Cho tam giác ABC cân tại A, các đường cao AD và BE cắt nhau tại H. Vẽ đường tròn (O) có đường kính AH. Cm:
a) Điểm E nằm trên đường tròn (O).
b) DE là tiếp tuyến của (O)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ta có : OH = OE
Suy ra tam giác OHE cân tại O
Trong tam giác BDH ta có:
Từ (1), (2) và (3) suy ra:
Tam giác ABC cân tại A có AD ⊥ BC nên BD = CD
Tam giác BCE vuông tại E có ED là đường trung tuyến nên:
ED = DB = BC/2 (tính chất tam giác vuông)
Suy ra tam giác BDE cân tại D
Suy ra: DE ⊥ EO. Vậy DE là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Gọi O là trung điểm của AH
Tam giác AEH vuông tại E có EO là đường trung tuyến nên :
EO = OA = OH = AH/2 (tính chất tam giác vuông)
Vậy điểm E nằm trên đường tròn (O ; AH/2 )
a/ Xét \(\Delta AEH\)vuông tại E có:
EO là đường trung tuyến ( OA=OH )
\(\Rightarrow EO=\frac{1}{2}AH=OA=OH\)( tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông )
\(\Rightarrow E\)nằm trên đường tròn tâm O đường kính AH
b/ Xét \(\Delta OHE\)có:
OH=OE ( cmt )
\(\Rightarrow\Delta OHE\)cân tại O
\(\Rightarrow\widehat{OEH}=\widehat{OHE}\)( tính chất tam giác cân )
Mà: \(\widehat{BHD}=\widehat{OHE}\)( 2 góc đối đỉnh )
\(\Rightarrow\widehat{OEH}=\widehat{BHD}\left(=\widehat{OHE}\right)\)(1)
Xét \(\Delta ABC\)cân tại A có:
AD là đường cao ( gt )
\(\Rightarrow AD\)là đường trung tuyến
\(\Rightarrow BD=CD\)
Xét \(\Delta BEC\)vuông tại E có:
ED là đường trung tuyến ( BD=CD )
\(\Rightarrow ED=\frac{1}{2}BC=BD\)( tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông )
\(\Rightarrow\Delta BDE\)cân tại D
\(\Rightarrow\widehat{DEH}=\widehat{DBH}\)(2)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat{OEH}+\widehat{DEH}=\widehat{BHD}+\widehat{DBH}\)
Hay \(\widehat{OED}=90\)( \(\widehat{BHD}\)và \(\widehat{DBH}\)là 2 góc phụ nhau của \(\Delta BHD\)vuông tại D )
\(\Rightarrow DE\perp OE\)
Vậy DE là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Tớ chỉ làm được mỗi câu a,b thôi nên bạn thông cảm =))
a) Vì OE = OA = OH nên':
=> E nằm trên đường tròn (O) có đường kính AH
b) Xét tam giác vuông BEC
Có : ED là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền
=> ED = DB
=> \(\widehat{E_1}=\widehat{B_1}\left(1\right)\)
Ta lại có : \(\widehat{E_2}=\widehat{H_1}=\widehat{H_2}\left(2\right)\)
Từ (1)(2) , suy ra :
\(\widehat{E_1}+\widehat{E_2}=\widehat{B_1}+\widehat{H_2}=90^o\)
Vậy : DE vuông góc với bán kính OE tại E nên DE là tiếp tuyến của đường tròn (O)