K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2018

Vào kỳ nghỉ hè năm ngoái, Ông Trương, một ông bố người Trung Quốc đã gửi Tiểu Minh, cậu con trai 13 tuổi của mình tới nhà cô bạn người Australia sống ở Perth. Ông nói rằng muốn cậu con trai mình được mở mang tầm mắt và nhờ Mary chăm sóc cho cậu bé.

Vậy nên Mary bắt đầu “chăm sóc” cậu bé chưa vị thành niên này.

Vừa được đón từ sân bay về, Tiểu Minh kéo va ly vào phòng khách. Mary bảo cậu ngồi xuống ghế sô pha, cô có chuyện muốn trao đổi với cậu.

Mary nói một tràng dài: “Cô là bạn của cha cháu. Cháu sẽ sống ở Úc trong một tháng hè này. Cha cháu muốn nhờ cô chăm sóc cháu. Nhưng cô muốn nói với cháu rằng cô không có trách nhiệm phải chăm lo cho cuộc sống của cháu. Bởi vì cô không nợ cha cháu, ông ấy cũng không nợ cô. Cho nên giữa chúng ta là bình đẳng”. Mary dừng lại và tỏ vẻ rất nghiêm túc, nhìn cậu bé.

Tiểu Minh tròn mắt ngạc nhiên, cậu thật bất ngờ với những gì mình đang được nghe. Trước khi tới Úc cậu nghĩ rằng mình sẽ có một kỳ nghỉ thật tuyệt. Bạn của cha mình sẽ chăm sóc đặc biệt cho cậu như một người khách quý. Cậu sẽ thoải mái hưởng thụ sự chăm bẵm như cha mẹ dành cho cậu khi còn ở Trung Quốc.

Chiều con có phải cách giáo dục con tốt nhất không?. Ảnh tamsu247.com

Tiểu Minh chưa kịp tiếp tục dòng suy nghĩ miên man của mình thì Mary đã tiếp lời: “Cháu đã 13 tuổi rồi, về cơ bản cháu đã có thể tự chăm sóc cho mình. Cho nên bắt đầu từ ngày mai, cháu phải tự dậy đúng giờ. Cô không phụ trách việc gọi cháu dậy. Sau khi ngủ dậy cháu phải tự làm đồ ăn sáng. Bởi vì cô còn phải đi làm, cô không thể làm đồ ăn sáng giúp cháu được. Sau khi ăn xong cháu hãy rửa bát, đĩa sạch sẽ. Bởi vì cô không có trách nhiệm rửa bát đĩa giúp cháu. Đó không phải là trách nhiệm của cô”.

Mắt cậu bé long lanh ươn ướt, vừa hốt hoảng vừa có chút tủi thân. “Không hiểu cô ấy có phải là bạn của cha mình thực không nhỉ? Mình đã quen ngủ đã mắt. Có khi mẹ gọi lên gọi xuống, rồi dỗ dành đủ kiểu mà mình vẫn kéo chăn ngủ tiếp. Đến sát giờ đi học mới mắt nhắm mắt mở nhét vội đồ ăn sáng đã nằm ngay ngắn trên bàn vào bụng, rồi mới vội vội vàng vàng đi học. Có vẻ như ở đây mình không còn đặc quyền ý nữa rồi. Huhu… Mẹ ơi, con muốn về nhà!”

Nhưng cậu bé lại không dám phản kháng, hay nhõng nhẽo như khi ở nhà với ba mẹ. Cậu im lặng lắng nghe, thi thoảng lí nhí: “Vâng ạ, cháu biết rồi ạ!”

Mary đưa mắt ra phía xa, chỉ tay ra một căn phòng nhỏ, nói tiếp: “Phòng giặt đồ nằm ở kia, quần áo của cháu thì cháu phải tự giặt”.

“Hả? Chuyện gì nữa thế này? Từ bé đến giờ quần áo thay ra mình để ngay trong phòng, cũng chẳng buồn để tâm. Sáng nào mẹ chẳng vào giúp mình gấp chăn màn và thu dọn đồ đạc, quần áo trong phòng. Tưởng ra nước ngoài đi đây đi đó thế nào chứ, ai dè đến đây để làm việc nhà thế này. Sớm biết vậy thì ở nhà với cha mẹ thích hơn. Hic hic…”

Nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng ở đó, điều đáng ngạc nhiên hơn vẫn ở phía sau. Mary lấy từ ngăn kéo dưới gầm bàn ra một tấm bản đồ nhằng nhịt. Cô đẩy ra trước mặt Tiểu Minh, mỉm cười nói: “Ngoài ra, ở đây còn có một tấm bản đồ và thời gian biểu của xe buýt công cộng. Cháu tự xem mình muốn đi đâu chơi. Nếu có thời gian thì cô sẽ dẫn cháu đi. Nhưng nếu cô không rảnh thì cháu phải tự xem kỹ lịch trình và tuyến đường của mình rồi cháu tự đi chơi cũng được. Tóm lại là cháu phải cố gắng tự mình giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của mình. Bởi vì cô cũng có việc phải làm. Hy vọng rằng sự có mặt của cháu sẽ không mang tới sự phiền phức cho cô”.

Tiểu Minh ngơ ngác, trông rất tội nghiệp. “Huhu, Mình vẫn còn là một đứa trẻ mà. Tấm bản đồ nhằng nhịt thế này thì biết làm thế nào? Đường xá thì không quen, lỡ đi lạc thì không còn ngày về với ba mẹ nữa. Mình muốn gọi điện cho cha đón mình về quá đi mất”.

Cậu bé 13 tuổi chớp chớp mắt nhìn Mary chẳng biết phải nói gì. Chưa dừng lại ở đây Mary vẫn tiếp tục: “Cháu đừng gọi ta bằng dì. Cháu gọi ta là Mary là được rồi. Chúng ta đều bình đẳng với nhau, được chứ?”

Đột nhiên những lời này của Mary lại khiến Tiểu Minh thoáng rùng mình một cái. “Từ trước đến giờ chưa bao giờ cha mẹ coi mình như người lớn cả. Trong mắt cha mẹ mình chỉ là một đứa trẻ ham chơi, điều gì cũng phải để mắt và chăm nom cho mình cha mẹ mới yên lòng. Cô ấy đã nói vậy thì mình thử xem sao nhỉ? Cũng chỉ có một tháng thôi mà. Chẳng lẽ mình cứ mãi làm một cậu bé như khi còn ở với cha mẹ hay sao? Thử thì thử sợ gì chứ?”

Đột nhiên Tiểu Minh thấy mình cũng giống một cậu thanh niên rắn rỏi đã trưởng thành. Một cảm giác thật lạ lẫm, trước nay chưa hề thoáng qua trong đầu cậu bé.

Chúng ta, hãy cho trẻ cảm thấy mình là người lớn, và chúng có khả năng tự chăm sóc bản thân và lựa chọn của trẻ. Ảnh adweek.com

Cuối cùng khi Mary hỏi Tiểu Minh có hiểu những điều cô ấy vừa nói không, cậu bé trả lời: “Cháu hiểu rồi ạ”

“Đúng rồi, cô ấy nói không sai chút nào. Cô ấy không nợ gì cha, lại càng không nợ gì mình cả. Mình đã 13 tuổi rồi, đã là một cậu bé lớn rồi, đã có thể làm được rất nhiều việc, gồm cả việc giải quyết đồ ăn sáng và tự mình đi ra ngoài, hay đến những nơi mình thích”.

Mary nhìn Tiểu Minh mỉm cười và chỉ cho cậu căn phòng nhỏ của mình. Tiểu Minh kéo va ly vào trong phòng, khép cửa lại. Cậu hít một hơi thật dài, căng phồng lồng ngực nhỏ bé của mình. Cậu thầm nghĩ: “Thế là cuộc đời mình từ nay sẽ sang một trang khác. Mình phải tự lập rồi. Mình ơi cố lên, mình làm được mà”.

Một tháng sau, Tiểu Minh trở về nước. Cha mẹ cậu kinh ngạc phát hiện con mình như thể đã lột xác

Mẹ cậu ngỡ ngàng khi thấy cậu dậy khá sớm, đánh răng rửa mặt gọn gàng và ra ngoài tự mua đồ ăn sáng cho mình rồi đi học. Cô liếc vào phòng thì thấy giường chiếu, chăn màn đã gấp gọn gàng đâu ra đấy. Cô không còn phải chạy quanh bốn góc nhà nhặt đồ đi giặt cho con trai mình nữa.

Cha mẹ cậu còn giật mình khi phát hiện ra Tiểu Minh đã có thể quản lý mọi việc của mình rất chu toàn. Sau khi ăn cơm xong, cậu mau mắn dọn rửa bát đũa và úp ngay ngắn lên giá.

Ông Trương và vợ còn được một phen mắt tròn mắt dẹt khi lần đầu tiên thấy cậu quý tử nhà mình tự tay cầm chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Cậu cũng nhanh nhẹn thu gom quần áo của mình và ba mẹ cho vào trong máy giặt. Sau khi đèn báo kêu tít tít, cậu chạy lại lấy quần áo ra sân phơi. “Ai da, thằng bé còn biết sử dụng máy giặt khi nào nữa vậy nhỉ?”, ông Trương thầm nghĩ. Mẹ cậu còn kinh ngạc hơn khi Tiểu Minh không còn mò mẫm đêm hôm với chiếc điện thoại di động như mọi khi, mà đã biết đi ngủ đúng giờ. Cậu cũng trở nên lịch sự hơn với mọi người xung quanh…

Cha mẹ Tiểu Minh phục Mary sát đất, cứ tấm tắc khen cô với mọi người xung quanh. Ông Trương hào hứng gọi điện cho Mary và hỏi cô ấy rằng: “Cậu có phép thuật gì vậy? Chỉ trong vòng một tháng ngắn ngủi mà Tiểu Minh đã có thể trưởng thành và hiểu chuyện như vậy?”

Nhưng kỳ lạ là Mary lại trả lời rất điềm nhiên: “Ở đất nước mình những đứa trẻ tầm tuổi Tiểu Minh đều biết tự chăm lo cho bản thân và không cần người lớn phải thường xuyên bận tâm tới chúng”.

Cái này mình lấy trên mạng á, có gì bạn tham khảo nha.

13 tháng 9 2016

chủ đề của câu chuyện trên đây là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh . Câu văn thể hiện điều đó là : ......là người hết lòng ...... bệnh ( SGK Ngữ văn tập 1 lớp 6 - T44 )

29 tháng 9 2023

1. - Chọn câu chuyện: Tờ báo tường của tôi.

- Tìm ý:

+ Mở bài: Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện Tờ báo tường của tôi của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

+ Thân bài:

Lí do thích câu chuyện: Bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn; chi tiết cảm động: Mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn.

Dẫn chứng: Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”. 

+ Kết bài: Câu chuyện Tờ báo tường của tôi đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
2. Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện Tờ báo tường của tôi của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.

Câu chuyện Tờ báo tường của tôi đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
3. Em đọc soát và sửa lỗi nếu có.

7 tháng 3 2024

Ngay từ ngày bé, em đã được nghe bà kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt nhớ lời bà dặn là: "Chị em con trong nhà phải nhường nhịn chia sẻ cho nhau". Nhờ câu chuyện nên em đã hiểu và tình thương yêu của gia đình dành cho mình. Câu chuyện này là câu chuyện ý nghĩa nhất đối với em. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em. Em rất thích câu chuyện này

17 tháng 11 2021

Ai ai trong chúng ta cũng đều cần những tấm lòng yêu thương, nhân ái của người với người để giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Có được lòng yêu thương, sự nhân ái, đùm bọc của mọi người, chúng ta sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa và ấm áp hơn. Tình thương yêu, lòng nhân ái không chỉ được thể hiện giữa các thành viên trong gia đình mà nó cần được lan rộng giữa người với người, không kể già, trẻ, lớn, bé, không kể giàu nghèo...

Dưới đây hãy cùng lắng nghe những câu ca dao tục ngữ về yêu thương con người hay đã được ông cha ta đúc kết từ bao đời nay để càng hiểu hơn về những bài học quý báu này bạn nhé.

17 tháng 11 2021

Tham khảo

Thương người như thể thương thân.

 

Chỉ gói gọn trong 6 từ đơn giản, thế nhưng câu ca dao tục ngữ về lòng yêu thương con người này lại có ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Tình yêu thương xuất phát từ đáy lòng, sự yêu thương mọi người trong gia đình, yêu thương đồng bào, đồng chí cũng giống với yêu thương chính bản thân mỗi người vậy.

 

 

22 tháng 6 2020

thế ông chơi mình

22 tháng 6 2020

Bài làm:

Bà nội của em đã mất cách đây 3 năm, em vẫn nhớ mãi những ngày còn thơ dại, bà bồng bế, dìu dắt yêu thương em hết lòng. Chỉ tiếc rằng bắc Nam xa cách em không có dịp về thăm bà nhiều hơn.

Ấn tượng của em về bà rất mơ hồ, em chỉ nhớ rằng bà rất đẹp và có dáng cao gầy, tuy nhiên ông trời chẳng cho ai tất cả, tuy cho bà mỹ mạo nhưng lại để cho bà cả căn bệnh suy thận quái ác, khiến cuộc đời bà gắn liền với bệnh viện với thuốc men. Ngày em 3, 4 tuổi, vì cha mẹ không có điều kiện chăm nom nên gửi chị em em về quê cho ông bà chăm sóc. Bà là người thương chúng em nhất nhà, đi đâu chơi bà cũng dẫn chị em chúng em theo. Thuở ấy bệnh của bà còn chưa trở nặng, bà vẫn đi chợ mỗi buổi sớm, có lúc bà đưa em theo, có lúc để chúng em ở nhà rồi mang về cho chúng em cái bánh rán, cốc chè đậu hay là nắm xôi bọc trong lá chuối,... Dù đã lâu rồi không còn ăn những thứ quà quê dân dã ấy, thế nhưng em vẫn nhớ mãi mùi vị ngon ngọt, chắc có lẽ là bởi trong ấy có gói ghém cả tình yêu thương của bà nội em chăng? Những ngày chị em em bị ốm, bà cũng là người chăm lo hết mực, thức trắng đêm để canh cho chúng em được giấc ngủ ngon lành. em không còn nhớ rõ, những ấn tượng về dáng bà bên cạnh chiếc đèn dầu tù mù vẫn còn mãi khắc ghi. Ngày bà mất, chúng em ở miền nam, xa xôi không thể về kịp để nhìn mặt bà lần cuối, bà cứ mong mãi, nghe người nhà kể lại mà em chực trào nước mắt, càng nghĩ lại càng thương bà hơn.

Nay em đã lớn, mỗi lần về thăm quê em vẫn cùng bố ra thăm mộ bà trước tiên, kể cho bà nghe những chuyện vặt vãnh và để bà thấy đứa cháu năm xưa mà bà hết lòng thương yêu nay đã lớn. Mong rằng ở thế giới bên kia bà sẽ thật vui vẻ và hạnh phúc.

       tham khảo trên lazi

16 tháng 7 2018

Các câu đúng:

- Nó rất thân ái với bạn bè

- Bố mẹ rất lo lắng cho con

- Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con

- Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam

- Tôi tặng anh Nam quyển sách này

Câu sai

- Nó rất thân ái bạn bè

- Bố mẹ rất lo lắng cho con

- Tôi tặng quyển sách này anh Nam

8 tháng 3 2021

Em tham khảo bài chị đã viết và được cô Ly chấm nhé:

Không có mô tả.

25 tháng 10 2016

1. Lòng yêu thương là sự sẻ chia những gì mình có cho mọi người, nó xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm và tinh thần đồng loại của con người với con người trong xã hội.

2.

Bầu ơi thương nấy bí cùng
Tuy rằng khác rống nhưng trung một giàn
_______
Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ
--------------------
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chum lại nên hòn núi cao
------------------
Cá không ăn muối cá ươn .

-Anh em cốt nhục đồng bào,
Kẻ sau người trước phải hào cho vui.
Lọ là ăn thịt ăn xôi,
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
- Gương không có thuỷ gương mờ,
Thuyền không có lái lửng lơ giữa dòng.
Mong sao nghĩa thuỷ tình chung,
Cho thuyền cập bến gương trong ngàn đời.
- Đó nghèo thì đây cũng nghèo
Hai ta như bọt với bèo dưỡng nhau.
- Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Em ơi chua ngọt đã từng,
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
-Anh em như chân tay.
- Có anh có chị mới hay ,
Không anh không chị như cây một mình.
- Quen nhau từ thuở hàn vi,
Bây giờ sang trọng há chi bần hàn.
- Thương người như thể thương thân.
-Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Chia ngọt sẻ bùi.

26 tháng 10 2016

Câu 2: Trả lời:

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.