K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2018

Mỗi người chắc hẳn đều có loài hoa yêu thích của riêng mình. Riêng em, em thích nhất lả hoa hướng dương.

Cây hoa cao chừng gần một mét. Thân cây to bằng ngón chân cái của người lớn. Cây có lá to bằng hai bàn tay em, phiến lá hình bầu ở cuống, thon nhọn ở đầu lá, nom hơi giống lá trầu bà. Lá hướng dương màu xanh mát, phiến lá nham nhám chứ không trơn láng.

Hoa hướng dương là sự sắp xếp cực kì khéo léo của tạo hóa: nụ hoa to bằng cái đĩa tách trà, cánh hoa thon nhọn màu vàng rực xếp lên nhau bao quanh nhụy hoa tròn xoe như ông mặt trời be bé. Không giống các loài hoa khác, giấu nhụy hoa vào trong, hoa hướng dương phô hết nhụy hoa ra ngoài. Từ bên dưới vòng tròn nhụy, cánh hoa thon thon như cánh hoa cúc xếp nhiều lớp, lớp trên so le với lớp dưới. Mỗi đoá hoa hướng dương giống như một mặt trời nho nhỏ.

Cuống hoa to bằng ngón tay em. Cây hoa hướng dương cao, có dáng vẻ cứng cáp, rắn rỏi. Hoa hướng dương luôn hướngvề phía mặt trời làm em liên tưởng đến những người giàu nghị lực luôn hướng về lý tưởng của mình một cách kiên trì, anh dũng.Hoa hường dương còn cho hạt hường dương là món yêu thích của mọi người. Ngoài ra, người ta còn lấy hạt ép lấy dầu. Dầu hướng dương thơm, không có chất độc hại, ăn tốt cho tim mạch hơn dầu thường.

Hoa hướng dương luôn hướng về vầng mặt trời sáng chói, biểu tượng của người hướng 

8 tháng 2 2018

ban nao giai cho minh minh k cho ok:de bai viet 1 doan van ta 1 canh dep vung bien 15 den 30 dong thack!!!!!!!!!!

27 tháng 5 2020

Mở bài: Từ xưa đến nay, trăng vốn là người bạn thơ của thi sĩ và cũng là đề tài muôn thuở trong thi ca nhạc hoa. Đi vào trang thơ của mỗi thi nhân, trăng sẽ hiện hữu ở những góc độ và đường nét khác nhau. Với “Ngắm trăng”, Hồ Chí Minh không chỉ cho tất cả những người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của trăng mà thông qua đó còn bộc lộ những nỗi niềm của chính mình trong hoàn cảnh đặc biệt quan trọng chốn lao tù. 

hiên nhiên xuất hiện trong bài thơ Ngắm trăng

Câu thơ thứ hai tựa hồ như một nét vẽ mà sau đường mang bút của Hồ Chí Minh, cảnh thiên nhiên hiện hữu khá rõ ràng:

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

Dịch nghĩa:

“Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”

Nếu như câu thơ đầu tiên làm người đọc động lòng vì hoàn cảnh ngang trái mà Bác bỏ Hồ phải đối mặt. Tưởng như đến câu thơ tiếp theo, tác giả sẽ nói đến cảm xúc xót xa của mình khi sống trong tham gia đó. Thế mà thật lạ lùng, Bác bỏ lại hướng tầm mắt người đọc ra phía không gian mông mênh, rộng lớn của đất trời và không hết lời ca tụng cảnh đẹp (“lương tiêu”).

Khi cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, ta thấy cảnh vật tươi đẹp, thu hút đến nỗi khiến người thưởng cảnh cũng bối rối, khó xử vì không “biết làm thế nào?” (“nại nhược hà”) khi đối diện. Giờ phút này đây, bao nhiêu những khổ đau, vất vả, cực nhọc, xót thương của cảnh tù đày dường như vắng bóng, phải chăng mối bận tâm duy nhất của Bác bỏ lúc này là dành hết cho thiên nhiên vạn vật.

Cảnh ấy khiến Người cảm thấy bồn chồn, náo nức bởi vì một tâm hồn nghệ sĩ như Hồ Chí Minh, sao thể không rung động trước một khung cảnh mà Người dành hết lời truyền tụng như vậy. Có ý kiến nhận định rằng, trong bản dịch thơ của Nam Trân, khi sử dụng “khó hững hờ” để thể hiện ý nghĩa “biết làm thế nào?” thì chưa làm bộc lộ hết những bồn chồn, náo nức trong tâm trạng người thi sĩ vì bản thân từ “hững hờ” mang ý nghĩa thờ ơ, lạnh nhạt, không chú ý đến điều gì đó.

Trong thơ Bác bỏ, có lẽ hơn hết sự để ý, quan tâm, trước cảnh đẹp có lẽ Bác bỏ cũng không giấu được sự đón đợi, phấn chấn. Nhưng xét thấy, để tìm được từ ngữ nào khác thể hiện trọn vẹn ý nghĩa câu thơ thì đó không phải là điều đơn giản. Thế nên thiết nghĩ cũng không nên khắt khe với tác giả bản dịch thơ.

Nhìn lại cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, có thế thấy, hai câu thơ đầu của bài thơ đã làm nổi bật một tâm hồn nghệ sĩ phải ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt quan trọng chốn lao tù tưởng như không phù hợp. Tuy nhiên, Người đã mặc kệ hoàn cảnh, bỏ qua sự hiện hữu của vật chất là rượu và hoa để vẫn có thể thưởng cảnh ung dung, tự tại. Nhưng trước khoảnh khắc diệu kì của cảnh đẹp, Người vẫn không khỏi xốn xang.

Cuộc vượt ngục về tinh thần của người chiến sĩ

Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, ta thấy ở câu thơ thứ hai, người chiến sĩ – thi sĩ ấy đã vẽ ra trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên đầy ấn tượng. Đến hai câu thơ cuối, trong cái nền của khung cảnh thiên nhiên, tác giả đã tập tập trung sự chú ý của người đọc vào quan hệ giữa thi sĩ và vầng trăng trên cao theo như đúng tinh thần “ngắm trăng” của bài thơ:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Dịch nghĩa:

“Người hướng ra phía trước song ngắm trăng sáng,

Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.”

Trong hai câu thơ đều phải sở hữu sự xuất hiện của rất nhiều hình ảnh: “nhân”, “nguyệt”, “song” (song cửa), vị trí của “song” cửa nhà tù luôn đứng chắn giữa câu thơ, còn người và “nguyệt” thì có sự hoán đổi. Chính vì sự linh hoạt hoán đổi vị trí này đã tạo nên tầng nghĩa giàu giá trị của bài thơ.

Ở câu thơ thứ ba, khi hướng tầm mắt ra phía “song tiền” để “khán minh nguyệt” cũng là lúc nhà thơ để cho tâm hồn mình thoát khỏi sự tù tội để giao hòa cùng vầng trăng sáng ở không gian khung trời mông mênh. Ở đây đã có một cuộc vượt ngục diễn ra, đó không phải là cuộc vượt ngục thông thường mà là vượt ngục về tinh thần.

Đọc văn bản sau để trả lời các câu hỏi:Phiên âm Hán – Việt:Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.Dịch nghĩa:Trong tù không rượu cũng không hoa,Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.Dịch thơ (bản dịch...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau để trả lời các câu hỏi:

Phiên âm Hán – Việt:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch nghĩa:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân):

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

             (Ngữ văn 8, tập hai, trang 37, NXB Giáo dục, năm 2008)

a. Bài thơ trên của ai?

b. Bài thơ được trích từ tập thơ nào?

c. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

d. Em hãy nêu giá trị nghệ thuật và nội dung cơ bản nhất của thi phẩm trong một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 10 dòng).

1
25 tháng 8 2016

CHỈ GỢI Ý THÔI NHA:

aBài thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 bBài thơ được trích từ tập thơ “Nhật kí trong tù”.

 cBài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

 dVề hình thức: viết đúng một đoạn văn, từ 5 đến 10 dòng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chính xác, không mắc lỗi về câu, từ.

 

Về nội dung, cần đảm bảo những ý sau:

–  Giá trị nghệ thuật:

+ Sử dụng phép đối, nhân hóa linh hoạt.

+ Vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.

–  Giá trị nội dung:

+ Khắc họa cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch.

+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, tinh thần lạc quan, đầy “chất thép” của người chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chí Minh.

11 tháng 10 2018

mk làm toán thôi

2x=5y =>x/5=y/2 

đặt x/5=y/2=k =>x=5k;y=2k

thay vào x2+y2=116

(5k)^2+(2k)^2=116

25.k^2+4.k^2=116

(25+4)k^2=116

k^2=116/29=4

=>k=2 hoặc k=-2

xét k=2 và k=-2

6 tháng 2 2018

các bn giúp mk nhé

3 tháng 2 2018

Mùa hè là mùa của những cái nắng chói chang và những cơn mưa rào đến bất ngờ, những hình ảnh của những thi vị cuộc sống cũng mang những màu sắc rất ấm áp và để lại nhiều cảm xúc cho con người, hình ảnh những hàng phượng vĩ và những tiếng ve kêu là những dấu hiệu về mùa hè đã đến.

Trong mỗi ngôi trường hình ảnh những cành phượng vĩ càng hiện rõ nét và nó có nhiều ấn tượng đặc biệt rất sâu sắc cho con người, mỗi người chúng ta càng phải hiểu hơn về những vật này, bởi nó đem lại rất nhiều sắc màu có giá trị trong cuộc sống, cuộc sống của mỗi người sẽ ngày càng có ý nghĩa hơn, bởi thiên nhiên của đất trời đem lại những vật dụng, những hình ảnh có giá trị và ý nghĩa nhất, những hình ảnh đó để lại cho mỗi người những cảm giác riêng biệt và rất ý nghĩa lạ lùng, những cảm xúc đan xen vào đó là những nỗi nhớ da diết, những hoài niệm mới mẻ về không gian và thời gian của mỗi con người.

Hình ảnh những cánh phượng vĩ đỏ rực trên cái nắng của mùa hè để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc và đặc biệt hình ảnh của những cánh phượng vĩ rơi bay phấp phới trong không gian của cuộc sống cũng là những biểu tượng đặc trưng cho cái đẹp cho những hình ảnh đặc trưng cho mùa hè, những hình ảnh thể hiện mạnh mẽ được điều đó làm cho mỗi chúng ta thêm yêu thương cuộc sống này nhiều hơn, nó thực sự có giá trị to lớn và có ý nghĩa sâu sắc đến cuộc sống của mỗi con người.

Cây phượng vĩ to tỏa bóng mát cho mỗi lứa học trò được vui chơi và nói chuyện dưới nó, đây là một không gian thoáng mát và rất hữu ích dành cho mỗi con người, những ý nghĩa to lớn mà nó để lại cũng thể hiện được tình cảm của thiên nhiên đối với cuộc sống của mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể nhận ra được điều đó qua những cái nhìn sâu sắc và ý nghĩa nhất, cuộc sống là những trải nghiệm và nó làm cho cuộc đời của chúng ta có ý nghĩa và giá trị hơn, niềm tin yêu và hạnh phúc của con người đều do thiên nhiên và tạo hóa ban tặng nhưng để hiểu và thấu hiểu được giá trị của nó chúng ta cần phải có những cảm nhận rất sâu sắc về sự vật đang tồn tại xung quanh chúng ta, những giá trị to lớn và thực sự có giá trị nhất dành cho cuộc đời của mỗi người, nó để lại rất nhiều những cảm nhận mới mẻ và có ý nghĩa to lớn để vô ngần.

3 tháng 2 2018

mùa hè, thứ đẹp nhất là cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát cho con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẻ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào dàn đồng ca mùa hạ.

Từ xa nhìn lại,hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời, Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân chúng to lớn, vạm vỡ, mỗi cây to đến nỗi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm xuể.Vỏ ngoài của chúng như lớp áo giáp chắn để bảo vệ cho những cô nàng hoa phượng đỏ tươi và các cậu lá non mơn mởn. Lúc này tia nắng chiếu xuống hàng phượng vĩ, làm cho hoa phượng thêm rực rỡ hơn.Trên những cây phượng, tiếng những chú ve hát khúc hát dàn đồng ca mùa hạ cất lên, khúc du dương, khúc trầm bổng...nghe rất tuyệt vời. Nơi đang vui vẻ ca hát đó là dưới tán lá của từng cây phượng xuất hiện những gương mặt thân quen khi mùa hè tới: những chú ve.Vừa nghe tiếng ve kêu vừa ngắm cành phượng vĩ đang đơm bông đỏ tươi dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè. Đúng là một khung cảnh mê hồn.

Những tiếng ve vui tai:"Ve...ve...ve..." báo hiệu đã tới mùa nghỉ hè của chúng em. Hình ảnh hàng cây phượng vĩ cùng tiếng ve giòn giã là một kỉ niệm không thể quên trong thời tuổi học trò chúng em.

13 tháng 4 2018

tk la ji

13 tháng 4 2018

kkkkkk                   OK

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.