cháu Trần Thái Tông) cho mời Trần Hưng Đạo về kinh. Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (con vua Trần Thái Tông) đến cùng bàn kế đánh giặc. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được tắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa:
- Hôm nay, thật may mắn, tôi được tắm hầu Thái sư.
Quang Khải cũng không kìm nổi xúc động, đùa lại:
- Tôi mới thật có may mắn vì được Quốc công Tiết chế tắm cho.
Trước tấm lòng chân tình của cả hai người, mối hiềm khích cùa cả hai bên dược cởi bỏ.
3. Hôm sau, hai người vào cung. Vua đã chờ sẵn để bàn việc nước.
Nhà vua băn khoăn:
- Lần trước, giặc Nguyên đá bị ta đánh bại. Nhưng lần này chúng đông và mạnh hơn trước bội phần. Các khanh xem có kế gì để giữ yên xã tắc?
Trần Hưng Đạo trình bày kĩ mọi việc, từ trấn giữ biên thuỳ, cắt cử các tướng..., đoạn ông nhấn mạnh:
Nên triệu gấp bô lão cả nước về kinh để cùng bàn luận. Có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh trăm họ! Anh em hoà thuận, trên dưới một lòng thì giặc kia dẫu mạnh mấy cũng phải tan!
Vua y lời.
Một sáng đầu xuân năm 1285, bô lão từ mọi miền đất nước tụ hội về điện Diên Hồng. Vua quan nhà trần tề tựu đông đủ. Vua ướm hỏi:
- Nhà Nguyên sai sứ giả mang thư sang, xin mượn đường để đánh Chăm-pa. Ý các khanh thế nào?
Hưng Đạo tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước!
Cả điện đồng thanh:
- Không cho giặc mượn đường!
Vua hỏi tiếp:
- Ta nên hoà hay nên đánh?
Điện Diên Hồng như rung lên bởi những tiếng hô cùa muôn người:
- Nên đánh!
- Sát Thát!
4. Nhờ trên dưới đồng lòng, vua tôi hoà thuận... quân dân ta đã đánh tan giặc Nguyên, giữ vững độc lập dân tộc.
-KỂ LẠI TOÀN BỘ CÂU CHUYỆN Lí Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh là người thông minh, sáng dạ. Năm 1928, anh gia nhập tổ chức cách mạng và được cử ra nước ngoài học tập. Trở về nước vào mùa thu năm 1929, anh được tố chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyến thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng, ơ đây, bọn mật thám đông như ruồi, nhưng nhờ nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, anh đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là đế buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi. Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhảy tùm xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lí Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Nhưng anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”. Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Có một luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động và suy nghĩ chưa chín chắn. Anh gạt phắt và lớn tiếng trước tòa: - Tôi hành động có suy nghĩ. Mọi việc tôi làm đều vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác. Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi đời. - Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN Qua câu chuyện Lí Tự Trọng, em hiểu được anh Trọng là một thanh niên yêu nước, sống có lí tưởng, sẵn sàng quên mình vì đồng đội. Anh là một người anh hùng.
Từ chập tối, người đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!
2. Người đi săn bước đến con suối.
Suối róc rách hỏi:
- Đi đâu tối thế?
- Đi săn con nai.
Suối bảo:
- Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!
Người đi săn lùi lũi bước đi.
3. Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:
- Đến chơi với tôi à?
- Không phải.
- Thế anh đi đâu? Ở đây vắng quá! Chẳng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đấy!
- Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!
- Sao?
- Cái đèn ló này để rọi cho nai chói mắt, không biết đường chạy, cái súng này để bắn chúng.
- Ác thế!
- Thịt nai ngon lắm.
Cây trám rưng rưng:
- Thế thì cút đi!
Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tưởi trên cây trám. Anh đợi.
4. Thế rồi, trên lưng đồi sẫm đen dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay dã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!
Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.
5. Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tối, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.
Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.
Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.
- Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!
Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế!
Ý nghĩa câu chuyện là :
Phải biết yêu thương động vật,đừng vì miếng mồi ngon mà giết chết con nai,câu chuyện nói lên điều đó.
Xin lỡi nha,mk chỉ biết vậy thôi,thông cảm!
Ngày 6-7-1885, một chú bé chín tuổi là Gio-dep bị chó dại cắn đã hai ngày, được mẹ đưa từ vùng quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xto cứu chữa.
TB:
Cuộc sống của Gio-dep chỉ được tính bằng ngày. Em sẽ chết như tất cả những người bị chó dại cắn xưa nay.
Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt muốn khóc của người mẹ, lòng Pa-xto se lại. Ông nghĩ đến cái chết của em bé.
Pa-xto luôn suy nghĩ phải làm cách gì để cứu em bé.
– Vắc-xin chữa bệnh dại Pa-xto chế ra đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể con người.
Pa-xto muốn cứu em bé nhưng lại không muốn lấy em bé làm vật thí nghiệm cho Vắc-xin của mình.
Hôm sau, Pa-xto quyết định tiêm vắc-xin cho em bé. Ban đầu là liều nhẹ, sau đó nặng dần.
Mũi tiêm thứ mười có tính chất quyết định. Cuối cùng, ông quyết định phải tiêm mũi cuối cùng.
Pa-xto chăm chú theo dõi người ta tiêm cho em bé mũi vắc-xin cuối cùng, tự tay dắt em lên giường, an ủi em.
Thêm bảy ngày chờ đợi dài dằng dẵng, từng phút li sợ một cơn dại ghê gớm bất thần xảy ra.
Qua ngày thứ bảy, em bé vẫn khỏe mạnh, bình yên. Tai họa đã qua.
Sau thành công vang dội đó, người ta đã liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của Lu-i Pa-xto những người bị chó dại cắn để ông cứu chữa.
Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xto chống dại đầu tiên trên thế giới.
KB:
Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu yêu thương con người của bác sĩ Pa-xto, một nhà khoa học tài năng của thế giới.
TK nha
Ngày xưa, có ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan có tài xét xử được dân mến phục vì tài năng lẫn đức tính tốt lúc nào cũng lo trừ hại cho dân.
Có một lần, anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có kẻ đã thò tay vào bị lấy trộm tiền biết bị mất tiền, anh mới nhớ lại, lúc nãy có một gã mù cứ quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mãi không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp bèn gửi gánh hàng lại cho người quen chạy đi tìm hắn. Người này chối lấy lí do bị mù, biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên cãi cọ một hồi thì bị lính bắt giải về quan. Thấy người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có. Nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa ra đây.
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi đành nhận tội.
Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ cất tiền mà lấy.
Nói rồi, quan sai lính nọc kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van xin quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chúng ta mới càng khâm phục đức độ, tài năng tiêu diệt bọn gian trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, có khóa bên trong, rồi ông đưa những võ sĩ tài giỏi có vũ khí ngồi vào đó, Ị sai quân sĩ ăn mặc thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông. Lại phao tin lên rằng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê đem theo những cái hòm của cải quý giá. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi. Chúng đón đường rồi khiêng những cái hòm về sào huyệt. Vừa đặt xuống thì đồng loạt nắp hòm bật tung ra, các võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ tấn công lu cướp. Bị bất ngờ không đối phó kịp, tất cả bọn chúng đảnh hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ong dùng bọn này đi khai khẩn đất hoang ở biên giới lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm làng dọc hai bên truông. Biến một vùng rừng núi âm u thành những bản làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Hãy kể lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên theo lời kể của em.
Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ. Thần thường sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn diệt trừ yêu quái giúp dân và dạy dân chăn nuôi trồng trọt…
Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Biết vùng Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nàng đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Họ yêu nhau, kết duyên đôi lứa, sống tại cung điện Long Trang trên cạn.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kì lạ làm sao, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng đó nở thành trăm người con trai đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần. Âu Cơ và Lạc Long Quân mừng vui khôn xiết.
Nhưng Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước. Một hôm, chàng đành từ biệt vợ con trở về thuỷ cung. Âu Cơ một mình vò võ nuôi con trong chờ mong buồn tủi. Một hôm, nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
Lạc Long Quân ngậm ngùi:
- Ta thuộc nòi rồng, quen sống dưới vùng nước thẳm, nàng là tiên nữ, quen sống chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con lên núi, chia nhau cai quản đất đai, khi có việc cần thì giúp đỡ nhau.
Âu Cơ mang năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Triều đình có đủ tướng văn tướng võ. Con trai được gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương. Khi cha chết, ngôi báu được truyền cho con trưởng. Cứ thế, mười mấy đời vua Hùng đã thay nhau trị vì đất nước, không hể thay đổi hiệu Hùng Vương.
Kể từ đó, dân Việt Nam, con cháu các vua Hùng, đều tự coi mình là con Rồng, cháu Tiên.
Đấy là truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc ta. Truyền thuyết cũng cho ta hiểu rõ hơn hai tiếng thiêng liêng "đồng bào" (cùng trong một bọc). Chúng ta tự hào hơn về nòi giống Tiên Rồng của mình. Tự hào hơn về tình đoàn kết của các dân tộc anh em trên đất Việt.
Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng con trai của thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân lên bờ thần giúp dân diệt trừ yêu tinh giúp dân cách trồng trọt xong việc thần về thăm mẹ.
Trên núi cũng có một nàng vô cùng xinh đẹp còn gái họ Nông tên là Âu Cơ tình cờ hai người người gặp nhau kết duyên thành vợ chồng ở Vân Trang.Âu Cơ sinh được một bọc trăm trứng rồi sinh ra một trăm đứa con hồng hào ko bú mớm nhưng vẫn lớn nhanh như thổi.
Một hôm chàng nhớ mẹ nên về thủy cũng bỏ mẹ con Âu Cơ ở lại Âu Cơ mong chờ chẳng thấy chồng về nên Âu Cơ nói:"Sao chàng nỡ bỏ mẹ con thiếp mà đi"Lạc Long Quân bơi lên bờ nói:"Chúng ta tính tình tập quán khác nhau người dưới nước,kẻ ở núi chẳng sâu lâu được nạy ta 50 con xuống biển nàng đem 50 con lên núi có gì khó khăn cùng nhau giúp đỡ"
Thế là Lạc Long Quân đem 50 đứa con xuống biển, con trai trưởng lên ngôi vua đặt tên là Hùng Vương đạtr tên nước là Văn Lang cứ như vậy các đứa con đều đặt tên là Hùng Vương
Có một lần xảy ra vụ cãi cọ xô xát dữ dội giữa người bán dầu và người ăn mày mù. Người bán dầu túm lấy người ăn mù đòi số tiền để trong bị đã bị đánh cắp. Hai bên đánh nhau, lính bắt giải đem vào cửa quan. Tên ăn mày cứ cãi là mắt bị mù biết tiền anh bán dầu để đâu mà lấy cắp.
Quan Nguyễn Khoa Đăng hỏi:
- Nhà ngươi có tiền không ?
- Bẩm quan có, nhưng đó là tiền của tôi.
- Cứ đưa tất cả ra đây. Của ai rồi sẽ rõ.
Quan sai lính múc một chậu nước trong, bỏ số tiền vào chậu. Tức thì nước nổi đầy váng dầu xanh.
Quan sai lính đánh thật đau. Tên ăn mày mở thao láo đôi mắt. Hắn là một tên gian giảo giả mù để đi ăn cắp.
Chuyện thứ hai nói về việc quan Nội tán triệt tận gốc bọn cướp ở truông nhà Hồ. Bọn cướp đã lập sào huyệt tại đây, hoành hành nhiều năm dữ dội. Nguyễn Khoa Đăng cho đóng một số hòm gỗ có chốt bên trong. Ông cho một số võ sĩ dũng lược, cao cường mang theo vũ khí vào ngồi trong hòm. Ông cho người tung tin có một vị quan to từ Bắc sắp đi qua, mang theo nhiều của cải vàng ngọc. Quả nhiên bọn cướp trúng kế kéo ra chặn đường bắt phu khuân các hòm gỗ về sào huyệt. Theo mật lệnh, các võ sĩ mở chốt hòm, nhất tề xông ra cùng đoàn lính cải trang làm phu dùng gươm giáo đâm chém. Một số tướng cướp bị giết, số còn lại bị bắt sống.
Sau đó, Nguyễn Khoa Đăng lập nhiều làng xóm dọc hai bên truông nhà Hồ. Từ đó “đường vô xứ Huế quanh quanh”, qua truông nhà Hồ trở nên bình yên. Ca dao thuở ấy đã nói về chuyện này:
“Phá Tarn Giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm”.
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận dong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội
Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.
Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.
Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị cỏ truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.
Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thi cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.
Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.